Vaccine Covid-19: Làm sao để thay đổi suy nghĩ những người anti-vaccine?

Minh Nhật
TGVN. Phần lớn mọi người đang mong chờ được tiêm vaccine Covid-19 nhưng không phải ai cũng sẵn sàng cho điều này, nhất là những người anti-vaccine.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thuyết phục những người anti-vaccine rằng tiêm vaccine an toàn và hiệu quả sẽ là một nhiệm vụ khó khăn và phức tạp. (Nguồn: AFP)
Những người anti-vaccine là mảnh ghép còn thiếu trong bài toán nhằm kết thúc đại dịch Covid-19 một cách tốt đẹp. (Nguồn: AFP)

Cả thế giới đang vui mừng khi có những tín hiệu mới về hiệu quả của vaccine chống Covid-19 để tất cả có thể quay lại với cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên, những người anti-vaccine (chống vaccine) như Marcus Nel-Jamal Hamm, một diễn viên da màu kiêm đô vật chuyên nghiệp, lại chẳng mấy quan tâm.

Sự hoài nghi về vaccine gia tăng

Từ năm 2013, ông Hamm đã lập ra và quản trị một trang Facebook có tên “Over Vaccination Nation”, hiện có hơn 3.000 người theo dõi. Trang này mới đây đăng tải một video của Robert F. Kennedy Jr., cháu tổng thống John F. Kennedy và là nhà hoạt động chống vaccine có tầm ảnh hưởng.

Ông Hamm bắt đầu cảnh giác với vaccine khi ông đưa con trai mình, hiện 10 tuổi, đi tiêm phòng khi còn nhỏ. Khi đó, ông Hamm hỏi bác sĩ nhi khoa rằng liệu cậu bé có thể được miễn tiêm vaccine hay không vì cậu bé có người nhà mắc bệnh đa xơ cứng và tự kỷ. Theo lời ông Hamm, bác sĩ đã đối xử với ông như tội phạm chỉ vì yêu cầu như vậy.

Trải nghiệm này khiến ông Hamm chìm sâu trong sự hoài nghi vaccine và những câu hỏi chưa được giải đáp. Ông bắt đầu không tin vào công dụng vốn đã được chấp nhận rộng rãi về vaccine và đặt ra nhiều giả thuyết về quá trình sản xuất vaccine.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, những người như ông Hamm lo ngại rằng các chính phủ đang cố gắng sản xuất các loại vaccine chống virus SARS-CoV-2 nhanh nhất có thể. Những người anti-vaccine bàn tán không ngừng về "chiến dịch thần tốc" phát triển vaccine Covid-19 thể hiện ngay trong chính tên gọi Warp Speed do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động. Ông Hamm tuyên bố sẽ tìm cách để không phải tiêm vaccine Covid-19 khi vaccine đã sẵn sàng.

Theo Giám đốc Trung tâm giáo dục Vaccine Paul Offit, nếu vaccine Covid-19 có hiệu quả trên 75% thì sẽ rất tốt vì vaccine phòng cúm mùa chỉ có hiệu quả khoảng 50%. Theo đó, khoảng 2/3 dân số Mỹ cần tiêm vaccine Covid-19 mới có thể đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng, mức độ mà mọi người đều được bảo vệ vì số người dễ bị tổn thương không đủ để virus truyền bệnh.

Thật không may, trong một số cuộc thăm dò, chưa đến 2/3 người Mỹ nói rằng họ quan tâm đến việc chủng ngừa SARS-CoV-2. Mặc dù con số này có thể thay đổi nhưng tại một số thời điểm, chỉ có khoảng 50% người Mỹ cho biết họ dự định tiêm vaccine Covid-19.

Một số báo cáo cho biết một số nhóm trên Facebook trước đây chỉ chuyên đặt câu hỏi hoài nghi về vaccine đã chuyển sang quan điểm phản đối vaccine nhiều hơn trong những tháng gần đây.

