Vì hòa bình và phát triển bền vững trong ASEM

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 13 của Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM) diễn ra tại Nay Pyi Taw, Myanmar đã thành công. Đây là hoạt động quan trọng chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEM 12 diễn ra vào tháng 10 năm sau tại Brussel (Bỉ). Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
vi hoa binh va phat trien ben vung trong asem Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp xúc song phương tại ASEM 13
vi hoa binh va phat trien ben vung trong asem Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh dự Hội nghị ASEM lần thứ 13

Tham dự Hội nghị lần này có Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn của 53 thành viên ASEM, gồm 21 quốc gia châu Á, 30 quốc gia châu Âu và Liên minh châu Âu (EU) cùng Ban Thư ký ASEAN. Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu.

vi hoa binh va phat trien ben vung trong asem
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM 13 tại Myanmar.
Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển (từ năm 1996), ASEM đã trở thành cơ chế đối thoại quan trọng, hợp tác lớn nhất giữa hai châu lục, hội tụ 53 thành viên, trong đó có 4 thành viên là thường trực Hội đồng Bảo an LHQ và 12 thành viên thuộc G20, đại diện gần 68% dân số thế giới, đóng góp khoảng 55 % GDP và gần 60 % thương mại toàn cầu.

Việt Nam với những đề xuất phát triển

Là một trong những thành viên sáng lập ASEM, Việt Nam luôn phát huy vai trò chủ động tham gia hợp tác Á - Âu. Qua 2 thập kỷ tham gia, Việt Nam luôn là một thành viên năng động và có trách nhiệm, ghi những dấu mốc có ý nghĩa trong chặng đường phát triển của ASEM, góp phần nâng cao vai trò và vị thế của Diễn đàn.

Tinh thần ấy lại một lần nữa được phát huy tại Hội nghị. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh là một trong 4 Trưởng đoàn được mời phát biểu dẫn đề tại Phiên 1 về “Gắn kết hài hòa giữa hòa bình và phát triển bền vững”.

Trong phát biểu, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh: “Kể từ sau Hội nghị Cấp cao ở Ulan Bator (Mông Cổ), năm vừa qua là một năm đầy thử thách đối với hai khu vực và toàn thế giới. Cục diện khu vực và quốc tế tiếp tục chuyển biến nhanh chóng và phức tạp hơn, thậm chí có những chuyển dịch, đem lại cả thời cơ và thách thức đan xen. Bước vào thập kỷ thứ ba, ASEM đứng trước thời khắc chuyển đổi quan trọng, vì vậy, cần tiếp tục đổi mới và khẳng định vị thế của mình trong cấu trúc toàn cầu đang định hình và đây là lúc ASEM cần xây dựng tầm nhìn cho một ASEM có trách nhiệm và có khả năng thích ứng, đi đầu thúc đẩy hợp tác đa phương...".

Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng đề xuất, châu Á và châu Âu cần tiếp tục đi đầu duy trì hòa bình và ổn định thế giới, thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế. Hai châu lục cũng cần tiên phong trong triển khai các Mục tiêu phát triển bền vững 2030, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bao trùm, giảm nghèo, kết nối toàn diện và chất lượng, phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, ứng phó biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro thiên tai, quản lý bền vững các nguồn tài nguyên, an ninh lương thực – nguồn nước – năng lượng.

vi hoa binh va phat trien ben vung trong asem
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tham dự Hội nghị ASEM FMM 13.

ASEM cũng cần tiếp tục ủng hộ quản trị kinh tế toàn cầu công bằng và cân bằng, hệ thống thương mại đa phương mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ; trao đổi các vấn đề thương mại và đầu tư thế hệ mới; phát triển các chuỗi giá trị và cung ứng toàn cầu, tăng cường sự sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa….

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng khẳng định cam kết của các nhà Lãnh đạo các nền kinh tế APEC tại Hội nghị ở Đà Nẵng vừa qua về tự do thương mại và đầu tư, ủng hộ hệ thống thương mại đa phương, thúc đẩy phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội, xây dựng tầm nhìn APEC sau năm 2020, triển vọng hoàn tất Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương Toàn diện và Tiến bộ (CPTPP); khẳng định xu thế hòa bình, ổn định, hội nhập kinh tế và phát triển bền vững ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tạo thêm động lực cho tăng cường quan hệ đối tác Á - Âu.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam và các nước ASEAN đã và đang phối hợp chặt chẽ với cộng đồng quốc tế, trong đó có các thành viên ASEM, để bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, và bảo đảm các tuyến giao thương trong và ngoài khu vực không bị cản trở. Là thành viên tích cực, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục phối hợp với các thành viên ASEM đóng góp vào nỗ lực duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới.

