Vấn đề người di cư: Khó khăn trong thỏa thuận EU - Thổ Nhĩ Kỳ

Thỏa thuận này có thể tan vỡ trong vài tháng bởi chẳng bên nào có vẻ sẽ thực hiện được những cam kết của mình.  
Theo dõi Baoquocte.vn trên
va n de nguo i di cu kho khan trong tho a thuan eu tho nhi ky
Sự hợp tác chiến lược giữa Thổ Nhĩ Kỳ và EU liệu có tan vỡ ? (Nguồn: SigmaLive)

Ngày 18/3, cả Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đều mỉm cười khi ký vào bản thỏa thuận mà theo đó Ankara sẽ nhận trở lại tất cả những người di cư và tị nạn đi qua Thổ Nhĩ Kỳ để tới Hy Lạp. Đổi lại, EU sẽ hỗ trợ thêm tài chính, xúc tiến việc miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ và đàm phán việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU.

Song với Thổ Nhĩ Kỳ, hạn chế dòng người nhập cư tới châu Âu sẽ đòi hỏi phải bố trí lại bộ máy an ninh để ngăn chặn nạn buôn người vào thời điểm mà Tổng thống Tayyip Erdogan có những áp lực cần được ưu tiên giải quyết hơn. Với Hy Lạp, để có thể xử lý và gửi trả những người di cư đang tiếp tục cập bến thì cần phải thay đổi hệ thống tư pháp và quy chế tị nạn trong điều kiện tài chính hạn hẹp và hỗ trợ không thường xuyên của EU.

Tòa án Nhân quyền châu Âu coi hệ thống luật pháp của Hy Lạp còn yếu kém tới mức đã phán quyết rằng, việc trả người tị nạn từ các nước châu Âu khác về Hy Lạp là vô nhân đạo. Thỏa thuận mới có hiệu lực từ ngày 20/3 và đợt trả người di cư đầu tiên dự kiến tiến hành vào ngày 4/4. Một nhà ngoại giao EU cho rằng, điều đó cũng giống như mong Hy Lạp trở thành Hà Lan chỉ trong một ngày.

Khó giữ lời

Với EU, để tái định cư cho hàng ngàn người Syria tị nạn hợp pháp tới từ Thổ Nhĩ Kỳ - một đổi một với những người Syria bị trả về từ Hy Lạp - sẽ đòi hỏi phần lớn các nước thành viên phải nhận thêm người tị nạn nhiều hơn mức mà họ sẵn sàng. Trong bối cảnh phong trào phản đối nhập cư hiện diễn ra ở nhiều nước, đó có thể là một đòi hỏi quá cao.

Hy Lạp đang phải đối phó với thách thức lớn về tài chính với 43.000 người di cư bởi các nước láng giềng phía Bắc đã khóa cửa biên giới, trong khi dòng người di cư vẫn đang đổ về đây mỗi ngày, dù với tốc độ chậm hơn. Mùa Hè sắp tới, khi thời tiết biển thuận lợi, dòng người di cư sẽ ồ ạt đổ về Hy Lạp như Hè năm ngoái. Trong khi đó, việc miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ từ cuối tháng Sáu tới cũng đòi hỏi một bước nhảy vọt về niềm tin, bởi Ankara cho tới giờ mới đáp ứng chưa được một nửa trong số 72 điều kiện cần thiết.

Về đàm phán gia nhập Liên minh, EU cố gắng né tránh chướng ngại là Cyprus bằng cách đồng ý hạn chế tiến trình đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ ở tốc độ "sên bò" trong lĩnh vực chính sách - ngân sách, lĩnh vực mà Cyprus chưa gây trở ngại. Điều này có liên quan tới việc Ankara từ chối mở cửa các cảng và sân bay Thổ Nhĩ Kỳ cho người Cyprus đi lại. Điều khoản bổ sung trong Thỏa thuận cũng nhắc nhở Ankara về cam kết của mình với liên minh Hải quan EU - Thổ Nhĩ Kỳ, theo đó, nước này phải mở cửa các cảng của mình. Nếu may mắn, vấn đề rắc rối với Cyprus có thể không ảnh hưởng gì tới thỏa thuận di cư trong nhiều tháng, để dành thời gian cho những cuộc đàm phán hòa bình hiện đang được tiến hành mà có thể đem tới sự tái thống nhất cho hòn đảo phía Đông Địa Trung Hải này sau hơn 40 năm chia cắt.

Các nhà lãnh đạo EU sẵn sàng bỏ qua sự hoài nghi của mình và chấp nhận những lo sợ về mặt pháp lý bởi họ không còn lựa chọn nào tốt hơn. Thủ tướng Đức Angela Merkel, đồng chủ xướng thỏa thuận này hi vọng, thỏa thuận có “động lực không thể đảo ngược”, trong khi Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho rằng, thỏa thuận là điều tốt nhất mà EU có thể làm hiện nay.

Toan tính đôi bên

Một quan chức cấp cao EU thừa nhận: “Có nhiều điều khoản trong thỏa thuận này rõ ràng không dẫn tới kết quả gì”. Triển vọng khả quan có chăng là “sự đồng bộ hóa” có thể đạt được giữa tiến trình hòa bình đảo Cyprus và thỏa thuận di cư với Thổ Nhĩ Kỳ. Giới phân tích cho rằng, đó chỉ là sự kỳ vọng của EU.

Một số chuyên gia cho rằng, các lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ không mong đợi EU giữ lời về vấn đề thị thực, tái ổn định người định cư hay các cuộc đàm phán gia nhập EU... và đang lên kế hoạch biến thất bại dự kiến thành lợi thế chính trị trong nước.

