“Vết thương” Huawei khoét sâu vào quan hệ Mỹ - Trung

Sự việc liên quan đến Giám đốc Tài chính Tập đoàn Huawei Mạnh Vãn Chu đã khoét sâu thêm bất đồng về thương mại, công nghệ và an ninh mạng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
vet thuong huawei khoet sau vao quan he my trung ​Mỹ dọa hạn chế chia sẻ thông tin tình báo với Đức vì Huawei
vet thuong huawei khoet sau vao quan he my trung Ngoại trưởng Trung Quốc: Bắc Kinh sẽ không là "những con cừu im lặng" trong vụ Huawei

Là một trong những mắt xích trong chiến lược “Made in China 2025”, Tập đoàn công nghệ Huawei được kỳ vọng sẽ hiện thực hoá mục tiêu biến Trung Quốc thành siêu cường công nghệ vào năm 2025. Tuy nhiên, việc các nhà chức trách Canada bắt giữ “Công chúa Huawei” Mạnh Vãn Chu tại Vancouver theo yêu cầu của Mỹ tiếp tục thổi bùng căng thẳng và đẩy cạnh tranh chiến lược giữa Washington và Bắc Kinh sang một giai đoạn khốc liệt hơn.

Cú giáng mạnh vào đối thủ tiềm năng

Sau khi Mỹ từ chối cho phép Huawei tham gia đấu thầu dự án đầu tư mạng lưới viễn thông 3G và nâng cấp mạng lưới mạng không dây cho hãng viễn thông Sprint, tháng 10/2012, Quốc hội Mỹ đã ban hành Dự luật H.R.4747 về “Bảo vệ Thông tin liên lạc của Chính phủ Hoa Kỳ”. Theo đó, dự luật này cáo buộc Huawei là mối đe doạ an ninh quốc gia của Washington, khiến cho doanh thu của Huawei tại thị trường Mỹ sụt giảm mạnh. Năm 2017, một công ty Trung Quốc khác là ZTE cũng bị cáo buộc vận chuyển trái phép các mặt hàng có nguồn gốc Mỹ sang Iran. Hành động này được cho là vi phạm nghiêm trọng Đạo luật về “Quyền hạn Kinh tế trong Tình trạng Khẩn cấp Quốc tế” được Chính phủ Mỹ ban hành năm 1977.

vet thuong huawei khoet sau vao quan he my trung
Bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc tài chính của tập đoàn công nghệ Huawei, Trung Quốc. (Nguồn: NewDaily)
Hãng tin Bloomberg cho biết, Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu có thể là một iFan cuồng nhiệt. Tại thời điểm bị bắt giữ, bà Mạnh sử dụng iPhone 7 Plus, iPad Pro và MacBook Air bên cạnh chiếc điện thoại Huawei Mate 20 RS Porsche Edition - sản phẩm duy nhất của Huawei mà bà mang theo.

Trước cáo buộc Huawei làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc, cùng lệnh cấm sử dụng thiết bị hoặc giao dịch với những nhà thầu đang sử dụng thiết bị của Huawei, tập đoàn viễn thông đã phủ nhận cáo buộc trên và cho rằng Washington đã không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào. Phía Trung Quốc cũng cho biết, việc Chính phủ Mỹ ban hành lệnh cấm Huawei đấu thầu các dự án tại Washington là không quan trọng.

Tháng 1/2018, thương vụ hợp tác phân phối điện thoại thông minh giữa Huawei và AT&T của Mỹ “đổ bể” vào phút chót xuất phát từ những lo ngại rằng thiết bị của Huawei sẽ là mối đe doạ an ninh đối với quốc gia và người dùng cá nhân Mỹ. Giới chức Washington cho biết, Huawei nhiều khả năng tạo điều kiện cho các hoạt động gián điệp của Trung Quốc thông qua việc cài đặt các thiết bị hỗ trợ trực tuyến trên nền tảng điện tử để nghe lén hoặc chia sẻ bí mật về thông tin khách hàng.

