Vì sao TikTok là cái ‘gai’ ở nhiều quốc gia?

Đe doạ đến quyền riêng tư, an ninh quốc gia, dù được giới trẻ yêu thích, song TikTok lại trở thành cái ‘gai’ trong mắt các nhà quản lý ở nhiều nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mỹ-Canada tung 'án tử' với TikTok trong các cơ quan chính phủ. (Nguồn: Iflr)
TikTok trở thành cái 'gai' và nhận nhiều 'án tử' tại nhiều quốc gia. (Nguồn: Iflr)

Trong vài tháng gần đây, nhà lập pháp tại Mỹ, châu Âu và Canada đang đẩy mạnh nỗ lực cấm TikTok, ứng dụng chia sẻ video ngắn của ByteDance, vì lý do bảo mật. Ngày 27/2, Nhà Trắng thông báo với các cơ quan liên bang rằng họ có 30 ngày để gỡ bỏ ứng dụng khỏi thiết bị chính phủ. Anh, Canada và một số tổ chức của EU gần đây cũng cấm TikTok trên thiết bị công.

Một ủy ban Hạ viện thậm chí còn giới thiệu dự luật để cho phép Tổng thống Mỹ Joe Biden cấm TikTok trên toàn quốc. Vì sao TikTok, một nền tảng được giới trẻ yêu thích, lại trở thành trung tâm tranh cãi trên toàn cầu?

Vì sao các nước muốn cấm TikTok?

Nhà lập pháp và nhà quản lý phương Tây bày tỏ lo ngại TikTok và công ty mẹ ByteDance có thể trao dữ liệu người dùng nhạy cảm như vị trí vào tay Trung Quốc. Luật an ninh quốc gia Trung Quốc yêu cầu doanh nghiệp trong nước phải cung cấp dữ liệu nếu cần thiết. TikTok phủ nhận các cáo buộc này và khẳng định họ hoạt động độc lập, không chịu sự kiểm soát của ai.

Ngoài ra, họ còn lo lắng trước lượng dữ liệu mà TikTok thu thập được. Tháng 12/2022, ByteDance cho biết đã đuổi việc 4 nhân viên truy cập dữ liệu hai nhà báo của BuzzFeed NewsThe Financial Times trong khi đang tìm hiểu một vụ rò rỉ nội bộ. Người phát ngôn TikTok Brooke Oberwetter gọi hành vi này là “lạm dụng nghiêm trọng” thẩm quyền của nhân viên.

Bên cạnh đó là những quan ngại về nội dung của TikTok và tác hại đến sức khỏe tinh thần của thanh thiếu niên. Trong báo cáo cuối năm ngoái, các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Chống thù ghét trên mạng chỉ ra nội dung rối loạn ăn uống trên nền tảng thu hút 13,2 tỷ lượt xem.

Theo Trung tâm nghiên cứu Pew, 2/3 thiếu niên Mỹ đang sử dụng TikTok.

Những nước nào đã cấm TikTok?

Ấn Độ cấm TikTok từ giữa năm 2020, khiến ByteDance mất đi một trong các thị trường lớn nhất của mình. Ấn Độ tố TikTok cùng hàng chục ứng dụng Trung Quốc khác bí mật chuyển dữ liệu người dùng sang máy chủ ở nước ngoài.

TikTok từng bị cấm tạm thời tại một số nước như Indonesia, Bangladesh và Pakistan vì truyền bá nội dung mà nhà chức trách cho là không phù hợp.

Trong khi đó, xu hướng phổ biến hiện nay là cấm TikTok trên thiết bị công. Nhiều nước đã gia nhập danh sách như Canada, EU, Anh, Bỉ.

Năm 2020, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tìm cách ép ByteDance bán TikTok Mỹ cho một công ty trong nước, nếu không sẽ cấm TikTok trên các chợ ứng dụng. Tuy nhiên, sau khi ByteDance đâm đơn kiện, nỗ lực của ông Trump không thành công.

