'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tên lửa của Iran. Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Getty Images)
Một loại tên lửa của Iran. Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)

Trong nhiều năm nay, Iran tự ca ngợi sức mạnh tên lửa của mình ngay cả khi có những thành công hay thất bại trong hoạt động phát triển vũ khí, theo đánh giá của trang Al-Mashareq (Trung Đông).

Gần đây nhất, năm 2022, các chỉ huy của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã trưng bày các mô hình tên lửa Iran tại một triển lãm quốc phòng ở Qatar, một động thái không được các quốc gia vùng Vịnh 'hào hứng'.

Cũng trong năm đó, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ, Tướng Kenneth McKenzie từng đánh giá Iran sở hữu hơn 3.000 tên lửa đạn đạo. Con số này không bao gồm kho vũ khí tên lửa hành trình phóng từ mặt đất ngày càng tăng của nước này.

Năng lực của tên lửa Iran

Trong thập kỷ qua, Iran đã có những cải tiến đáng kể về độ chính xác của tên lửa, khiến chúng trở thành mối đe dọa ngày càng nghiêm túc theo nghĩa thông thường. Đồng thời, Iran tự giới hạn tầm bắn của tên lửa ở mức 2.000 km, lần đầu tiên được công nhận chính thức năm 2015. Tuy nhiên, Iran có thể từ bỏ hạn chế này bất cứ lúc nào và đã triển khai hệ thống Khorramshahr, với đầu đạn nhỏ hơn, có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách xa hơn.

Bất chấp sự phụ thuộc ban đầu vào tên lửa dùng nhiên liệu lỏng, Iran gần đây đã chú ý hơn đến việc phát triển tên lửa dùng nhiên liệu rắn. Xu hướng này có thể sẽ tiếp tục trong tương lai.

Nhiều tên lửa của Iran có khả năng mang đầu đạn hạt nhân khiến quốc tế lo ngại. Ví dụ, Nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) yêu cầu Iran không thực hiện bất kỳ hoạt động nào liên quan đến tên lửa đạn đạo có khả năng hạt nhân trong 8 năm. Khoảng thời gian này đã hết hạn vào tháng 10/2023.

Tuy nhiên, ngay cả khi có những hạn chế này, Iran vẫn tiếp tục phát triển nhiều loại tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, cũng như các tên lửa đẩy phục vụ các vụ phóng vào vũ trụ (SVV) sử dụng nhiều công nghệ tương tự như tên lửa tầm xa.

Iran đã nhiều lần sử dụng tên lửa trong xung đột kể từ năm 2017, kể cả vụ tấn công tên lửa nhằm vào các căn cứ ở Iraq có quân đội Mỹ đồn trú năm 2020. Ngoài ra, Iran đã chuyển tên lửa cho các lực lượng ủy nhiệm của mình, chẳng hạn như Houthi ở Yemen - lực lượng đã sử dụng chúng để tấn công các mục tiêu dân sự ở Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), cũng như gây ảnh hưởng cho các tàu thương mại đi qua Biển Đỏ.

Hiện nay, kho tên lửa của Iran gồm một số loại tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn, cũng như tên lửa hành trình và tên lửa đẩy vũ trụ. Việc ước tính số lượng tên lửa trong kho vũ khí của Iran rất phức tạp do thiếu thông tin tin cậy về số lượng tên lửa.

Lực lượng Không quân Mỹ và một số tổ chức phi chính phủ trước đây đã công bố các ước tính, nhưng chúng không đủ cụ thể và có xu hướng chỉ ước tính số lượng bệ phóng chứ không phải bản thân tên lửa vì các bệ phóng dễ theo dõi và kiểm đếm hơn.

Tên lửa có thể được phân loại tùy thuộc vào việc chúng sử dụng nhiên liệu lỏng hay nhiên liệu rắn. Động cơ tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng thường có thể tạo ra lực đẩy trên mỗi pound nhiên liệu nhiều hơn động cơ tên lửa rắn, nhưng nó phức tạp hơn và có thể đòi hỏi nhiều bộ phận chuyển động và gia công chính xác.

