Vì sao ‘huyền thoại’ súng trường AK của Nga khó lật đổ?

Quang Hiếu
Súng trường AK của Nga phải vượt qua các bài kiểm tra khắc nghiệt nhất thế giới mà không loại vũ khí nào khác có thể so được nhằm đạt tiêu chuẩn sử dụng trong quân đội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Súng trường AK là vũ khí Nga được nhiều lực lượng quân đội ở các quốc gia trên thế giới lựa chọn. (Nguồn: Sputnik)
Súng trường AK là vũ khí Nga được nhiều lực lượng quân đội ở các quốc gia trên thế giới lựa chọn. (Nguồn: Sputnik)

Cho đến nay, súng trường tấn công AK vẫn là loại súng duy nhất có khả năng hoạt động trong sa mạc, bão tuyết, các trận mưa nhiệt đới hay môi trường nhiều khói bụi. Những tính năng này đã khiến nó trở thành thứ vũ khí được lực lượng quân đội ở nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn.

Đại diện của Tập đoàn vũ khí Kalashnikov Concern của Nga cho biết, họ tạo ra một loại vũ khí độc đáo như vậy vào năm 1947 như thế nào và tại sao đến nay súng AK vẫn là thứ vũ khí đáng tin cậy nhất sau hơn 70 năm kể từ khi ra đời.

Hai lý do khiến AK vượt trội

Ông Vladimir Onokoy, người đứng đầu Cục Hợp tác Kỹ thuật Quân sự của Kalashnikov Concern, chỉ ra hai lý do chính khiến AK trở thành một trong những loại súng trường tấn công đáng tin cậy nhất.

Lý do thứ nhất là nhờ hệ thống kiểm tra và đánh giá vũ khí nghiêm ngặt của Nga.

Được tạo ra sau Thế chiến thứ II, hệ thống này phân tích kinh nghiệm thực tiễn và cải tiến mới đối với các loại vũ khí.

Tiêu chuẩn hàng đầu của hệ thống này luôn là độ tin cậy, thích ứng với môi trường.

Ông Vladimir Onokoy nhấn mạnh: “Nếu một khẩu súng không hoạt động tốt trong môi trường thực tế - nơi nó sẽ được sử dụng, thì những công dụng khác sẽ chẳng còn quan trọng”.

Đại diện Kalashnikov cũng lưu ý các tiêu chuẩn của súng AK được cải thiện và thích nghi theo thời gian. Chẳng hạn, ngày nay, cả súng và hệ thống ngắm bắn điện tử của nó đều phải trải qua quá trình thử nghiệm và nâng cấp.

Lý do thứ hai là chất lượng sản xuất và nhiều tính năng được các kỹ sư thiết kế đưa vào thế hệ AK mới.

Các kỹ sư thiết kế súng AK nghiên cứu, thử nghiệm và đi vào từng chi tiết. Bởi vậy, khi các khẩu AK do Nga sản xuất thử nghiệm cùng với các bản sao của AK được sản xuất ở các nước khác, thì chỉ những khẩu AK của Nga mới vượt qua được các bài kiểm tra khắc nghiệt.

Chất lượng sản xuất và nhiều tính năng được các kỹ sư thiết kế đưa vào thế hệ AK mới. (Nguồn: Global Look Press)
Chất lượng sản xuất và nhiều tính năng được các kỹ sư thiết kế đưa vào thế hệ AK mới. (Nguồn: Global Look Press)

Những thử nghiệm “sinh tồn”

Vào năm 2020, ông Vladimir Onokoy đích thân đến thăm một cơ sở nơi các kỹ sư quân sự tiến hành thử nghiệm vũ khí để tìm hiểu liệu AK có thực sự có khả năng hoạt động trong những môi trường khắc nghiệt nhất thế giới hay không.

