Mục tiêu cấp bách lúc này là phải khẩn trương phục hồi thị trường lao động. (Nguồn: TTXVN) |
Trong 3 quý đầu năm 2021, thị trường lao động nước ta phải đối mặt với những tác động tiêu cực khi số người có việc làm giảm sâu, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng cao. Đồng thời, thu nhập bình quân tháng của người lao động sụt giảm nghiêm trọng so quý trước và cùng kỳ. Bên cạnh đó, còn xuất hiện xu hướng dịch chuyển lao động đáng kể từ trung tâm kinh tế lớn về các tỉnh, từ thành thị về nông thôn.
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, mặc dù đã xuất hiện một vài khởi sắc qua số liệu tăng trưởng trong 3 tháng cuối năm, tuy nhiên dự kiến tình trạng thiếu hụt nhân công sẽ bắt đầu chuyển biến xấu vào quý I năm 2022, thời điểm mà nhu cầu sản xuất chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán tăng cao.
Lúc này, các doanh nghiệp sẽ quay trở lại hoạt động tối đa công suất dẫn đến việc thiếu hụt một lượng lớn lao động. Dự kiến trong năm 2022, số lao động có nhu cầu tuyển dụng khoảng 700 nghìn người.
Giải pháp thu hút người lao động trở lại trong bối cảnh đại dịch
Trước tiên là cần có những giải pháp thiết thực và kịp thời nhằm hỗ trợ khó khăn cho người lao động trong thời gian phòng, chống dịch. Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh & Xã hội Lê Văn Thanh cho biết, nguy cơ thiếu hụt lao động sẽ được ngăn chặn nếu như có các giải pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và bảo đảm an sinh xã hội, sức khỏe cho người lao động trong điều kiện trạng thái “bình thường mới”.
Cụ thể, cần thực hiện các chế độ bảo đảm an toàn phòng, chống dịch cho người lao động để người lao động yên tâm sản xuất, kinh doanh. Theo đó, cần đẩy nhanh tốc độ đàm phán, nhập và tổ chức tiêm vaccine để đạt được miễn dịch cộng đồng, đặc biệt ưu tiên cho các lao động tuyến đầu, lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch, logistics, xuất nhập khẩu… để duy trì sản xuất, ngăn chặn tình trạng đứt gãy chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.
Theo Cục Việc làm, cần có thêm các chính sách hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp, người lao động như giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại thời gian trả nợ, giảm các phí, lệ phí… hỗ trợ người lao động trực tiếp như giảm lãi suất vay ngân hàng, giảm giá điện, nước, xăng… Đồng thời, có chính sách hỗ trợ đảm bảo đời sống an sinh của lao động ngoại tỉnh, lao động tự do để người lao động vượt qua khó khăn trong đại dịch, cũng như sẵn sàng chuẩn bị nhân lực để phục hồi sản xuất kinh doanh.
Tin liên quan |
ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa: Phải đặt nhóm yếu thế vào trung tâm của các chính sách an sinh xã hội |
Thứ hai là chú trọng các giải pháp đào tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh kết nối thông tin cung - cầu giữa người lao động và doanh nghiệp.
Theo đó, cần có các chương trình, chính sách khuyến khích thanh niên và lao động trẻ, đặc biệt là những người không có việc làm, tích cực học tập nâng cao trình độ để sẵn sàng chủ động gia nhập thị trường lao động với hành trang là các kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong thời đại kỷ nguyên số 4.0, phục hồi sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, các đơn vị cần tổ chức nắm chắc nguồn lao động để kịp thời có những chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ di chuyển, nhà ở… để đưa lao động tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, phục hồi sản xuất; nhanh chóng thiết lập hệ thống thông tin thị trường lao động, kịp thời dự báo, cung cấp thông tin thị trường lao động đầy đủ, chính xác để kết nối cung-cầu lao động, hạn chế sự mất cân đối cung cầu lao động cục bộ.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần phải đưa ra và thực hiện kế hoạch chuyển tiếp nhằm hoạt động bình thường trở lại.
| Hơn 45 nghìn lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài trong năm 2021 Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2021 là 45.058 ... |
| Trưởng đại diện WHO: Việt Nam ứng phó với Covid-19 kịp thời, mạnh mẽ và dứt khoát Trưởng đại diện WHO đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc ngăn chặn thành công các đợt bùng phát dịch Covid-19. |