Mía còn có tên gọi khác là cây cam giá và trong Đông y, nó được mệnh danh là thang thuốc phục mạch có tác dụng thanh nhiệt, chữa suy nhược cơ thể, ho, hen, nôn mửa, tình trạng hoảng hốt, tâm thần bất định…
Trong mía chứa các chất giàu dinh dưỡng như đường saccaro, canxi, crôm, kẽm, vitamin (A, B1, B2, B3, B5, B6, C), phytonutrient, chất chống oxy hóa, protein và chất xơ hòa tan cần thiết cho cơ thể.
Do đó, nước mía có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe, như sau:
Cung cấp năng lượng tức thì cho cơ thể
Trong nhiều nghiên cứu, mía có chứa lượng đường tự nhiên cao, nước mía giúp bổ sung chất lỏng, chất điện giải, ngăn ngừa tình trạng mất nước. Đặc biệt, nước mía giúp cải thiện hiệu suất tập luyện, giúp cơ thể khôi phục năng lượng sau tập luyện, xua tan mệt mỏi.
Bảo vệ gan
Nhờ thành phần vitamin C, phenolic và flavonoid, mía có tác dụng giúp giải độc gan, kháng viêm, kháng virus và ngăn ngừa dị ứng, hỗ trợ sức khỏe gan. Ngoài ra, flavonoid trong nước mía có khả năng ngăn chặn sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư; canxi, kali, magie, mangan và sắt trong mía cũng hỗ trợ ngăn ngừa căn bệnh hiểm nghèo này.
Hỗ trợ tiêu hóa, ngừa sỏi thận
Kali trong nước mía giúp bạn cân bằng độ pH trong dạ dày, hỗ trợ việc tiết dịch vị tiêu hóa và góp phần giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.
Cũng nhờ vào khả năng làm tăng lượng protein trong cơ thể mà nước mía rất tốt cho thận. Với thành phần khoảng 70-75% nước, có tính dưỡng ẩm tốt giúp cơ thể ngăn chặn và loại bỏ sỏi thận hiệu quả.
Nếu bạn có bệnh dạ dày hay táo bón, hãy thêm mía vào thực đơn hàng ngày để lượng kali trong nước mía giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
Điều chỉnh đường huyết
Mặc dù nước mía có lượng đường lớn, nhưng đây là đường tự nhiên, nhờ vậy, mía được được xếp vào nhóm đồ uống có chỉ số đường huyết thấp. Nếu dùng vừa phải, loại nước này giúp ngăn lượng đường trong máu tăng đột biến. Song, nếu dùng quá nhiều sẽ khiến tổng lượng đường trong máu tăng lên.
Chống lão hóa, làm đẹp da và cải thiện vấn đề về răng
Axit alpha hydroxy trong nước mía giúp ngăn ngừa mụn trứng cá, làm đều màu da. Bên cạnh đó, thành phần flavonoid và chất chống oxy hóa dồi dào trong nước mía giúp giảm nếp nhăn, đồi mồi, chống lão hóa và tái tạo làn da.
Cùng với đó, nhờ canxi và photpho, khi sử dụng nước mía sẽ giúp bảo vệ men và chống sâu răng, việc uống nước mía cũng có thể giúp cải thiện vấn đề hôi miệng.
Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, nhưng vì có nhiều đường nên cần uống nước mía đúng cách. Chuyên gia khuyên bạn chỉ nên uống dưới 240ml mỗi ngày, không nên để nước mía đã ép ngoài không khí quá lâu vì dễ gây nhiễm khuẩn.
Người sử dụng mắc tiểu đường, hệ tiêu hóa kém, đang mang thai hoặc giảm cân không nên uống nước mía quá nhiều.
| Tám loại đồ uống tự nhiên hỗ trợ giấc ngủ ngon, tốt cho sức khỏe Trà hoa cúc, sữa hạnh nhân, sữa ấm hay trà xanh đã khử caffein... vừa tốt cho sức khỏe vừa hỗ trợ giấc ngủ ngon. |
| Người mắc mỡ máu cao cần hạn chế sử dụng những thực phẩm này trên mâm cỗ ngày Tết Các món ăn ngày Tết thường chứa nhiều cholesterol, chất béo, đường, đạm... tác động xấu đến các chỉ số mỡ máu. Để bảo vệ ... |
| 5 thói quen ăn uống, sinh hoạt hằng ngày giúp giảm cân nhanh hơn Chế độ ăn chiếm đến 70% đối với hiệu quả giảm cân, vì vậy, "bảo toàn" 70% này thông qua thói quen ăn uống, sinh ... |
| Ngủ và uống nước có làm giảm nồng độ cồn? Theo Đại học Bowling Green State, uống nước và ngủ sẽ không đẩy nhanh quá trình giảm nồng độ cồn. Ngoài ra, việc sử dụng ... |
| Cách đơn giản để loại bỏ tới 80% hạt vi nhựa trong nước uống hằng ngày Mới đây, một nghiên cứu của các nhà khoa học ở Tế Nam, Trung Quốc, đã tiết lộ một giải pháp đơn giản và hiệu ... |