Ứng cử viên Tổng thống Mỹ Joe Biden - người mang 'phép màu' mới đến Trung Đông?

TGVN. Nếu thắng cử và trở thành Tổng thống Mỹ, ông Joe Biden sẽ có một cách tiếp cận khác và khu vực Trung Đông sẽ phải chuẩn bị cho một chính sách đối ngoại “dẫn đầu từ phía sau” của Mỹ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Lý do nữ cố vấn Nhà Trắng thân cận nhất với Tổng thống Trump bất ngờ từ chức
Bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020: Bỏ phiếu qua thư có khả thi?
ung cu vien tong thong my joe biden nguoi se dua nuoc my vuot qua vach nui treo leo
Ứng cử viên Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có những hướng đi rõ ràng ở Trung Đông. (Nguồn: Getty Images)

Mỹ sẽ không từ bỏ Trung Đông

Hội nghị trực tuyến đầu tiên trong lịch sử của đảng Dân chủ Mỹ được coi là màn trình diễn đầy hào nhoáng về tầm nhìn của đảng này trong những năm đầy thử thách phía trước nếu ứng cử viên tổng thống Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.

Trong bối cảnh hàng triệu người Mỹ không có việc làm, các trường học đóng cửa, cơ sở chăm sóc y tế phải căng mình đối phó với đại dịch Covid-19 và lo ngại về việc nền kinh tế lớn nhất thế giới phải thích ứng với "trạng thái bình thường mới" ngày càng gia tăng, những ý tưởng cụ thể để đối phó với cuộc khủng hoảng này của ông Joe Biden có khả năng gây được tiếng vang lớn với cử tri.

Tuy nhiên, đối với phần còn lại của thế giới, các sự kiện chính diễn ra trong ngày thứ hai của đại hội lại được quan tâm nhiều hơn, khi đảng Dân chủ đã nêu bật được những kinh nghiệm đối ngoại phong phú của cựu Phó tổng thống Joe Biden, không chỉ với tư cách là thành viên của chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama mà còn là chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện.

Thông điệp phát đi là ông Biden có kinh nghiệm, đủ năng lực và dũng khí để đưa nước Mỹ vượt qua “vách núi” cheo leo và đầy bất trắc phía trước. Thế giới đang chứng kiến giai đoạn đơn cực cũ đang nhường chỗ cho một "mớ" địa chính trị hỗn độn của chủ nghĩa đa phương, khu vực hóa và chủ nghĩa can thiệp mạnh tay. Không thể quay lại thời kỳ Nhà Trắng dẫn đầu trật tự thế giới và sẽ là quá rủi ro nếu nước Mỹ đột ngột biến mất hoàn toàn khỏi Trung Đông.

May mắn thay, cả 7 đoạn nói về Trung Đông trong cương lĩnh của đảng Dân chủ năm 2020 đều cho thấy rõ ràng rằng Mỹ sẽ không từ bỏ khu vực này. Thật vậy, kế hoạch cắt giảm quân theo kế hoạch ở Afghanistan và Iraq phần nào gây lo ngại, nhưng với việc chi tiêu quốc phòng của Mỹ tăng lên, đó có lẽ là dấu hiệu khác của một thế giới đang thay đổi, nơi số lượng binh sĩ không còn là thước đo đáng tin cậy cho các cam kết của Mỹ.

Trên thực tế, cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đều mong muốn khép lại giai đoạn can thiệp quân sự quy mô lớn ở nước ngoài và bị sa lầy vào các cuộc chiến không hồi kết, đồng thời quay trở lại mô hình chính sách Trung Đông tập trung vào các đồng minh và đối tác. Do đó, một chính quyền Joe Biden có khả năng tránh xung đột bạo lực, ngay cả khi mối đe dọa về chủ nghĩa khủng bố còn hiện hữu, chắc chắn sẽ thực hiện chính sách ngoại giao thực dụng, phi ý thức hệ, tập trung vào sức mạnh kinh tế, quyền lực mềm và các mối quan hệ cân bằng.

Bất chấp những lời chỉ trích không thể tránh khỏi vì không hoàn toàn rời xa chính sách đối ngoại mà chính quyền Donald Trump đã thiết lập và thất bại, khu vực Trung Đông sẽ phải chuẩn bị cho một chính sách đối ngoại “dẫn đầu từ phía sau” của Mỹ.

Nói cách khác, chính quyền của ông Biden sẽ tránh tái can dự vào Iraq và Syria, đồng thời thúc giục các đồng minh đang sa lầy ở Libya và Yemen cam kết thúc đẩy đàm phán. Trong những vấn đề vẫn cần phô trương sức mạnh, chẳng hạn như ngăn chặn tầm ảnh hưởng của Nga hoặc “chủ nghĩa phiêu lưu” ngông cuồng của Tehran, một liên minh các quốc gia vùng Vịnh, Israel và Ai Cập sẽ dần gánh vác nhiều hơn các nghĩa vụ quân sự của Washington, bên cạnh vai trò cố vấn của Mỹ.

Phong cách Joe Biden đã được định hình

Thỏa thuận gần đây giữa Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Israel gần như là điều kiện thuận lợi cho tầm nhìn chính sách đối ngoại đa cực theo phong cách của ông Biden. Hiệp ước này là một bước tiến lớn trong cuộc chơi lâu dài của Washington nhằm biến Iran, chứ không phải Israel, trở thành mục tiêu đằng sau việc tái tổ chức và thống nhất các lợi ích khác nhau trong khu vực. Chính quyền Trump coi sự phát triển này như một thành tựu lớn của họ, và thỏa thuận UAE-Israel là đỉnh cao của chiến lược kiên nhẫn nhằm cô lập Tehran.

