Vấn vương vị Tết quê nhà

AN BÌNH
Sau cái Tết đong đầy yêu thương, nhiều kiều bào tạm biệt quê hương vẫn vấn vương tình cảm ấm áp của gia đình, người thân và bạn bè.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bà Trần Thị Chang (ngoài cùng, bên phải) cùng các kiều bào về đón Tết quê nhà. (Ảnh: NVCC)
Bà Trần Thị Chang (ngoài cùng, bên phải) cùng các kiều bào về đón Tết quê nhà. (Ảnh: NVCC)

Sau cái Tết đong đầy yêu thương ở Việt Nam, bà Trần Thị Chang lại trở về với cuộc sống và công việc thường nhật tại Viện Tim mạch quốc gia Malaysia. Cảm xúc của bà cũng như những kiều bào khác phải tạm biệt quê hương, mang theo nhiều vấn vương cùng tình cảm ấm áp của gia đình, người thân và bạn bè.

Bà Chang cho biết, khá lâu rồi bà mới có khoảng thời gian thực sự hạnh phúc khi Mùng 1 Tết đi lễ chùa và du Xuân cùng con cháu tại thành phố Vũng Tàu.

Dù hoạt động Tết cộng đồng được tổ chức thường niên ở Malaysia, nhưng tận hưởng không khí Tết ở quê nhà thực sự là điều quý giá đối với mỗi người Việt xa xứ.

Đặc biệt, về nước dịp này, bà vinh dự cùng khoảng 100 kiều bào tiêu biểu đến từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự chương trình Xuân Quê hương do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức.

Ấn tượng Xuân Quê hương

Nhớ lại sự kiện này vào những ngày giáp Tết, bà Chang chia sẻ: “Đây chính là dịp để tôi hội ngộ, tay bắt mặt mừng, giao lưu và học hỏi cùng cộng đồng người Việt mình ở khắp năm châu”.

Với nhiều hoạt động ý nghĩa như Lễ dâng hương, dâng hoa các Vua Hùng, Lễ dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và nghi thức thả cá chép truyền thống… Xuân Quê hương giúp những người con xa quê lâu ngày hiểu hơn về văn hóa, bản sắc cội nguồn, từ đó vun đắp, khích lệ tinh thần yêu nước, niềm tự tôn dân tộc.

Anh Huỳnh Tấn Đạt tham dự chương trình Xuân Quê hương 2024.  (Ảnh: NVCC)
Anh Huỳnh Tấn Đạt tham dự chương trình Xuân Quê hương 2024. (Ảnh: NVCC)

Là một trong những đại biểu kiều bào trẻ tham dự chương trình, anh Huỳnh Tấn Đạt - nghiên cứu sinh chuyên ngành kinh tế của Đại học Công nghệ Sydney (Australia), cũng nhớ lại kỷ niệm khó quên tại quê hương.

Sau những cái Tết xa xứ đằng đẵng, chàng trai trẻ quê Bình Định háo hức trải nghiệm hương vị Tết vừa truyền thống, vừa mới mẻ tại TP. Hồ Chí Minh, tham quan đường hoa Nguyễn Huệ chào Xuân Giáp Thìn 2024, xem những phiên chợ Tết, mua hoa mai, hoa đào về trang trí nhà cửa, xem pháo hoa đêm giao thừa…

Anh Đạt chia sẻ: “Chương trình đem lại cho những người Việt Nam xa nhà như tôi cơ hội thưởng thức không khí Tết tại quê hương, đồng thời chứng kiến những sự thay đổi mạnh mẽ, tích cực của TP. Hồ Chí Minh.

Tôi cảm nhận được sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước trong việc đoàn kết, kết nối và quan tâm đến cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài và rất trân quý, xúc động khi được giao lưu, trao đổi với các lãnh đạo cũng như các cô chú, anh chị kiều bào tiêu biểu tại nước ngoài”.

“Ly hương, không ly Tổ”

Đó là quan niệm của cụ ông Lê Văn Duyên, người định cư ở Mỹ nhưng năm nào cũng muốn về Việt Nam ăn Tết.