Trong bối cảnh Huawei vượt qua Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại lớn thứ hai thế giới vào ngày 19/7/2018 và Mỹ đầu tư hàng tỷ USD để nâng cấp phương thức liên lạc, Washington được cho là đã và đang nỗ lực thuyết phục châu Âu và những đồng minh khác “tẩy chay” tập đoàn viễn thông lớn nhất Trung Quốc này. Theo đó, Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Canada, Australia, Nhật Bản, New Zealand và một số chính phủ khác đã áp đặt các biện pháp hạn chế sử dụng công nghệ Huawei đối với các vấn đề bảo mật và an ninh quốc gia. Đáp lại động thái đó, chính phủ Trung Quốc khẳng định, Mỹ đang phóng đại những quan ngại của Washington về mặt an ninh nhằm ngăn chặn một đối thủ tiềm năng như Bắc Kinh.

Ăn miếng, trả miếng

Ngày 1/12/2018, khi vừa đặt chân xuống máy bay từ Hongkong tới Vancouver, Giám đốc Tài chính của Tập đoàn Huawei Mạnh Vãn Chu đã ngay lập tức bị cảnh sát Canada bắt giữ theo yêu cầu từ phía chức trách Mỹ.

Động thái trên được đánh giá là một nước cờ cao tay khi bà Mạnh Vãn Chu bị bắt giữ chỉ vài giờ trước khi lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới gặp nhau tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 với kết quả là “đình chiến” 90 ngày trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Thêm vào đó, việc lựa chọn địa điểm bắt giữ “Công chúa Huawei” cũng thể hiện toan tính rõ ràng của các nhà chức trách Mỹ nhằm kéo Ottawa xích lại gần Washington hơn khi thỏa thuận thương mại Canada ký kết với Mỹ và Mexico còn chưa ngã ngũ.

Sau 3 phiên điều trần, tòa án British Columbia cho phép bà Mạnh Vãn Chu được tại ngoại với số tiền bảo lãnh 7,5 triệu USD cùng một số điều kiện khác. Theo đó, Mỹ có 30 ngày để gửi yêu cầu dẫn độ bà Mạnh.

Sau khi ái nữ của Chủ tịch một trong những tập đoàn viễn thông lớn nhất thế giới bị bắt giữ, ngày 8 - 9/12/2018, Bộ Ngọai giao Trung Quốc đã tìm kiếm các biện pháp trả đũa bằng cách triệu hồi Đại sứ Canada tại Trung Quốc để phản đối, đề nghị Canada lập tức thả người. Trung Quốc cũng đồng thời triệu hồi Đại sứ Mỹ, cáo buộc Mỹ vi phạm quyền và lợi ích chính đáng của công dân nước này và đề nghị Mỹ rút lại lệnh bắt giữ với bà Mạnh Vãn Chu.

Ottawa sau đó đã phải nhận “quả đắng” từ Bắc Kinh khi cựu nhân viên ngoại giao Michael Kovrig bị bắt giữ mà không rõ lý do tại Trung Quốc cùng thời điểm bà Mạnh bị xét xử. Hai công dân Canada khác mà Bắc Kinh công khai bắt giữ là Michael Spavor – điều hành công ty du lịch Triều Tiên và nữ giáo viên tiếng Anh Sarah Mclver. Đó là chưa kể đến 10 công dân Canada khác chưa được công bố danh tính, cùng hàng loạt trừng phạt kinh tế mà Bắc Kinh có thể dành cho Ottawa.

Về phần mình, luật sư đại diện cho bà Mạnh Vãn Chu đã đệ đơn lên Tòa án Tối cao British Columbia để khởi kiện chính phủ Canada, Cơ quan Dịch vụ Biên giới (CBSA) và Cảnh sát Hoàng gia Canada vi phạm nghiêm trọng quyền theo hiến pháp của bà khi bắt, lục soát và thẩm vấn trong ba giờ tại sân bay Vancouver.

Trong đơn kiện trình lên tòa án ngày 1/3, luật sư đại diện cho bà Mạnh cáo buộc việc các sĩ quan thu thập bằng chứng và thông tin từ nữ giám đốc tài chính Huawei đã vi phạm Hiến chương Canada về Quyền và Tự do. Tuy nhiên, số phận của công chúa Huawei cho đến nay vẫn chưa được định đoạt.

vet thuong huawei khoet sau vao quan he my trung

“Con át chủ bài” trên bàn thương thảo

Kể từ khi lên nắm quyền, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã có nhiều động thái cải thiện và mở rộng quan hệ kinh tế với Bắc Kinh. Tuy nhiên, với việc Ottawa ngả về phía Washington trong vụ “Công chúa Huawei” và ông chủ Toà Bạch Ốc Trump tuyên bố sẽ can thiệp nếu điều này phục vụ cho lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ, có thể thấy Mỹ cũng có những tính toán riêng trong từng bước đi, trong đó có mong muốn kéo cả một mặt trận đồng minh chống lại Trung Quốc.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định: “Chúng tôi vẫn tin rằng, Mỹ và Huawei sẽ không và không nên tiến tới đối đầu, cách giải quyết vấn đề có thể được tìm thấy miễn là dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau”.