Một số loại tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng cũng phải được tiếp nhiên liệu trực tiếp tại bãi phóng, khiến chúng dễ bị kẻ thù phát hiện và phá hủy hơn. Động cơ tên lửa đẩy nhiên liệu rắn tiết kiệm hơn, dễ bảo trì và bảo quản hơn. Nhiên liệu rắn cũng cho phép bắn nhanh hơn. Do đó, tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn thường ít bị tổn thương hơn trong chiến đấu.

Các kỹ sư Iran dường như không thể thiết kế và chế tạo động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng từ con số không, nhưng họ có khả năng này đối với động cơ tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn. Khả năng tạo ra các hệ thống mới đáp ứng nhu cầu quân sự của Iran, cùng với những lợi thế về hoạt động, giúp giải thích sự ưa thích ngày càng tăng của Iran đối với tên lửa nhiên liệu rắn.

Phụ nữ Iran đi cạnh tên lửa Zolfaghar-Basir và Dezful được trưng bày tại nhà thờ Hồi giáo Mosallah ở Tehran vào ngày 7/1. (Nguồn: AFP)
Phụ nữ Iran đi cạnh tên lửa Zolfaghar-Basir và Dezful được trưng bày tại nhà thờ Hồi giáo Mosallah ở Tehran vào ngày 7/1. (Nguồn: AFP)

Danh sách và phân loại

Tên lửa đạn đạo có thể được chia thành 5 loại tùy thuộc vào tầm bắn của chúng: tầm cận (dưới 300 km), tầm ngắn (300-1.000 km), tầm trung (1.000-3.000 km), tầm trung gian (3.000- 5.500 km), và liên lục địa (hơn 5,500 km).

Kho vũ khí tên lửa đạn đạo của Iran chủ yếu bao gồm tên lửa tầm ngắn (SRBM) và tên lửa tầm trung (MRBM), dù việc phát triển tên lửa tầm xa bị nghi ngờ đang được tiến hành. Tên lửa đẩy vũ trụ (SLV) được thiết kế để phóng vệ tinh lên quỹ đạo, nhưng có khả năng được cấu hình lại thành tên lửa đạn đạo do có đặc điểm tương tự. Tên lửa hành trình phóng từ mặt đất (LACM) hoạt động hiệu quả như máy bay không người lái (UAV) và không bay theo quỹ đạo đạn đạo, khiến chúng khó bị hệ thống phòng thủ tên lửa đánh chặn.

Danh sách các loại tên lửa của Iran như sau:

+ Shahab-1 (Scud B), tầm ngắn 300 km, trong lượng 770-1.000kg, nhiên liệu lỏng, một tầng

+ Shahab-2 (Scud C), tầm ngắn 500 km, trọng lượng 700 kg, nhiên liệu lỏng, một tầng

+ Qiam-1, tầm ngắn 700-800 km, trọng lượng 650 kg, nhiên liệu lỏng, một tầng

+ Fateh-110 (gồm Khalij Fars và Hormuz), tầm ngắn 300 km, trọng lượng 450 kg, nhiên liệu rắn, một tầng

+ Fateh-313, tầm ngắn 500 km, trọng lượng 350 kg, nhiên liệu rắn, một tầng

+ Raad-500, tầm ngắn 500 km, trọng lượng chưa được xác định, nhiên liệu rắn, một tầng

+ Zolfaghar (gồm Zolfaghar Basir), tầm ngắn 700 km, trọng lượng 450-600kg, nhiên liệu rắn, một tầng

+ Dezful, tầm ngắn 1.000 km, trọng lượng 450-600kg, nhiên liệu rắn, một tầng

+ Shahab-3, tầm trung 1.300 km, trọng lượng 750-1.000kg, nhiên liệu lỏng, một tầng

+ Ghadr, tầm trung 1.600 km, trọng lượng 750 kg, nhiên liệu lỏng, một tầng

+ Emad, tầm trung 1.800 km, trọng lượng 750 kg, nhiên liệu lỏng, một tầng

+ Khorramshahr-1, -2 và -4 (BM-25/Musudan), tầm trung 2.000-3.000 km, trọng lượng

