Ứng viên Pháp dưới lăng kính truyền thông quốc tế

Lưu Huỳnh
Trong khi nhiều tờ báo quốc tế tỏ ra quan ngại về viễn cảnh chiến thắng của bà Marine Le Pen sau vòng hai, không ít người cho rằng ông Emmanuel Macron tái cử Tổng thống Pháp chưa hẳn đã là điều tốt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bầu cử tổng thống Pháp: Tổng thống Macron dẫn trước đối thủ, bà Le Pen tuyên bố sẽ đoàn kết đất nước nếu được bầu. (Nguồn: FT)
Bầu cử tổng thống Pháp: Tổng thống Macron dẫn trước đối thủ, bà Le Pen tuyên bố sẽ đoàn kết đất nước nếu được bầu. (Nguồn: FT)

Sau khi kết quả bầu cử vòng đầu cho thấy Tổng thống Pháp đương nhiệm Emmanuel Macron và Chủ tịch đảng Tập hợp Quốc gia (RN) Marine Le Pen sẽ đối đầu ở vòng hai, báo chí nước ngoài tại Pháp đã liên tục cảnh báo về hệ quả với thế giới một khi phe cực hữu chiến thắng, song cũng chỉ trích ông chủ Điện Elysees vì đã tạo điều kiện cho sự trỗi dậy này.

Báo Libération (Pháp) ngày 19/4 tổng hợp một số ý kiến đáng chú ý.

Trước hết, giới truyền thông quốc tế tại Pháp tỏ ra quan ngại về trật tự thế giới mà một nhiệm kỳ Tổng thống của bà Le Pen có thể mang lại.

Ông Roger Cohen, trưởng cơ quan thường trú của tờ New York Times (Mỹ) nói “những hậu quả không thể lường trước và gây xáo trộn” cho cả cộng đồng quốc tế nếu bà Le Pen đắc cử.

Khi đó, Pháp có thể sẽ rút khỏi khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) và làm đảo lộn liên minh quân sự lịch sử này: “Bà Marine Le Pen đang thể hiện một quan điểm khiến người ta nhớ đến nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Quan điểm của bà dường như sẽ đe dọa trực tiếp đến nỗ lực của NATO trong việc vũ trang cho Ukraine và trừng phạt Nga".

Tương tự, cựu Đại sứ Anh tại Pháp Peter Ricketts cho rằng kế hoạch của bà Marine Le Pen, vốn được lấy cảm hứng từ Thủ tướng Hungary Viktor Orbán, có thể cô lập Pháp trên trường quốc tế, rời xa các đối tác truyền thống và xích lại gần hơn với Nga: “Theo những gì bà Le Pen đã đề xuất, nước Pháp-dưới sự lãnh đạo của bà-sẽ trở thành một đồng minh rất nguy hiểm đối với Anh bởi bà có kế hoạch rời bỏ bộ chỉ huy quân sự của NATO, đàm phán lại liên minh với Mỹ, trở nên dân tộc chủ nghĩa hơn trong việc mua sắm trang thiết bị quốc phòng, theo đuổi quan hệ đối tác chiến lược với Nga trong mọi lĩnh vực”.

Ông cũng bác bỏ quan điểm rằng một nước Pháp theo chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa chủ quyền của bà Marine Le Pen sẽ trở thành một đồng minh tự nhiên của láng giềng Anh thời hậu Brexit dưới chính phủ Thủ tướng Boris Johnson.

Phóng viên Sean O'Grady của tờ The Independent (Anh) nhận định nhiệm kỳ năm năm của bà Le Pen sẽ là “mối đe dọa chết người đối với sự ổn định của lục địa già và các giá trị tự do của phương Tây”.

Đặc biệt, giới truyền thông quốc tế cho rằng Pháp đang chia rẽ hơn bao giờ hết. Chiến dịch tranh cử của ông Macron chưa thể xoa dịu làn sóng chống lại nhà lãnh đạo này.

Tuần báo Die Zeit (Đức) đăng tải những lời chỉ trích và liệt kê các biện pháp thiên hữu mà ông Macron đã thực hiện trong suốt năm năm qua như quan ngại của ông Macron dòng người di cư bất thường tới châu Âu ngay khi Taliban nắm quyền tại Afghanistan tháng 8/2021. Nhật báo Le Temps (Thụy Sỹ) cho rằng “thách thức trong vòng hai chính là sự rạn nứt của nước Pháp.”