Michael Leigh, chuyên viên cấp cao thuộc cơ quan cố vấn Quỹ Marshall (Đức) cho rằng, EU tối đa chỉ có thể thực hiện phần tài chính trong thỏa thuận nếu Đức chi trả phần lớn trong số 3 tỷ Euro (khoảng 3,4 tỷ USD) hứa dành cho Ankara để hỗ trợ người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Các nhà ngoại giao châu Âu nghi ngờ Ankara có thể đáp ứng được tất cả tiêu chuẩn đúng thời hạn, song việc cấp thiết là phải kiểm soát được cuộc khủng hoảng di cư đã khiến họ không có lựa chọn nào khả dĩ hơn.

TNB (theo Reuters)

Đọc thêm

Thủ tướng Manuel Marrero Cruz: Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh tại Cuba

Thủ tướng Manuel Marrero Cruz: Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh tại Cuba

Cuba luôn coi trọng, mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt và hợp tác toàn diện mang tính chiến lược với Việt ...
Lãnh đạo các chính đảng, các nước chúc mừng sinh nhật Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lãnh đạo các chính đảng, các nước chúc mừng sinh nhật Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lãnh đạo các nước, các chính đảng khẳng định sẽ tiếp tục cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thúc đẩy các mối quan hệ song phương không ngừng phát ...
Thủ tướng Olaf Scholz chuẩn bị thăm lữ đoàn Đức ở Lithuania

Thủ tướng Olaf Scholz chuẩn bị thăm lữ đoàn Đức ở Lithuania

Tổng thống Lithuania Gitanas Nausėda cho biết, Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ đến thăm lữ đoàn quân đội của Đức tại Lithuania vào tháng 5.
Giá tiêu hôm nay 17/4/2024, thị trường bật tăng, lượng hàng bán ra không nhiều, đa phần nông dân giữ hàng

Giá tiêu hôm nay 17/4/2024, thị trường bật tăng, lượng hàng bán ra không nhiều, đa phần nông dân giữ hàng

Giá tiêu hôm nay 17/4/2024 tại thị trường trong nước bật tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 90.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 17/4/2024: Giá vàng trong nước giảm mạnh, tương đương giá thế giới? Thị trường đã đạt đỉnh, chuẩn bị quá trình đổ dốc?

Giá vàng hôm nay 17/4/2024: Giá vàng trong nước giảm mạnh, tương đương giá thế giới? Thị trường đã đạt đỉnh, chuẩn bị quá trình đổ dốc?

Giá vàng hôm nay 17/4/2024: Giá vàng trong nước sẽ giảm mạnh tương đương giá thế giới? Thị trường đã đạt đỉnh trong thời gian qua, chuẩn bị quá trình ...
Tin thế giới 16/4: 'Đặc quyền' mà Mỹ dành cho Israel và 'cự tuyệt' Ukraine, Kiev muốn được đối xử tương tự, ông Trump hầu tòa hình sự

Tin thế giới 16/4: 'Đặc quyền' mà Mỹ dành cho Israel và 'cự tuyệt' Ukraine, Kiev muốn được đối xử tương tự, ông Trump hầu tòa hình sự

Xung đột ở Ukraine và Trung Đông, Thủ tướng Iraq tới Mỹ, Thủ tướng Đức đến Trung Quốc, ông Trump ra tòa hình sự... là một số tin thế giới ...
Thủ tướng Olaf Scholz chuẩn bị thăm lữ đoàn Đức ở Lithuania

Thủ tướng Olaf Scholz chuẩn bị thăm lữ đoàn Đức ở Lithuania

Tổng thống Lithuania Gitanas Nausėda cho biết, Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ đến thăm lữ đoàn quân đội của Đức tại Lithuania vào tháng 5.
Tin thế giới 16/4: 'Đặc quyền' mà Mỹ dành cho Israel và 'cự tuyệt' Ukraine, Kiev muốn được đối xử tương tự, ông Trump hầu tòa hình sự

Tin thế giới 16/4: 'Đặc quyền' mà Mỹ dành cho Israel và 'cự tuyệt' Ukraine, Kiev muốn được đối xử tương tự, ông Trump hầu tòa hình sự

Xung đột ở Ukraine và Trung Đông, Thủ tướng Iraq tới Mỹ, Thủ tướng Đức đến Trung Quốc, ông Trump ra tòa hình sự... là một số tin thế giới nổi bật.
Mỹ sẵn sàng quay lại Hiệp ước New START, điều kiện là Nga phải đáp ứng một việc

Mỹ sẵn sàng quay lại Hiệp ước New START, điều kiện là Nga phải đáp ứng một việc

Mỹ sẵn sàng hủy bỏ các biện pháp đối phó Nga liên quan Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START).
Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Australia đang hỗ trợ Quần đảo Solomon tiến hành cuộc tổng tuyển cử, dự kiến diễn ra vào ngày 17/4.
Chủ tịch Trung Quốc hội đàm với Thủ tướng Đức: Khẳng định tiềm năng hợp tác to lớn, miễn là tôn trọng nhau

Chủ tịch Trung Quốc hội đàm với Thủ tướng Đức: Khẳng định tiềm năng hợp tác to lớn, miễn là tôn trọng nhau

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong ngày cuối cùng nhà lãnh đạo quốc gia châu Âu thăm Bắc Kinh.
Cuối cùng, Hạ viện Mỹ cũng chốt ngày bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel

Cuối cùng, Hạ viện Mỹ cũng chốt ngày bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel

Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel trong tuần này, sau nhiều tháng trì hoãn.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động