Nằm ở ngoại ô Moscow, nhà máy có nhiều phòng mô phỏng sa mạc, bão tuyết, mưa nhiệt đới, và các điều kiện thời tiết khắc nghiệt khác.

Tại đây, các khẩu súng trường phải trải qua loạt thử nghiệm “sinh tồn” liên tiếp.

Trước tiên, các kỹ sư làm nóng khẩu súng trường lên đến +60 độ C và sau đó đưa chúng vào “sa mạc” - căn phòng trang bị công nghệ mới nhất mô phỏng bão cát để cát bụi bám vào súng.

Tiếp theo, khẩu súng đó tiếp tục được đưa đến trường bắn để tìm hiểu xem nó có khả năng hoạt động hay không. Theo các kỹ sư của nhà máy, rất nhiều súng trường tấn công từ khắp nơi trên thế giới bắt đầu hỏng hóc vào thời điểm này.

Sau đó, súng trường được đưa đến một buồng nhiệt đới, nơi mưa lớn làm cát hóa lỏng rooigf bám đọng lại trên súng, thường khiến các bộ phận của súng khó hoạt động.

Và nếu khẩu súng vẫn có khả năng hoạt động trong điều kiện như vậy, nó sẽ được đưa đến khoang "thử thách" cuối cùng với điều kiện dưới 0 độ, nơi nước, bụi và chất bẩn bên trong đóng băng, làm các bộ phận chuyển động có thể không thể hoạt động.

Chỉ khẩu súng nào vượt qua tất cả các cuộc thử nghiệm liên tiếp này, nó mới có thể được đưa tới các cuộc thử nghiệm bắn súng và được xem xét đưa vào sử dụng trong quân đội Nga.

Súng trường tấn công AK vẫn là loại súng duy nhất có khả năng hoạt động trong sa mạc, bão tuyết, các trận mưa nhiệt đới hay môi trường nhiều khói bụi. (Nguồn: Sputnik)
Súng trường tấn công AK vẫn là loại súng duy nhất có khả năng hoạt động trong sa mạc, bão tuyết, các trận mưa nhiệt đới hay môi trường nhiều khói bụi. (Nguồn: Sputnik)

Sự khác biệt về kỹ thuật của AK so với các đối thủ

Theo ông Vladimir Onokoy, súng AK vượt qua các bài kiểm tra này mà không gặp vấn đề gì là nhờ các đặc điểm thiết kế của nó vượt trội các đối thủ cạnh tranh từ Mỹ, Đức, Czech hay Israel.

Vị chuyên gia này giải thích: “Thiết kế của AK có độ tin cậy, các khe hở cho phép cát và mảnh vỡ tích ở đáy ống thu, nơi chúng sẽ không cản trở hoạt động của súng. Trong khi đó, hệ thống ống trích khí được điều chỉnh để bảo đảm đủ tốc độ của các bộ phận chuyển động, giúp nó hoạt động trong bất kỳ môi trường nào”.

Cựu lính bắn tỉa của Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) Ivan Alekseev từng nhận xét, khẩu AK tối thiểu các bộ phận chuyển động, thiết kế đơn giản, hoạt động với cơ chế xung nhịp tăng lên giúp đẩy tất cả bụi bẩn ra khỏi vũ khí.

Ông Vladimir Onokoy chỉ ra rằng, bụi bẩn bám và đọng lại trên các bộ phận nhỏ trong súng của Mỹ và Đức đã khiến chúng không thể hoạt động trong những điều kiện khó khăn.

“Các nước khác có thể tạo ra nhiều thứ vũ khí có kỹ thuật và độ chính xác cao hơn, nhưng vũ khí Nga được mài giũa để một người chưa bao giờ cầm vũ khí trong tay vẫn có thể xử lý nó trong mọi tình huống”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Vì sao các nước khác không làm cho vũ khí của mình trở nên cơ động như vậy?