Tờ Hospodarske Noviny (Czech) lại nói về hình ảnh “sứt mẻ” của ông Macron khi chưa thể giải quyết triệt để các quan tâm của cử tri Pháp, đồng thời đánh giá cao bà Le Pen khi đã “biết cách xây dựng chiến dịch vận động của mình dựa trên mối quan tâm kinh tế của cử tri.

Tương tự, tờ New York Times nhận định: “Nhà lãnh đạo cực hữu đã xuất hiện mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Bà không ngừng tập trung vào những khó khăn kinh tế của các cử tri bình dân”.

Khi đó, người chiến thắng vòng hai bầu cử cuộc Tổng thống Pháp, dù là ông Macron hay bà Le Pen, sẽ còn nhiều việc phải làm để khôi phục lòng tin của cử tri và cộng đồng quốc tế.

Bầu cử tổng thống Pháp: Ứng viên cực hữu Marine Le Pen và màn 'lột xác' ngoạn mục

Bầu cử tổng thống Pháp: Ứng viên cực hữu Marine Le Pen và màn 'lột xác' ngoạn mục

Ứng cử viên Tổng thống Pháp Marine Le Pen đang cố gắng định hình lại hình ảnh và được đánh giá là sẽ mang tới ...

Bầu cử tổng thống Pháp: Thành tích kinh tế có thể 'giữ chân' Tổng thống Macron ở lại Điện Elysée?

Bầu cử tổng thống Pháp: Thành tích kinh tế có thể 'giữ chân' Tổng thống Macron ở lại Điện Elysée?

Liệu thành tích kinh tế của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vượt trội hơn hai người tiền nhiệm có phải là yếu tố giúp ông ...

(theo Libération)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Pháp 2022

Đọc thêm

(Trực tuyến) Bàn tròn: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta

(Trực tuyến) Bàn tròn: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta

Báo Thế giới & Việt Nam tường thuật trực tiếp cuộc trao đổi với hai nhà ngoại giao trong chương trình: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta.
Mazda ra mắt mẫu sedan chạy điện hoàn toàn mới thay thế Mazda6?

Mazda ra mắt mẫu sedan chạy điện hoàn toàn mới thay thế Mazda6?

Liên doanh của Mazda tại Trung Quốc được cho là sẽ ra mắt một mẫu sedan chạy điện hoàn toàn mới thay thế cho Mazda6.
Suri Cruise che ô màu hồng và chọn hoa trắng trong ngày sinh nhật tuổi 18

Suri Cruise che ô màu hồng và chọn hoa trắng trong ngày sinh nhật tuổi 18

Ngày 18/4, Suri - con gái của tài tử Tom Cruise và diễn viên Katie Holmes - cài hoa trên tóc và che ô hồng đi mua hoa trong sinh ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 20/4. Lịch âm hôm nay 20/4/2024? Âm lịch hôm nay 20/4. Lịch vạn niên 20/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/4/2024: Tuổi Mùi tài lộc tiêu hao

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/4/2024: Tuổi Mùi tài lộc tiêu hao

Xem tử vi 20/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 20/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Cận cảnh siêu xe McLaren 750S Spider vừa ra mắt tại Việt Nam, giá khởi điểm 21,7 tỷ đồng

Cận cảnh siêu xe McLaren 750S Spider vừa ra mắt tại Việt Nam, giá khởi điểm 21,7 tỷ đồng

Siêu xe mui trần McLaren 750S Spider vừa ra mắt tại thị trường Việt Nam với những nâng cấp vượt trội, đi kèm mức giá khởi điểm 21,7 tỷ đồng.
Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Tối 18/4 theo giờ địa phương (tức sáng 19/4 theo giờ Hà Nội), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.
Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng giải tán cánh vũ trang, tiếp tục là đảng chính trị sau khi công nhận Nhà nước Palestine độc lập dựa trên đường biên giới năm 1967.
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran khẳng định sẽ không ngần ngại đưa ra phản ứng 'quyết đoán, gây hối tiếc và răn đe' để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia nếu Israel trả đũa.
Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc với nội dung mở đường cho Palestine trở thành thành viên đầy đủ của cơ quan này.
Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/4.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động