Là đại biểu kiều bào cao tuổi nhất về dự Xuân Quê hương năm nay, cụ ông ngót 95 tuổi gây ấn tượng với những người xung quanh vì luôn tham gia tích cực các hoạt động của chương trình.

Dù thời tiết TP. Hồ Chí Minh. đang khá nóng (có lúc tới 35 độ C) nhưng ông vẫn mặc bộ đồ vest sẫm màu trịnh trọng tham dự các hoạt động như đi viếng các vua Hùng tại Khu tưởng niệm các vua Hùng, trải nghiệm chuyến tàu điện của tuyến metro 1 từ ga Suối Tiên tại Thủ Đức đến ga Bến Thành...

Điều khiến cụ Duyên quý trọng là mỗi lần trở về quê hương, cụ lại được sống trong những kỷ niệm nơi quê nhà và bầu không khí ấm cúng khi gặp người thân trong gia đình, dòng họ.

Cụ tâm sự: “Về nước, chúng tôi thấy rất ấm áp. Riêng tôi có quan niệm ly hương nhưng không ly Tổ. Tổ của tôi là Tổ quốc. Xa quê nhưng chúng tôi vẫn giữ nề nếp của dân tộc, không bao giờ quên văn hoá của người Việt”.

Cụ ông Lê Văn Duyên từ San Francisco tham quan ga Metro Suối Tiên ngày 1/2/2024. (Ảnh: Tường Thụy)
Cụ ông Lê Văn Duyên từ San Francisco tham quan ga Metro 1 . (Ảnh: Tường Thụy)

Có thể hiểu được tinh thần ấy trong chia sẻ của một khách đặc biệt khác của Xuân Quê hương 2024 là chị Stephanie Đỗ - nữ nghị sĩ gốc Việt đầu tiên tại Pháp.

Về nước lần này, chị Stephanie Đỗ rất vui khi được đi chợ Xuân ngắm hoa đào Hà Nội, rồi về lại TP. Hồ Chí Minh, nơi chứa đựng nhiều kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.

Dù đã cùng gia đình chuyển sang Pháp định cư từ năm 1991, trong lòng chị vẫn luôn hướng về quê hương và mong muốn làm nhịp cầu hữu nghị giữa hai đất nước.

Tết năm nay vui hơn rất nhiều!

Dù thường xuyên về Việt Nam để phục vụ việc nghiên cứu, Giáo sư Kiều Linh Caroline Valverde tại Đại học UC Davis (Mỹ) rất bất ngờ với tốc độ phát triển hạ tầng của Việt Nam trong khoảng 10 năm qua.

Dễ dàng cảm nhận được niềm vui của bà Kiều Linh khi được trải nghiệm tuyến tàu điện ngầm tại TP. Hồ Chí Minh hay chứng kiến sự phát triển của TP. Thủ Đức trong những ngày đón Tết ở quê nhà.

Với niềm tin Việt Nam sẽ đại diện cho thế giới về một cách phát triển mới, bà chia sẻ: “Việt kiều và người nước ngoài đều quan tâm điều gì khiến Việt Nam đặc biệt. Đây mới chính là những điều thu hút được đầu tư vào nước ta, chứ không phải các tòa cao ốc nơi các nước đều có thể xây dựng”.

Có chung niềm vui này, anh Đỗ Quang Ba – Chủ tịch Tổ chức Giao lưu quốc tế Việt Nam - Nhật Bản, hào hứng khi trở về nước gặp gỡ, trao đổi về các dự án tiềm năng của thành phố Thủ Đức, qua đó có thể lựa chọn các cơ hội đầu tư, kêu gọi các nhà đầu tư ở nước sở tại.

Anh kể: “Khi thăm quan trải nghiệm tuyến tàu Metro số 1, tôi có cảm giác hạnh phúc vì tất cả mọi thứ không kém gì những chuyến tàu mà hàng ngày tôi đang đi tại Nhật Bản. Điều đó cho thấy cơ sở hạ tầng của chúng ta đang dần tiến kịp với các nước phát triển.