Trong khuôn khổ ASEM, Việt Nam đã đề xuất 22 sáng kiến và đồng tác giả 26 sáng kiến khác. Tất cả các sáng kiến đã được triển khai, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực văn hoá, y tế, giao thông vận tải, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, khoa học-công nghệ, du lịch, kinh tế, tăng trưởng xanh, an sinh xã hội. Năm 2017, Việt Nam cũng đã triển khai thành công sáng kiến về “Hội nghị ASEM về giáo dục sáng tạo và xây dựng nguồn nhân lực vì phát triển bền vững” do Việt Nam đề xuất. Việt Nam cũng là một trong những thành viên đi đầu khởi xướng và duy trì các sáng kiến, hoạt động trong 5/16 Nhóm hợp tác về quản lý nước, ứng phó thiên tai và đào tạo nghề, giáo dục và phát triền nguồn nhân lực và kết nối công nghệ.

Thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và trật tự công bằng

Vai trò của ASEM như là một cơ chế đối thoại và hợp tác quan trọng, là khuôn khổ sinh động thể hiện quyết tâm chung của các thành viên nhằm tăng cường quan hệ đối tác giữa hai châu lục Á - Âu đã được khẳng định tại các dịp hội nghị trong khuôn khổ ASEM. Thông điệp này lại một lần nữa được Cố vấn quốc gia, Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar Aung San Suu Kyi nhấn mạnh tại khai mạc Hội nghị lần này.

Với chủ đề "Tăng cường quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững", Hội nghị đề ra những định hướng, tầm nhìn của hợp tác ASEM trong thập niên thứ ba với các biện pháp cụ thể thúc đẩy hợp tác trên cả ba trụ cột là đối thoại chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác trên các lĩnh vực khác.

Tại phiên họp toàn thể thứ nhất về "Gắn kết hài hòa giữa hòa bình và phát triển bền vững", Hội nghị nhất trí tăng cường đối thoại và hợp tác duy trì hòa bình và ổn định ở hai khu vực và trên thế giới, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và trật tự thế giới công bằng và dân chủ trên cơ sở các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ) và luật pháp quốc tế; đẩy mạnh hợp tác giải quyết các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống. Các Bộ trưởng khẳng định cần tiếp tục phối hợp chính sách, thúc đẩy thương mại và đầu tư, ủng hộ hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ với vai trò trung tâm của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; thúc đẩy tăng trưởng bền vững, bao trùm và cân bằng.

Kết nối ứng phó với thách thức toàn cầu

Tại Hội nghị, các Bộ trưởng cũng cam kết đẩy mạnh triển khai Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, chú trọng hỗ trợ tài chính, giảm nghèo, ứng phó biến đổi khí hậu, thiên tai, thúc đẩy hợp tác Mekong-Danube về quản lý nguồn nước, chuyển giao công nghệ và xây dựng năng lực cho các nước đang phát triển, tăng cường sự đóng góp của thanh niên, phụ nữ và doanh nghiệp.

 Tại phiên toàn thể thứ hai về “Thúc đẩy quan hệ đối tác ASEM năng động và gắn kết hơn trong thập niên thứ ba của hợp tác”, Hội nghị khẳng định thúc đẩy quan hệ đối tác mạnh mẽ và năng động hơn giữa châu Á và châu Âu trong khi vẫn giữ vững các giá trị cốt lõi và các nguyên tắc của ASEM. Hội nghị dành thời gian trao đổi sâu về vấn đề kết nối, nhất trí kết nối là một nội hàm quan trọng của hợp tác ASEM, góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác Á-Âu trong nỗ lực ứng phó với các thách thức toàn cầu và phát triển bền vững.

Các Bộ trưởng nhất trí tăng cường hợp tác kết nối trên cả ba phương diện hạ tầng cơ sở, thể chế và con người, đặc biệt là thương mại, đầu tư, giao thông vận tải, kết nối số, giao lưu nhân dân, giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, du lịch. Hội nghị hoan nghênh đề xuất của Nhóm Công tác ASEM về kết nối, trong đó xác định các lĩnh vực ưu tiên và lộ trình triển khai để trình lên Hội nghị Cấp cao ASEM lần thứ 12 vào năm tới tại Bỉ.