750-1.500kg, nhiên liệu lỏng, một tầng

+ Fattah-1, tầm trung 1.400 km, trọng lượng chưa xác định, nhiên liệu rắn, một tầng

+ Haj Qassem, tầm trung 1.400 km, trọng lượng 500 kg, nhiên liệu rắn, một tầng

+ Kheibar Shekan, tầm trung 1.450 km, trọng lượng 450-600kg, nhiên liệu rắn, một tầng

+ Sejjil, tầm trung 2.000 km, trọng lượng 750 kg, nhiên liệu rắn, hai tầng

+ Soumar (Kh-55), tên lửa hành trình, động cơ tuabin phản lực

+ Hoveizeh, tên lửa hành trình, tầm bắn 1.350 km, động cơ tuabin phản lực

+ Ya Ali, tên lửa hành trình, tầm bắn 700 km, động cơ tuabin phản lực

+ Paveh, tên lửa hành trình, tầm bắn 1.650 km, động cơ tuabin phản lực

+ Safir, tên lửa đẩy, tầm 2.100 km, trọng lượng 500-750kg, nhiên liệu lỏng, hai tầng

+ Simorgh, tên lửa đẩy, 4.000-6.000 km, trọng lượng 500-750kg, nhiên liệu lỏng, hai tầng

+ Qased, tên lửa đẩy, 2.200 km, trọng lượng 1.000 kg, nhiên liệu lỏng tầng 1, nhiên liệu rắn tầng 2 và 3

+ Zuljanah, tên lửa đẩy, 4.000-5.000 km, trong lượng 1.000 kg, nhiên liệu rắn tầng 1 và 2, nhiên liệu lỏng tầng 3

+ Ghaem-100, tên lửa đẩy, 3.000-4.000 km, trọng lượng 1.000 kg, nhiên liệu rắn 3 tầng

Độ chính xác của tên lửa thường được đo bằng sai số vòng tròn tiềm tàng (CEP) với bán kính trung bình mà một nửa số tên lửa được bắn sẽ bắn trúng mục tiêu. Ví dụ: nếu một tên lửa có CEP là 10m, thì trong số 100 tên lửa được bắn vào mục tiêu, trung bình 50 tên lửa sẽ bắn trúng mục tiêu trong bán kính 10m.

Mặc dù tên lửa Qiam ban đầu có thể có CEP vài trăm mét, nhưng một phiên bản sửa đổi với đầu đạn dẫn đường có thể đã cải thiện con số này. Phiên bản mới này được cho là nằm trong số các tên lửa được sử dụng trong cuộc tấn công tháng 1/2020 nhằm vào quân đội Mỹ ở Iraq.

Qiam-1 sửa đổi được một số chuyên gia độc lập gọi là Qiam-2, nhưng không phải theo các nguồn chính thức của Iran.

Khalij Fars là biến thể chống hạm của Fateh-110, trong khi Hormuz là biến thể chống radar. Iran được cho là đã phát triển một bộ điều khiển cho Fateh-110 mà khi được gắn vào, có thể giảm CEP của nó xuống còn 30m hoặc ít hơn.

Còn Zolfaghar Basir là biến thể chống hạm của Zolfaghar.

Iran đã giới thiệu ít nhất bốn biến thể khác nhau của tên lửa Khorramshahr, mỗi biến thể có những đặc điểm riêng về tầm bắn, kích thước đầu đạn và độ chính xác. Iran luôn khẳng định tên lửa này có tầm bắn tối đa 2.000 km và mang đầu đạn nặng từ 1.500 kg trở lên. Tuy nhiên, Pháp, Đức và Anh năm 2019 cho rằng một phiên bản của tên lửa có tấm chắn mũi, kích thước của nó sẽ hạn chế khối lượng đầu đạn ở mức khoảng 750 kg. Ngoài ra, họ lập luận rằng mô hình hóa tên lửa như vậy cho tầm bắn xấp xỉ 3.000 km, điều này sẽ phân loại nó là tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM).