Trước tiên, việc Mỹ bắt giữ Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu là nhằm thể hiện sức mạnh của Washington. Bắt giữ một lãnh đạo chóp bu của Huawei là nhằm thực hiện hai vấn đề ưu tiên hàng đầu của chính quyền Tổng thống Trump: xác minh việc Huawei ăn cắp bí mật thương mại của công ty Mỹ và vi phạm lệnh trừng phạt của Washington nhằm vào Iran.

Thứ hai, lệnh bắt giữ “công chúa Huawei” mang theo hàm ý cảnh báo nghiêm túc tới giới doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu của Trung Quốc về các hoạt động gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích thương mại và an ninh quốc gia của Mỹ.

Quan trọng hơn, trong bối cảnh đàm phán thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang diễn ra, Tổng thống Trump có thể lấy “con át chủ bài” này ra để gây sức ép với Trung Quốc trên bàn thương thảo. Theo đó, nhiều khả năng Mỹ sẽ đưa vào trong thoả thuận thương mại sắp tới các vấn đề về chống gián điệp kinh tế, sở hữu trí tuệ hay chuyển giao công nghệ. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng của cường quốc Đông Bắc Á, đồng thời khiến cho việc hiện thực hóa chiến lược “Made in China 2025” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở nên xa vời.

Cuối cùng, lợi ích cốt lõi mà Washington theo đuổi là yêu cầu Bắc Kinh ngay lập tức dừng mọi hoạt động gián điệp kinh tế, ăn cắp công nghệ hay bắt buộc các doanh nghiệp Mỹ chuyển giao công nghệ để đổi lấy quyền được hoạt động tại thị trường đông dân nhất thế giới này.

Sự phát triển về khoa học công nghệ đã khiến Mỹ vượt trội và nổi bật hơn so với phần còn lại của thế giới. Mặc dù Trung Quốc đang nỗ lực để thay đổi vị trí siêu cường công nghệ toàn cầu của Mỹ, song với việc Washington đang nắm giữ “con át chủ bài” Mạnh Vãn Chu, cuộc đua tranh giữa hai cường quốc này vẫn chưa có hồi kết.

vet thuong huawei khoet sau vao quan he my trung Lý do “Made in China 2025” không xuất hiện tại Lưỡng hội Trung Quốc

Cộng đồng quốc tế đã ít nhiều sửng sốt trước việc “Báo cáo công tác chính phủ” do Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ...

vet thuong huawei khoet sau vao quan he my trung Vì sao Huawei nắm giữ tương lai 5G?

Nhà Trắng có thể nghĩ rằng họ đang "tất tay" cản trở tham vọng xây dựng đế chế 5G hùng mạnh của Huawei bằng những ...

vet thuong huawei khoet sau vao quan he my trung Tập đoàn Huawei khởi kiện Chính phủ Mỹ

Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc ngày 7/3 cho biết tập đoàn này đã chính thức khởi kiện Chính phủ Mỹ liên quan ...

Hải An

Đọc thêm

Xuất khẩu giảm, đầu tư yếu - Bài toán hóc búa của kinh tế Hàn Quốc

Xuất khẩu giảm, đầu tư yếu - Bài toán hóc búa của kinh tế Hàn Quốc

Chính phủ Hàn Quốc nhận định áp lực suy giảm kinh tế đã kéo dài sáu tháng trong bối cảnh nhu cầu nội địa, gồm tiêu dùng và đầu tư ...
'Thiên thời địa lợi', Brazil củng cố vị thế là một trong những nhà cung cấp lương thực hàng đầu thế giới

'Thiên thời địa lợi', Brazil củng cố vị thế là một trong những nhà cung cấp lương thực hàng đầu thế giới

Sản lượng nông nghiệp của Brazil trong niên vụ 2024/25 sẽ đạt mức kỷ lục gần 333 triệu tấn, tăng 13,6% so với niên vụ trước.
Lời hẹn mùa vải tháng Sáu