Cựu lính bắn tỉa Ivan Alekseev lý giải các nước khác không nghiên cứu làm cho súng trường tấn công của họ chống được bụi bẩn là vì họ không có kế hoạch “phục kích ở đầm lầy”.

Theo ông Alekseev, người Mỹ và châu Âu sản xuất súng trường với độ chính xác cao và khả năng hoạt động trong đêm nhằm phục vụ cho các cuộc chiến trong tương lai.

Trong khi đó, quân đội Nga tin rằng vẫn sẽ xảy ra các cuộc xung đột như trong Thế chiến thứ II, nơi những người lính trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm phải ngồi trong chiến hào và lao vào các cuộc tấn công trực diện.

Ông Alerseev giải thích: “Đây là hai loại hình chiến tranh khác nhau và chúng yêu cầu các hệ thống vũ khí khác nhau”.

Bảo vệ lập luận này, ông Alerseev dẫn chứng kinh nghiệm “thử nghiệm tra tấn” khẩu M-16 và AK-74. Theo đó, khẩu M-16 bắt đầu trục trặc sau 6 băng đạn liên tiếp, trong khi khẩu AK-74 vẫn hoạt động bình thường.

“Tôi không biết có ai cần bắn liền 200 viên đạn từ một khẩu súng trường tấn công trong hoàn cảnh thực chiến hay không, nhưng tôi biết, khẩu AK của chúng tôi sẽ vẫn hoạt động trong tình huống như vậy”, cựu lính bắn tỉa FSB tự hào.

Chuyên gia này cũng lưu ý rằng, quân đội Mỹ và châu Âu có chuỗi cung ứng vũ khí tốt hơn. Nếu một loại vũ khí ngừng bán, các đơn vị cung ứng của họ sẽ ngay lập tức có vũ khí mới thay thế. Trong khi đó, người Nga tạo ra thứ vũ khí để sử dụng mãi mãi.

“AK chắc chắn là thứ vũ khí lục quân tốt nhất, trong khi súng Mỹ và châu Âu phù hợp hơn cho các hoạt động đòi hỏi độ chính xác”, ông Alerseev kết luận.

Nga trình làng tên lửa dẫn đường mới cho UAV chiến đấu

Nga trình làng tên lửa dẫn đường mới cho UAV chiến đấu

Ngày 22/8, quan chức Tập đoàn sản xuất vũ khí Nga Kalashnikov, ông Andrey Semenov cho biết nhà sản xuất quốc phòng này đã trình ...

Những ‘công xưởng’ nước ngoài nào đang sản xuất vũ khí Nga?

Những ‘công xưởng’ nước ngoài nào đang sản xuất vũ khí Nga?

Mọi người đều biết Nga sản xuất tất cả các loại vũ khí, từ tiêm kích cho đến tàu ngầm hạt nhân, nhưng ít người ...

(theo Russia Beyond)

Đọc thêm

Loạt địa danh nổi tiếng Hà Nội xuất hiện trên nền tiếng kèn saxophone của Kenny G

Loạt địa danh nổi tiếng Hà Nội xuất hiện trên nền tiếng kèn saxophone của Kenny G

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam ra mắt MV Going Home - sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam.
Ngủ và uống nước có làm giảm nồng độ cồn?

Ngủ và uống nước có làm giảm nồng độ cồn?

Theo Đại học Bowling Green State, uống nước và ngủ sẽ không đẩy nhanh quá trình giảm nồng độ cồn.
Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ sẵn sàng trở thành cường quốc kinh tế thế kỷ XXI.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

Cần thấy trách nhiệm của chính chúng ta, mỗi người lớn là không thể thiếu trong xây dựng, phát triển văn hóa đọc.
Cuộc sống làm dâu hào môn của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà

Cuộc sống làm dâu hào môn của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà

Với nhan sắc xinh đẹp, lối diễn tự nhiên, Tăng Thanh Hà từng là nữ diễn viên được yêu thích của màn ảnh Việt.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động