Iran cũng đã tiếp thị Fattah-1 như một tên lửa “siêu âm”. Tên lửa siêu âm thường được xác định không chỉ bởi khả năng đạt tốc độ hơn Mach 5, mà còn bởi khả năng duy trì tốc độ đó khi thay đổi đường bay trong khí quyển xuyên suốt chuyến bay. Mặc dù tên lửa Fattah có thể phù hợp với mô tả này, nhưng phần lớn nó thuộc một loại riêng nếu xét về cách thức đạt được điều này. Fattah là tên lửa đạn đạo có thêm động cơ đẩy rắn ở đầu.

Năm 2001, Iran mua 6 tên lửa hành trình phóng từ trên không Kh-55 của Liên Xô, tầm bắn 2.500 km. Năm 2012, một quan chức Iran cho biết bản sao Kh-55 sắp ra mắt của Iran, được sửa đổi để phóng từ mặt đất bằng tên lửa đẩy sử dụng nhiên liệu rắn, sẽ có tầm bắn hơn 2.000 km. Tuy nhiên, năm 2019, một quan chức cho biết tầm bắn của tên lửa chỉ đạt 700 km. Hiện vẫn chưa có đủ nguồn thông tin công khai để xác nhận bất kỳ tuyên bố nào trong số này.

Triều Tiên thông báo thử nghiệm sức mạnh đầu đạn siêu lớn của tên lửa hành trình, Nga nói về quan điểm của Hàn Quốc liên quan Bình Nhưỡng

Triều Tiên thông báo thử nghiệm sức mạnh đầu đạn siêu lớn của tên lửa hành trình, Nga nói về quan điểm của Hàn Quốc liên quan Bình Nhưỡng

Ngày 3/2, Triều Tiên thông báo nước này hôm 2/2 đã tiến hành "cuộc thử nghiệm sức mạnh đầu đạn siêu lớn của tên lửa ...

Bước ngoặt về chất của tên lửa phóng loạt thế hệ mới của quân đội Triều Tiên

Bước ngoặt về chất của tên lửa phóng loạt thế hệ mới của quân đội Triều Tiên

Triều Tiên đã phát triển thành công hệ thống điều khiển đạn đạo, cho thấy lợi thế của hệ thống vũ khí chiến lược mới.

Thủ tướng Olaf Scholz nói về việc chuyển giao tên lửa hành trình Taurus cho Ukraine, cử tri Đức lo ngại điều gì?

Thủ tướng Olaf Scholz nói về việc chuyển giao tên lửa hành trình Taurus cho Ukraine, cử tri Đức lo ngại điều gì?

Thủ tướng Đức Olaf Scholz vẫn giữ vững lập trường “tiếp tục từ chối việc chuyển giao tên lửa hành trình Taurus cho Ukraine”.

Israel 'gõ cửa' Hội đồng Bảo an, quyết gắn 'danh hiệu' khủng bố cho lực lượng vệ binh Iran; Mỹ phản đối tấn công trả đũa

Israel 'gõ cửa' Hội đồng Bảo an, quyết gắn 'danh hiệu' khủng bố cho lực lượng vệ binh Iran; Mỹ phản đối tấn công trả đũa

Theo Tân Hoa xã, Liên hợp quốc (LHQ) ngày 13/4 (giờ Mỹ) thông báo Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ sẽ triệu tập một cuộc ...

Israel chịu đòn liên tiếp từ Iran và nhóm Hezbollah; Tehran yêu cầu Washington tránh xa xung đột, cảnh báo phản ứng còn ‘nghiêm khắc’ hơn

Israel chịu đòn liên tiếp từ Iran và nhóm Hezbollah; Tehran yêu cầu Washington tránh xa xung đột, cảnh báo phản ứng còn ‘nghiêm khắc’ hơn

Theo báo Arab News của Saudi Arabia, phái đoàn ngoại giao Iran tại Liên hợp quốc (LHQ) ngày 14/4 yêu cầu Mỹ tránh xa cuộc ...