Ngoài ra, được tham quan một số địa danh của thành phố, ngồi trên xe bus hai tầng ngắm thành phố, mục sở thị bộ mặt thành phố với những công trình cao tầng hiện đại trong thời tiết mát mẻ… tự bản thân tôi càng khẳng định được TP. Hồ Chí Minh quả thực là một thành phố đáng sống”.

Khác với những kiều bào rất lâu mới có dịp về nước, anh Đỗ Quang Ba cho biết, cứ khoảng từ 1-2 tháng, anh lại có chuyến công tác về Việt Nam khoảng một tuần do anh còn có công ty tại đây.

Mỗi năm trở về đón Tết, anh đều có những cảm xúc rất háo hức. Vì chỉ có Tết, anh mới thực sự có thời gian quây quần bên gia đình một cách đúng nghĩa.

Vấn vương vị Tết quê nhà
Hoạt động thiện nguyện dịp Tết của anh Đỗ Quang Ba cùng Tổ chức Giao lưu quốc tế Việt Nam - Nhật Bản. (Ảnh: NVCC)

Anh chia sẻ thêm: “Đặc biệt, mấy năm vừa qua do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên Tết có phần ảm đạm hơn. Năm nay, mọi công việc của tôi gần như quay trở lại mức như khi chưa có dịch.

Hơn nữa, công việc làm ăn gặp nhiều thuận lợi nên tôi đã ở Việt Nam thời gian lâu hơn trong dịp Tết. Trước Tết Nguyên đán và sau Tết tôi đã và đang thực hiện khoảng gần 10 dự án thiện nguyện trong nước. Với tôi, việc mang lại niềm vui được cho thật nhiều người khác khiến tôi cũng vui lên. Đó là những lý do mà tôi thấy Tết năm nay vui hơn rất nhiều!”.

Đón Tết Giáp Thìn, bên cạnh niềm vui đoàn tụ cùng người thân, những người Việt Nam ở nước ngoài càng tự hào hơn khi chứng kiến sự đổi thay và phát triển của đất nước. Đây cũng là động lực giúp họ vững tin khi trở lại sinh sống, làm việc và hội nhập ở nước sở tại.

Xuân Quê hương 2024: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng đoàn kiều bào thực hiện nghi thức thả cá chép tại Bến Nhà Rồng

Xuân Quê hương 2024: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng đoàn kiều bào thực hiện nghi thức thả cá chép tại Bến Nhà Rồng

Sáng 2/2 (23 tháng Chạp), trong khuôn khổ chương trình Xuân Quê hương 2024, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng đoàn ...

Xuân Quê hương 2024: Vinh danh các tập thể, cá nhân kiều bào tiêu biểu có đóng góp cho đất nước

Xuân Quê hương 2024: Vinh danh các tập thể, cá nhân kiều bào tiêu biểu có đóng góp cho đất nước

Ngày 2/2, trong khuôn khổ chương trình Xuân quê hương 2024, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức gặp ...

Phát biểu của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại chương trình Xuân Quê hương 2024

Phát biểu của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại chương trình Xuân Quê hương 2024

Tối 2/2, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tham dự và phát biểu tại ...

TP. Hồ Chí Minh tri ân sự đóng góp quý báu, đầy nghĩa tình của bà con kiều bào

TP. Hồ Chí Minh tri ân sự đóng góp quý báu, đầy nghĩa tình của bà con kiều bào

Chiều 2/2, UBND TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) tổ ...

Đêm nghệ thuật Xuân Quê hương 2024: Toả sáng tinh thần đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc

Đêm nghệ thuật Xuân Quê hương 2024: Toả sáng tinh thần đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc

Tối 2/2 (ngày 23 tháng Chạp năm Quý Mão), Chương trình nghệ thuật đặc biệt Xuân Quê hương 2024 đã được tổ chức tại khu ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động