Thuyết phục những người anti-vaccine rằng tiêm vaccine an toàn và hiệu quả sẽ là một nhiệm vụ khó khăn và phức tạp. (Nguồn: AP)
Thuyết phục những người anti-vaccine rằng tiêm vaccine Covid-19 an toàn và hiệu quả sẽ là một nhiệm vụ khó khăn và phức tạp. (Nguồn: AP)

Nhiệm vụ khó khăn và phức tạp

Thuyết phục những người anti-vaccine như ông Hamm rằng tiêm vaccine an toàn và hiệu quả sẽ là một nhiệm vụ khó khăn và phức tạp, thậm chí nhiều chuyên gia cho rằng gần như là bất khả thi. Mặc dù vậy, đây vẫn là điều mà Chính phủ Mỹ nên bắt đầu chuẩn bị ngay từ bây giờ.

Thật khó để xác định chính xác ai là người do dự về vaccine nhưng các nhóm chống vaccine chủ yếu là người da màu hoặc những người có trình độ học vấn thấp.

Tiến sĩ Jennifer Reich, hiện là giáo sư ngành Xã hội học tại Đại học Colorado Denver (Mỹ), nhận định rằng sự hoài nghi về vaccine là sự bùng phát của xu hướng xã hội thúc đẩy mọi người tự chịu trách nhiệm về sức khỏe của cá nhân họ. Nhiều người cho rằng họ có thể tự đếm lượng calo, đếm số bước, tự theo dõi sức khỏe của mình và cho rằng họ có thể rèn luyện cơ thể để chống lại bệnh tật mà không cần đến sự trợ giúp của vaccine.

Trong khi đó, một số bậc cha mẹ do dự với vaccine vì lập luận muốn làm điều “đúng đắn” cho sức khỏe của con cái mình.

Một số khác như ông Hamm thì nghi ngờ rằng ngành công nghiệp dược phẩm đang có mối quan hệ với các bác sĩ và chính phủ, che đậy những lợi nhuận và bí mật. Sự hoài nghi này bắt nguồn từ chính những sự vụ việc do các công ty dược phẩm từng gây ra trong quá khứ.

Thay đổi suy nghĩ anti-vaccine

Các chuyên gia đang phân vân về việc có nên cố gắng thay đổi suy nghĩ của những người chống vaccine về vaccine không, hay chỉ đơn giản là thúc đẩy họ đi tiêm chủng mà không cần lo lắng về cảm giác của họ.

Theo các nhà nghiên cứu, điều quan trọng nhất để vượt qua những hoài nghi về việc tiêm chủng, về cơ bản là nhấn mạnh rằng virus có thể gây hại cho bản thân mỗi cá nhân như thế nào, điều có thể khiến mọi người đi tiêm phòng. Ví dụ, các bác sĩ có thể cho những người hoài nghi vaccine xem những bức ảnh về bệnh nhân mắc Covid-19 bị đặt nội khí quản hoặc hình ảnh phổi bị tổn thương.

Trong một nghiên cứu tương tự được thực hiện vào năm ngoái, các sinh viên đại học còn do dự với vaccine đã được chỉ định phỏng vấn những người mắc các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine, chẳng hạn như bệnh bại liệt. Sau đó, gần 70% trong số họ trở thành người ủng hộ vaccine.

Muốn suy chuyển những người anti-vaccine cứng đầu nhất sẽ cần đến những nỗ lực giáo dục cộng đồng không ngừng nghỉ. (Nguồn: NBC News)
Muốn suy chuyển những người anti-vaccine cứng đầu nhất sẽ cần đến những nỗ lực giáo dục cộng đồng không ngừng nghỉ. (Nguồn: NBC News)

Giáo sư Chính trị-Khoa học Matt Motta tại Đại học bang Oklahoma khẳng định: “Nếu bạn muốn chống lại một chất lạ xâm nhập vào cơ thể và gây hại thì thứ bạn phải chống chính là bệnh tật. Và vaccine là cách tốt nhất, duy nhất để ngăn chặn những tổn hại đối với cơ thể”.

Trong các nghiên cứu của mình, ông Motta nhìn nhận rằng việc đọc các thông báo nhấn mạnh hậu quả của việc không tiêm chủng có thể làm gia tăng ý định tiêm vaccine Covid-19 của mọi người.

Nhưng các chuyên gia khác lại cho rằng chỉ điều chỉnh thái độ là phương pháp không mấy hiệu quả. Nhóm nghiên cứu này đưa chiến lược “thay đổi hành vi trực tiếp”. Theo đó, bác sĩ nhi khoa chỉ cần thông báo cho các bậc phụ huynh rằng họ sẽ phải cho con tiêm các loại vaccine nào theo lịch hẹn, thay vì hỏi họ có muốn tiêm phòng cho con hay không.