Lời hẹn mùa vải tháng Sáu

Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam từng có một lời hẹn đặc biệt với phóng viên Việt Nam, một lời hẹn mùa vải tháng Sáu…
Mỹ truy quét nhập cư: Tổng thống Trump giành được một chiến thắng, thủy quân lục chiến lần đầu bắt dân thường ở Los Angeles

Mỹ truy quét nhập cư: Tổng thống Trump giành được một chiến thắng, thủy quân lục chiến lần đầu bắt dân thường ở Los Angeles

Tổng thống Mỹ có thể tiếp tục triển khai Vệ binh quốc gia tại Los Angeles khi các cuộc biểu tình phản đối truy quét nhập cư dự kiến sẽ ...
Thiếu hụt hướng dẫn viên trầm trọng, ngành du lịch Nhật Bản báo động tình trạng khủng hoảng nhân lực

Thiếu hụt hướng dẫn viên trầm trọng, ngành du lịch Nhật Bản báo động tình trạng khủng hoảng nhân lực

Các chuyên gia nhận định, sử dụng công nghệ và đào tạo thế hệ kế cận là giải pháp trọng tâm để vượt qua khủng hoảng nhân lực ở Nhật ...
Bình Thuận: Ngọn gió mới trên bản đồ du lịch sáng tạo

Bình Thuận: Ngọn gió mới trên bản đồ du lịch sáng tạo

Bình Thuận sở hữu hệ sinh thái du lịch đa dạng từ biển đảo, cồn cát, suối khoáng đến di sản văn hóa Chăm và làng nghề truyền thống.
Mỹ truy quét nhập cư: Tổng thống Trump giành được một chiến thắng, thủy quân lục chiến lần đầu bắt dân thường ở Los Angeles

Mỹ truy quét nhập cư: Tổng thống Trump giành được một chiến thắng, thủy quân lục chiến lần đầu bắt dân thường ở Los Angeles

Tổng thống Mỹ có thể tiếp tục triển khai Vệ binh quốc gia tại Los Angeles khi các cuộc biểu tình phản đối truy quét nhập cư dự kiến sẽ tiếp diễn.
Vụ rơi máy bay ở Ấn Độ: Thấy cả hai hộp đen, Anh-Ấn hợp tác tìm sự thật, liệu có 'chiếc ghế an toàn' sau sự sống sót thần kỳ của hành khách duy nhất?

Vụ rơi máy bay ở Ấn Độ: Thấy cả hai hộp đen, Anh-Ấn hợp tác tìm sự thật, liệu có 'chiếc ghế an toàn' sau sự sống sót thần kỳ của hành khách duy nhất?

Các lực lượng chức năng đã tìm thấy cả hai hộp đen của chiếc máy bay xấu số bị rơi ngày 12/6 ở Ấn Độ, khiến 241 người trên máy bay thiệt mạng.
Căng thẳng Israel-Iran: Hội đồng Bảo an nhóm họp khẩn, Nga yêu cầu một điều, quân đội Mỹ ở Trung Đông có biến động

Căng thẳng Israel-Iran: Hội đồng Bảo an nhóm họp khẩn, Nga yêu cầu một điều, quân đội Mỹ ở Trung Đông có biến động

Hội đồng Bảo an LHQ nhóm họp phiên khẩn cấp để thảo luận về các diễn biến xung đột mới nhất giữa Iran và Israel.
Căng thẳng Israel-Iran: Tehran phản đòn với mưa tên lửa nhằm vào đối phương, báo động không kích toàn Israel, quốc tế nỗ lực hạ nhiệt

Căng thẳng Israel-Iran: Tehran phản đòn với mưa tên lửa nhằm vào đối phương, báo động không kích toàn Israel, quốc tế nỗ lực hạ nhiệt

Iran phóng nhiều tên lửa nhằm vào lãnh thổ Israel, sau đó, loạt tiếng nổ lớn vang lên tại thành phố Tel Aviv.
Australia: Bất chấp làn sóng phản đối AUKUS gia tăng cùng việc xem xét lại của Mỹ, Thủ tướng Albanese vững niềm tin

Australia: Bất chấp làn sóng phản đối AUKUS gia tăng cùng việc xem xét lại của Mỹ, Thủ tướng Albanese vững niềm tin