Tương lai chính sách của Mỹ trong khu vực Trung Đông sẽ dựa trên mối quan hệ giữa Israel và các đồng minh Arập của Washington. Với việc các quốc gia Arập khác có thể sẽ theo bước Ai Cập, Jordan và UAE tiến tới bình thường hóa quan hệ với Israel, Washington đang tiến gần hơn đến các điều kiện lý tưởng để thúc đẩy an ninh và ổn định khu vực, cũng như bảo vệ các lợi ích chung. Ngoài ra, kế hoạch sáp nhập ở Bờ Tây của Israel sẽ bị dừng lại, trong khi mối quan hệ ngày càng sâu sắc hơn với thế giới Arập cũng khiến Israel có thể phải cân nhắc gác lại hoàn toàn kế hoạch này.

Với mục tiêu kiềm chế các hoạt động của Iran mà không cần sử dụng sức mạnh quân sự, ông Biden rất muốn lôi kéo Tehran trở lại với một "bản cập nhật" của thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, có tên gọi chính thức là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).

Có rất nhiều khía cạnh tích cực của chủ nghĩa đa phương thận trọng. Kinh nghiệm dày dặn của ông Joe Biden và sự khôn ngoan trong hàng ngũ cố vấn chính sách của ông có thể là yếu tố then chốt trong việc định hình một Trung Đông mới. Dù chủ nghĩa biệt lập và thiên hướng dàn xếp song phương của chính quyền Tổng thống Trump vẫn có điểm hấp dẫn đối với một số đồng minh khu vực, song kết quả cuộc bầu cử vào tháng 11 tới sẽ là minh chứng rõ nét nhất cho thấy cử tri Mỹ có chấp thuận sự thay đổi vĩnh viễn khỏi các can thiệp của chủ nghĩa biệt lập cũ ở Trung Đông và chuyển sang “ngoại giao thực dụng”, tập trung vào hợp tác và lợi ích chung hay không.

Em trai Tổng thống Mỹ, Robert Trump, qua đời

Em trai Tổng thống Mỹ, Robert Trump, qua đời

TGVN. Ngày 15/8, truyền thông Mỹ đưa tin, em trai Tổng thống Mỹ Donald Trump là Robert Trump đã qua đời tại bệnh viện ở ...

Thỏa thuận UAE-Israel: Thủ tướng Netanyahu chỉ 'trì hoãn sáp nhập Bờ Tây', ông Trump đã nắm được tấm vé vàng?

Thỏa thuận UAE-Israel: Thủ tướng Netanyahu chỉ 'trì hoãn sáp nhập Bờ Tây', ông Trump đã nắm được tấm vé vàng?

TGVN. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hoan nghênh thỏa thuận do Mỹ làm trung gian nhằm bình thường hóa quan hệ giữa nhà nước Do ...

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Bốn lý do lựa chọn Kamala Harris của ông Joe Biden

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Bốn lý do lựa chọn Kamala Harris của ông Joe Biden

TGVN. Lựa chọn Thượng nghị sỹ bang California Kamala Harris làm phó tướng là quyết định thú vị của ông Joe Biden, song liệu có ...

Thu Hiền (theo AFP, AP)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Mỹ 2020

Xem nhiều

Đọc thêm

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai tiếp Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio chào từ biệt

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai tiếp Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio chào từ biệt

Đại sứ Yamada Takio khẳng định, dù ở cương vị nào cũng sẽ nỗ lực, ủng hộ cho phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao kết quả hợp tác của Hội Luật gia Liên bang Nga và Hội Luật gia Việt Nam thời gian qua.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng thứ Hai Bộ Ngoại giao Brunei

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng thứ Hai Bộ Ngoại giao Brunei

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ Hai Bộ Ngoại giao Brunei Daruusalam.
XSMB 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 24/4/2024. dự đoán XSMB 24/4/2024

XSMB 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 24/4/2024. dự đoán XSMB 24/4/2024

XSMB 24/4 - trực tiếp xổ số miền Bắc hôm nay 24/4/2024. kết quả xổ số ngày 24 tháng 4. xổ số miền Bắc thứ 4. xổ số hôm nay ...
XSMT 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024. SXMT 24/4/2024

XSMT 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024. SXMT 24/4/2024

XSMT 24/4 - trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024. xổ số miền Trung thứ 4. SXMT 24/4. KQXSMT thứ 4
XSMN 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024

XSMN 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024

XSMN 24/4 - xổ số hôm nay 24/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay, thứ 4 ngày 24/4/2024. XSMN thứ 4. xổ số miền Nam ngày ...
Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko tuyên bố, đến năm 2030, Nga sẽ nằm trong số 5 nước dẫn đầu thế giới về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

Mỹ và các đối tác châu Âu không có ý định mở rộng sự hiện diện của NATO ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ đã bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút hơn 1.000 nhân viên khỏi quốc gia châu Phi này sau gần một thập kỷ hiện diện.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq đã ký kết thỏa thuận khung chiến lược nhằm tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, năng lượng và kinh tế giữa hai nước.
Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Trong chưa đầy một tuần, Đức đã thông báo tiến hành các cuộc bắt giữ nhiều cá nhân mà Berlin cáo buộc làm gián điệp cho Nga và Trung Quốc.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động