Phụ nữ Iran mang khăn trùm đầu mua hàng trên đường phố thủ đô Tehran, Iran năm 2021. (Nguồn: Reuters) |
Năm ngoái, đất nước Iran phải chứng kiến cảnh hàng vạn phụ nữ đốt cháy những chiếc khăn trùm đầu (hijab) của họ trong các cuộc biểu tình rầm rộ chống lại chính phủ. Làn sóng biểu tình đã giảm bớt, nhưng chính quyền hiện đang đe doạ sẽ bắt giữ bất cứ phụ nữ nào coi nhẹ điều luật này.
Sự phẫn nộ của dư luận bắt đầu bùng nổ sau cái chết của cô gái 22 tuổi Mahsa Amini vào tháng 9/2022. Amini được cho là đã tử vong sau khi bị cảnh sát bắt giữ vì không che tóc cẩn thận và mặc quần bò bó sát.
Các cuộc biểu tình trên toàn quốc nổ ra đã khiến cảnh sát Iran ngừng thực thi các quy định nghiêm ngặt về trang phục Hồi giáo của đất nước, có thể thấy qua việc phụ nữ giờ đây thường đi trên đường phố mà không đội khăn trùm đầu.
Tuy nhiên, điều này sẽ sớm phải chấm dứt bởi cơ quan truyền thông nhà nước Iran vừa công bố rằng cảnh sát đạo đức sẽ quay trở lại để đảm bảo phụ nữ tuân thủ luật pháp.
Vậy hijab quan trọng thế nào trong xã hội Iran?
Lịch sử của hijab tại Iran
Sau Cách mạng Hồi giáo năm 1979, đội khăn trùm đầu trở điều bắt buộc đối với phụ nữ Iran.
Mặc dù kinh Quran (kinh thánh của đạo Hồi) và Hadiths (những lời răn dạy của nhà tiên tri Mohammad) không nói rõ phụ nữ có nên che mặt hay không, nhưng chính phủ Iran lấy những tiên chỉ này để biện minh cho chính sách quy định về trang phục cho phụ nữ.
Các quy định về trang phục Hồi giáo được cảnh sát đạo đức Iran giám sát chặt chẽ. Hàng ngày, cảnh sát sẽ đi quanh đường phố và bắt giữ những ai được cho là mặc trang phục “không phù hợp”. Những cuộc tuần tra này được gọi là gasht-e ershad (tuần tra hướng dẫn).
Bất chấp nguy cơ bị bắt giữ, hàng triệu phụ nữ Iran vẫn công khai phản đối đạo luật này. Họ chỉ quàng hờ lên đầu hoặc vắt chúng ở vai.
Động thái phản đối này xảy ra gần như ngay tức khắc sau khi chính quyền Iran công bố quy định phụ nữ bắt buộc phải đội khăn trùm đầu.
Năm 1979, khi Lãnh đạo Tối cao Ayatollah Khomeini nói rằng phụ nữ nên tuân thủ các quy định về trang phục của người Hồi giáo, khi đó, đã xảy ra các cuộc biểu tình đến mức chính phủ phải đính chính rằng ý kiến của ông Ayatollah Khomeini chỉ là một lời khuyến nghị.
Thế nhưng chúng đã trở thành quy định vào năm 1983.
Kể từ đó, các cuộc biểu tình vẫn diễn ra, đỉnh điểm là khi phụ nữ đốt khăn trùm đầu và nhảy múa trên đường phố vào năm ngoái.
Cơn giận bị dồn nén
Trước khi Cách mạng Hồi giáo diễn ra, vào thời Iran được vua Mohammad Reza Pahlavi trị vì, nhiều phụ nữ Iran chủ động đội khăn trùm đầu. Họ làm thế vì nhiều lý do, có thể là do truyền thống, bản sắc, biểu hiện tôn giáo hoặc áp lực gia đình.
Tuy nhiên, theo nhà thơ kiêm nhà báo người Iran Asieh Amini, khác với ngày xưa, vấn đề chính hiện nay là phụ nữ bắt buộc phải che mặt, đi cùng với những hình phạt như bị đánh đòn hoặc bỏ tù nếu họ không tuân theo quy định.
Những phụ nữ dân tộc Kurd ở Iran đang trình diễn điệu nhảy truyền thống ăn mừng năm mới của người Ba Tư, tháng 3/2016. (Nguồn: AFP) |
“Nhưng điều này đã khiến nhiều người có ác cảm với việc đeo hijab”, Amini chia sẻ. “Phụ nữ phải trải qua quá nhiều áp bức. Họ không thể chịu được sự áp đặt này và muốn giành lấy quyền lợi của mình”.
Cái chết của Mahsa Amini đã châm ngòi cho cơn giận bị dồn nén của công chúng, đặc biệt là trong các vấn đề quyền tự do cá nhân.
Theo một nhà hoạt động xã hội Iran giấu tên, một vấn đề khác xoay quanh đạo luật hijab hiện nay là việc những trang phục của nhiều dân tộc và tôn giáo khác tại Iran không được tôn trọng.
“Chính quyền Hồi giáo còn không ủng hộ những loại hijab khác và trang phục truyền thống của các dân tộc”.
Iran là một nước đa dân tộc, nơi đây có người Ba Tư, người Kurd, người Azerbaijan, Lurs, Gilakis, người Arab, người Balochi và người Turkmen. Mỗi dân tộc lại có một bộ trang phục truyền thống riêng với màu sắc, hoạ tiết và phong cách khác nhau.
| Eid al-Fitr - dịp lễ cầu nguyện tạ ơn và sự vui vẻ của người Hồi giáo Với Hồi giáo, các lễ kỷ niệm thường diễn ra sau khi mọi người đã hoàn thành một hành động mang tính tâm linh. Eid ... |
| Tăng cường cơ hội giáo dục cho phụ nữ và trẻ em gái tại khu vực Đông Nam Á Vừa qua, Vương quốc Anh đã công bố khoản tài trợ mới trị giá 30 triệu GBP nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận với ... |
| Thắt chặt cơ hội giao thương giữa các nhà sản xuất công nghiệp hỗ trợ Việt Nam-Nhật Bản Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản (SIE) lần thứ 10 tại Hà Nội và Triển lãm quốc tế về Công ... |
| Lo ngại nhóm khủng bố Al-Shabaab hoành hành, hai quốc gia châu Phi hoãn kế hoạch mở cửa biên giới Ngày 5/7, Kenya thông báo tạm hoãn kế hoạch mở lại biên giới với Somalia trong bối cảnh các phần tử Hồi giáo cực đoan ... |
| 700 doanh nghiệp đến từ 20 quốc gia, vùng lãnh thổ dự Triển lãm quốc tế chuyên ngành thực phẩm – đồ uống Triển lãm quốc tế chuyên ngành Thực phẩm – Đồ uống & Thiết bị Công nghệ chế biến, bao bì thực phẩm, đồ uốnglần thứ ... |