Thủ tướng Australia mới đây đã thể hiện niềm tin vào tương lai của thỏa thuận an ninh ba bên giữa hai nước này với Anh và Mỹ (AUKUS).
Mông Cổ có Thủ tướng mới

Mông Cổ có Thủ tướng mới

Ông Zandanshatar Gombojav được bổ nhiệm làm Thủ tướng mới của Mông Cổ theo đề xuất của đảng Nhân dân Mông Cổ cầm quyền.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Vươn mình vượt thách thức

Hội nghị thượng đỉnh G7: Vươn mình vượt thách thức

Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Canada là cơ hội để nhóm tái khẳng định vai trò trong bối cảnh thế giới đứng trước hàng loạt thách thức.
Lắng nghe tiếng nói của đại dương

Lắng nghe tiếng nói của đại dương

Liệu Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần này có thể tạo nên đột phá cần thiết trong nỗ lực bảo vệ 70% diện tích của thế giới?
Bước ngoặt ở Mông Cổ

Bước ngoặt ở Mông Cổ

Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại Mông Cổ, một Thủ tướng đương chức bị bãi nhiệm theo hình thức bỏ phiếu tín nhiệm.
Mỹ dỡ bỏ trừng phạt Syria: Quyết định tranh cãi nhưng thực dụng

Mỹ dỡ bỏ trừng phạt Syria: Quyết định tranh cãi nhưng thực dụng

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent gần đây đã chính thức công bố quyết định dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Syria.
Thủ tướng Campuchia thăm Nhật Bản: Tìm động lực phát triển mới

Thủ tướng Campuchia thăm Nhật Bản: Tìm động lực phát triển mới

Chuyến công du của Thủ tướng Hun Manet tới Nhật Bản mang nhiều hàm ý quan trọng trong chính sách đối ngoại của Campuchia.
Hội nghị thượng đỉnh Anh-EU: Bước khởi đầu hàn gắn

Hội nghị thượng đỉnh Anh-EU: Bước khởi đầu hàn gắn

Hội nghị thượng đỉnh Anh-EU là lần đầu tiên cơ chế họp cấp cao giữa hai bên được thiết lập lại sau nửa thập niên Anh rời khối.
Iran tìm ra đòn bẩy mới 'né' phương Tây: Chậm mà chắc

Iran tìm ra đòn bẩy mới 'né' phương Tây: Chậm mà chắc

Trước sự đình trệ của các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ, Iran dường như ngày càng cam kết gắn bó hơn với chính sách 'hướng Đông'.
Nhân tố mới trong chính sách của Mỹ ở Trung Đông: 'Thuyền lên, nước lên'

Nhân tố mới trong chính sách của Mỹ ở Trung Đông: 'Thuyền lên, nước lên'

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ có chính sách 'đảo chiều' với Syria làm dấy lên hy vọng cho Sudan.
NATO lập kế hoạch 'lấy lòng' ông Trump

NATO lập kế hoạch 'lấy lòng' ông Trump

NATO đang lên kế hoạch cho một hội nghị thượng đỉnh nhằm thuyết phục ông Trump về những cam kết quốc phòng.
Báo Lào: Thời cơ vàng để Việt Nam tăng tốc, vươn mình phát triển

Báo Lào: Thời cơ vàng để Việt Nam tăng tốc, vươn mình phát triển

Đó là nhận định về giai đoạn, thời cơ vàng phát triển hiện nay của Việt Nam trong bài viết trên ấn phẩm điện tử của tờ Pasaxon của Lào số ra ngày 3/6.
Mở khóa chiến dịch 'mạng nhện' - nước cờ cao tay của Ukraine

Mở khóa chiến dịch 'mạng nhện' - nước cờ cao tay của Ukraine

Chiến dịch mang mật danh 'mạng nhện' được lên kịch bản kỹ lưỡng của Ukraine đã hé lộ nhiều lỗ hổng an ninh của Nga.
Thêm 'mặt trận' cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung mới, chuyên gia dự báo Washington 'không thể cản bước' Bắc Kinh

Thêm 'mặt trận' cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung mới, chuyên gia dự báo Washington 'không thể cản bước' Bắc Kinh

Việc Bắc Kinh ngày càng xích lại gần Mỹ Latinh cho thấy sự tập trung và mở rộng chiến lược của quốc gia Đông Bắc Á đối với khu vực này.
Phiên bản di động