Các vấn đề quốc tế và khu vực cũng được các Bộ trưởng thảo luận sôi nổi, đặc biệt các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh, chủ nghĩa khủng bố, không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, an ninh hàng hải… Các thành viên chia sẻ đánh giá về tình hình phức tạp tại Trung Đông-Bắc Phi, Ukraine, khủng hoảng nhập cư, tác động của việc Anh rút khỏi EU. Nhiều thành viên bày tỏ quan ngại trước những diễn biến đang tác động đến môi trường an ninh tại châu Á, trong đó có Bán đảo Triều Tiên, Biển Đông và Hoa Đông.

Hội nghị nhất trí về nhu cầu cấp thiết cần tăng cường hợp tác nhằm duy trì hòa bình, an ninh và ổn định; khẳng định cam kết cùng nỗ lực bảo đảm hòa bình, ổn định và thịnh vượng, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, tự do thương mại; đề cao các biện pháp xây dựng lòng tin, nguyên tắc kiềm chế sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương LHQ và Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 13 đã kết thúc tốt đẹp. Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Chủ tịch với nhiều quyết định quan trọng. Các Bộ trưởng cũng thông qua 15 sáng kiến mới, trong đó có sáng kiến của Việt Nam về “Hội nghị ASEM về cùng hành động ứng phó biến đổi khí hậu nhằm đạt các Mục tiêu về phát triển bền vững” được đánh giá cao và nhiều thành viên tham gia đồng bảo trợ. 

Trong khuôn khổ Hội nghị tại thủ đô Nay Pyi Taw, Myanmar, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Ngoại giao các nước: Pháp, Luxembourg, Hungary, Phần Lan, Romania, Đức, Na Uy; tiếp Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Thương mại Ireland. Tại các cuộc gặp, các nước đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam, chúc mừng Việt Nam tổ chức thành công Tuần lễ Cấp cao APEC 2017; bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam.
vi hoa binh va phat trien ben vung trong asem Đối thoại ASEM: Việt Nam kiến nghị về quản lý nguồn nước

Ngày 25/10, Đối thoại Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) lần thứ 6 về quản lý nguồn nước và phát triển bền vững ...

vi hoa binh va phat trien ben vung trong asem Việt Nam tham dự Hội nghị ASEM về nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ

Trong hai ngày 25-26/5, Hội nghị của Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) về “Nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ: ...

vi hoa binh va phat trien ben vung trong asem Đổi mới giáo dục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Chiều 31/3, tại thành phố Huế, Hội nghị ASEM về “Giáo dục sáng tạo và xây dựng nguồn nhân lực vì phát triển bền vững” ...

Hằng Phạm (tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Dự đoán kết quả Bầu cử Mỹ: Nếu bà Harris đánh bại ông Trump, đây sẽ là lời giải đáp

Dự đoán kết quả Bầu cử Mỹ: Nếu bà Harris đánh bại ông Trump, đây sẽ là lời giải đáp

Tờ New York Times đăng bài viết lý giải những thành tố đóng góp vào thành công của ứng cử viên Tổng thống Mỹ Harris, nếu như bà chiến thắng.
Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 11/2024

Bảng giá xe hãng Peugeot của các dòng như 2008 2021, Traveller 2021, 3008 2021, 5008 2021, 408 2023 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm?

Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm?

Công ty SPP thông tin, châu Âu vẫn chưa đạt được thoả thuận thay thế khí đốt Nga qua đường ống bằng khí đốt từ Azerbaijan.
Wedge Holdings và SBNV khuấy động sự kiện Hobby Horizon Escape Velocity với dòng sản phẩm anime đình đám

Wedge Holdings và SBNV khuấy động sự kiện Hobby Horizon Escape Velocity với dòng sản phẩm anime đình đám

Cuối tuần qua, Wedge Holdings từ Nhật Bản và Showa Brain Navi Vietnam (SBNV) đã làm nổi bật sự kiện Hobby Horizon Escape Velocity tại TP. Hồ Chí Minh
Xe tay ga Honda BeAT đăng ký bản quyền kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Xe tay ga Honda BeAT đăng ký bản quyền kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Hãng xe Nhật Bản vừa đăng ký bản quyền kiểu dáng công nghiệp Honda BeAT tại Việt Nam, từng bước làm mới danh mục xe để gia tăng tính cạnh ...
Đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Nội

Đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Nội

Đồng bào dân tộc thiểu số của thành phố Hà Nội cư trú tập trung theo cộng đồng tại 119 thôn, thuộc 14 xã của 5 huyện.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động