(theo CSIS, Almashareq, TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Chảo lửa Trung Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Thị trường Halal toàn cầu được ước tính trị giá hàng nghìn tỷ USD, nêu bật tầm quan trọng của quy trình chứng nhận Halal đáng tin cậy và hiệu ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; môn bóng đá nam Olympic Paris 2024 - Nhật Bản ...
Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Các chuyên gia tuyển sinh dự báo, điểm chuẩn đại học năm nay có thể tăng cao ở nhiều ngành, trường.
Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị sau gần 4 năm "lạnh nhạt"...
Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Chiếm 20 - 55% tổng tài sản của các quốc gia, nguồn lực tự nhiên là nhân tố đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT, thách thức vị thế của Google

OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT, thách thức vị thế của Google

OpenAI vừa ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), hứa hẹn sẽ mang đến cho người dùng câu trả lời nhanh chóng, chính ...
Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị sau gần 4 năm "lạnh nhạt"...
Tin thế giới 26/7: Ông Trump từ chối tranh luận với bà Harris, EU chuyển 1,5 tỷ euro từ tài sản của Nga cho Ukraine, Nga-ASEAN tăng cường hợp tác

Tin thế giới 26/7: Ông Trump từ chối tranh luận với bà Harris, EU chuyển 1,5 tỷ euro từ tài sản của Nga cho Ukraine, Nga-ASEAN tăng cường hợp tác

Ukraine tấn công sân bay quân sự Nga ở Crimea, Nga cấm một tổ chức do Mỹ thành lập hoạt động, Trung Quốc ca ngợi thành tựu hợp tác với ASEAN, tàu chiến Trung Quốc ...
Các tổng thống vừa hội đàm, Nga chuẩn bị điều khinh hạm trang bị tên lửa 'khủng' đến Syria?

Các tổng thống vừa hội đàm, Nga chuẩn bị điều khinh hạm trang bị tên lửa 'khủng' đến Syria?

Một nguồn tin cho hay, khinh hạm đa năng Đô đốc Gorshkov của Hạm đội phương Bắc Nga sẽ cập cảng Tartus của Syria.
Tình hình Ukraine: Mỹ cự tuyệt yêu cầu 'đánh đổi' của Nga, Trung Quốc nỗ lực tháo 'ngòi nổ' xung đột

Tình hình Ukraine: Mỹ cự tuyệt yêu cầu 'đánh đổi' của Nga, Trung Quốc nỗ lực tháo 'ngòi nổ' xung đột

Mỹ tiết lộ về điều kiện Nga đặt ra để nối lại đối thoại kiểm soát vũ khí, trong khi Trung Quốc tiếp tục nỗ lực giải quyết xung đột ở Ukraine.
Xung đột ở Gaza: Australia-New Zealand-Canada ra tuyên bố chung kêu gọi ngừng bắn lập tức, Israel ra điều kiện mới, một lãnh đạo Hamas tử vong

Xung đột ở Gaza: Australia-New Zealand-Canada ra tuyên bố chung kêu gọi ngừng bắn lập tức, Israel ra điều kiện mới, một lãnh đạo Hamas tử vong

Trong một tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo của Australia, New Zealand và Canada kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Dải Gaza.
Rúng động nạn bắt cóc tống tiền ở Mozambique

Rúng động nạn bắt cóc tống tiền ở Mozambique

Tính từ năm 2014 đến nay, các băng nhóm tội phạm đã thu 33 triệu USD từ các vụ bắt cóc tống tiền ở nhiều thành phố của Mozambique.
Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 10 là cơ hội để Nhật Bản gia tăng tiếng nói và vị thế với các quốc đảo trong khu vực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Cuộc bầu cử tiếp tục nóng sau diễn biến mới xung quanh vụ ám sát bất thành nhằm vào ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump.
Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Cơ hội để lãnh đạo thành viên NATO thảo luận hàng loạt ưu tiên cấp bách của khối hiện nay.
Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã liên tục có các chuyến công du 'không báo trước' tới Ukraine, Nga, Trung Quốc và có thể là cả Mỹ trong tuần này.
Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Cuộc bầu cử trước thời hạn lần này có thể đánh dấu sự chuyển giao quyền lực quan trọng giữa hai chính đảng hàng đầu tại nước Anh.
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Chúng ta không thể tác động đến vận mệnh của Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ. Những gì chúng ta có thể làm là giữ cho ASEAN đoàn kết và kiên cường.
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động