Theo nghiên cứu, các bậc phụ huynh nhiều khả năng sẽ tránh tiêm chủng nếu bác sĩ nhi khoa nói những điều như "Bạn nghĩ sao về việc tiêm phòng?" thay vì quả quyết “Chà, chúng ta phải thực hiện một số mũi tiêm này!".

Nhiều trường học còn áp dụng phương pháp cấm những đứa trẻ chưa được tiêm phòng đầy đủ tới lớp. Khả năng trong tương lai, khi vaccine Covid-19 được sử dụng rộng rãi, một số trường học và nơi làm việc cũng sẽ yêu cầu điều này.

Ngoài ra, phương pháp sử dụng điện thoại và bưu thiếp nhắc nhở cha mẹ đưa con đi tiêm phòng cũng là một giải pháp. Giáo sư về hành vi sức khỏe Noel Brewer tại Đại học Bắc Carolina cho biết: “Hầu hết mọi người đều cởi mở với việc tiêm chủng khi con đường tiêm chủng được đơn giản hóa”.

Tóm lại, muốn suy chuyển những người anti-vaccine cứng đầu nhất sẽ cần đến những nỗ lực giáo dục cộng đồng không ngừng nghỉ. Mặc dù đang tăng cường sản xuất vaccine nhưng Chính phủ Mỹ dường như chưa dành đủ nguồn lực để thuyết phục những người dân hiện đang miễn cưỡng đối với việc tiêm vaccine Covid-19.

Chuyên gia Mỹ cảnh báo: Có vaccine Covid-19 không có nghĩa đã an toàn

Chuyên gia Mỹ cảnh báo: Có vaccine Covid-19 không có nghĩa đã an toàn

TGVN. Theo Tiến sĩ Anthony Fauci, hiện vẫn chưa rõ tác động của các loại vaccine Covid-19 đối với sự lây truyền virus SARS-CoV-2 nên ...

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020: Bà Biden - ‘Tiến sĩ B’ hài hước và sự nghiệp ‘mai danh ẩn tích’

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020: Bà Biden - ‘Tiến sĩ B’ hài hước và sự nghiệp ‘mai danh ẩn tích’

TGVN. Nếu ông Joe Biden trở thành Tổng thống thì bà Biden, 69 tuổi, sẽ là Đệ nhất phu nhân đầu tiên của nước Mỹ ...

Khối BRICS kỳ vọng bứt phá hậu Covid-19

Khối BRICS kỳ vọng bứt phá hậu Covid-19

TGVN. Ngày 17/11, Hội nghị Cấp cao lần thứ 12 của các quốc gia trong khối BRICS đã được tổ chức theo hình thức trực ...

(theo The Atlantic)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Lịch cúp điện Long An  hôm nay ngày 24/12/2024

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 24/12/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Long An theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 24/12/2024.
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ cao hơn định hướng Trung ương đặt ra, về cơ bản khắc phục được những vấn đề còn giao ...
Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Mali, Niger và Burkina Faso bác thời hạn do ECOWAS đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức ...
Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Những tình cảm mà bà Phan Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm UNESCO bảo tồn và giao lưu văn hóa quốc tế, Chủ tịch ICEP - Hanoi Classy, chia sẻ ...
Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Ngày 23/12, Philippines tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ lợi ích trên biển của nước này.
Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Bồ kết là loại thảo dược được tin dùng từ xa xưa, giúp tóc chắc khỏe, suôn mượt, giảm gãy rụng trong mùa hanh khô.
Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Mali, Niger và Burkina Faso bác thời hạn do ECOWAS đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức này.
Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Ngày 23/12, Philippines tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ lợi ích trên biển của nước này.
Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Nga đang giảm sự hiện diện quân sự ở Syria đồng thời chuyển thiết bị quân sự tới Libya, Mali và Sudan.
New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand đã bác bỏ đề xuất của Quần đảo Cook về việc cho phép quốc gia này tạo ra hộ chiếu và quyền công dân riêng.
Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22/12 đã tái khẳng định về quyền kiểm soát của Mỹ đối với kênh đào Panama, cáo buộc nơi đây thu phí quá cao.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Phiên bản di động