TIN LIÊN QUAN | |
UNICEF: Hơn 28 triệu trẻ em rời bỏ nhà cửa do các cuộc xung đột | |
Anh, Pháp tiếp tục duy trì hiệp ước về đường biên giới chung Calais |
Hôm 6/9, Bộ Nội vụ Anh thông báo sẽ bắt đầu xây dựng “Vạn lý trường thành Calais” vào đầu tháng 9. Công trình này nhằm ngăn chặn những người nhập cư từ khu vực cảng Calais của Pháp có ý định vượt biên sang lãnh thổ của Anh. Những người nhập cư và tị nạn ở khu lán trại Calais thường tìm cách đến Anh bằng phà hoặc xe tải chạy qua tuyến đường hầm xuyên eo biển Manche.
Theo thiết kế, bức tường cao 4m và dài 1km. Dự kiến việc xây dựng sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2016 với tổng chi phí khoảng 3 triệu USD.
"Biện pháp này được đưa ra nhằm ngăn chặn các xe tải chở người di cư chạy qua đường Rocade đến cảng từ đó xâm nhập vào lãnh thổ Anh”, Văn phòng Bộ Nội vụ Anh cho biết trong một tuyên bố được gửi bằng email.
Các nhà hoạt động biểu tình ở ngoài Đại sứ quán Pháp ở London ngày 7/9 nhằm phản đối chính sách giải tỏa các khu lán trại cho người nhập cư ở Calais ở miền Bắc nước Pháp. (Ảnh: AP) |
Hôm 5/9, những những người lái xe tải người Pháp và dân địa phương đã biểu tình phản đối đòi giải tán lán trại Calais, nơi đang có hàng ngàn người nhập cư trú ngụ. Những người biểu tình tìm cách cản trở giao thông, yêu cầu nhà chức trách nhanh chóng giải tỏa khu lán trại của người nhập cư vì cho rằng những người này đang tìm mọi cách, kể cả biện pháp bạo lực, để có thể quá cảnh sang Anh.
Trại Calais, hiện có khoảng 7.000 đến 9.000 người tị nạn và di dân - chủ yếu từ Afghanistan và Sudan - sống trong điều kiện tồi tàn và tình trạng lấp lửng về mặt pháp luật. Nằm rất gần London và Paris, trại Calais đã trở thành một biểu tượng của cuộc khủng hoảng nhập cư của châu Âu. |
Những người tham gia tuần hành cũng cho rằng, việc giải tỏa khu lán trại trái phép ở thị trấn Calais là cần thiết bởi những người di cư tại đây đang làm ảnh hưởng đến giao thông khi tìm cách đi lậu trên các xe tải để vào lãnh thổ Anh. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động vận tải và chất lượng hàng hóa xuất khẩu.
Hôm 6/9, Bộ trưởng Nhập cư Vương quốc Anh Robert Goodwill cũng đã đề cập đến việc xây dựng “Vạn lý trường thành Calais” ngay sau khi Chính phủ Pháp cam kết sẽ quyết tâm giải tỏa khu lán trại Calais.
Trường thành Calais, một phần quan trọng của gói hợp tác an ninh Pháp - Anh trị giá 22,65 triệu USD được thông qua vào hồi đầu tháng Ba, dự kiến được xây bằng bê-tông mịn, một loại vật liệu rất khó để trèo qua.
Khu lán trại Calais. (Ảnh: AP) |
Ngay sau tuyên bố của các nhà chức trách Vương quốc Anh, nhiều người phản đối chính sách nhập cư của Anh bày tỏ lo ngại bức tường Calais sẽ gây ra tranh cãi như vụ việc ứng cử viên Tổng thống Mỹ Donald Trump từng đề cập về việc xây dựng một bức tường giữa Mỹ và Mexico để ngăn chặn người nhập cư.
Alf Dubs, một thành viên của Thượng viện Anh, người kêu gọi các chính sách tạo điều kiện cho trẻ em nhập cư không có người lớn đi kèm, gọi việc xây dựng bức tường trên là "ý tưởng ngu ngốc".
"Nó sẽ gửi một thông điệp kinh khủng ngay sau thảm họa Brexit", ông Alf Dubs nói, ám chỉ đến cuộc bỏ phiếu về việc rời khỏi Liên minh châu Âu của Vương quốc Anh. "Nó sẽ phát đi một thông điệp không mấy hay ho, rằng Anh quốc là một quốc gia hướng nội và keo kiệt".
Là một phần của một thỏa thuận năm 2003 giữa Anh và Pháp, biên giới của Anh về mặt kỹ thuật kéo dài tới bờ biển của miền Bắc nước Pháp, nơi có trại Calais trở thành điểm đến chính cho người di cư và người tị nạn trong năm qua. Những người này tìm cách để đến được nước Anh vì nhiều lý do, trong đó bao gồm cả lý do về ngôn ngữ và những mối liên hệ về gia đình.
UNHCR vinh danh cá nhân, tổ chức hỗ trợ người tị nạn Đội cứu hộ Hellenic (HRT) và Efi Latsoudi - một tình nguyện viên làm việc ở trại tị nạn Pikpa trên đảo Lesbos (Hy Lạp) ... |
Đức đào tạo nghề cho người tị nạn Syria Việc tái thiết Syria cần có nhân lực thạo nghề và việc dạy nghề cho người tị nạn Syria sẽ giúp trang bị cho họ ... |
Thủ tướng Đức thừa nhận từng sai lầm trong chính sách tị nạn Lần đầu tiên, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã lên tiếng thừa nhận những sai lầm của nước Đức nói riêng và EU nói chung những năm ... |