Từ tháng 11/2022, một nửa số bang của Mỹ đã cấm TikTok trên thiết bị công. Một số trường đại học cũng cấm TikTok từ mạng Wi-Fi của mình. Các lực lượng quân đội, hải quân, không quân và bảo vệ bờ biển chặn TikTok được 3 năm. Dù vậy, lệnh cấm không áp dụng với thiết bị cá nhân. Sinh viên cũng chỉ cần chuyển sang kết nối dữ liệu để dùng TikTok.

Số phận của TikTok tại Mỹ

Tuần này, TikTok thừa nhận chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn ByteDance bán ứng dụng nếu không muốn bị cấm. Những năm qua, TikTok tham gia đàm phán với Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ để giải quyết những lo ngại về quan hệ của công ty với Trung Quốc, cũng như cách họ xử lý dữ liệu. Tháng 8/2022, TikTok đã gửi đề xuất dài 90 trang nêu chi tiết kế hoạch hành động tại Mỹ.

Hầu hết các lệnh cấm TikTok hiện tại đều được thi hành ở cấp độ tổ chức. Theo Caitlin Chin đến từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế, lệnh cấm tất cả người Mỹ dùng ứng dụng có thể vi phạm Tu chánh án thứ nhất. Sau tất cả, nhiều người Mỹ - bao gồm cả các chính trị gia hay hãng tin lớn như New York Times hay Washington Post – đều đang sản xuất video trên TikTok.

Để trấn an nhà chức trách Mỹ, TikTok đã thực hiện một số biện pháp như chuyển tất cả dữ liệu người dùng Mỹ sang đám mây của Oracle. Theo Reuters, TikTok còn cho phép Oracle thanh tra một số mã nguồn của ứng dụng. Oracle cũng được giao nhiệm vụ bảo đảm hạ tầng công nghệ của TikTok độc lập với ByteDance.

CEO TikTok sẽ điều trần trước Quốc hội Mỹ vào tuần tới. Tại đây, Ủy ban Thương mại và năng lượng sẽ đặt câu hỏi về thực hành bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư, cũng như quan hệ với Trung Quốc của TikTok.

FBI: TikTok đe dọa an ninh quốc gia Mỹ

FBI: TikTok đe dọa an ninh quốc gia Mỹ

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cho rằng ứng dụng TikTok ‘không chia sẻ các giá trị của chúng tôi’ và có thể ‘thao ...

Vượt TikTok và Instagram, ChatGPT là ứng dụng tăng trưởng nhanh nhất trong lịch sử

Vượt TikTok và Instagram, ChatGPT là ứng dụng tăng trưởng nhanh nhất trong lịch sử

Nghiên cứu của UBS cho thấy, ChatGPT - hộp trò chuyện được ưa thích do OpenAI của Mỹ phát triển - có 100 triệu người ...

Lo lắng về TikTok, Nhà Trắng hành động, thúc đẩy Quốc hội Mỹ 'xuống tay'

Lo lắng về TikTok, Nhà Trắng hành động, thúc đẩy Quốc hội Mỹ 'xuống tay'

Ngày 7/3, Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ Paul Nakasone bày tỏ lo ngại về khả năng thu thập dữ liệu của ...

Thêm một nước phương Tây ra 'án tử' với TikTok trên điện thoại của quan chức

Thêm một nước phương Tây ra 'án tử' với TikTok trên điện thoại của quan chức

Các nhân viên của chính phủ liên bang Bỉ sẽ không được phép sử dụng ứng dụng TikTok do Trung Quốc sở hữu trên điện ...

TikTok bị Anh 'cấm cửa' vào chính phủ, tương lai ở Mỹ cũng không khá hơn, Trung Quốc nói toan tính

TikTok bị Anh 'cấm cửa' vào chính phủ, tương lai ở Mỹ cũng không khá hơn, Trung Quốc nói toan tính

Ngày 16/3, Bộ trưởng Văn phòng Nội các của Anh Oliver Dowden cho biết, chính phủ nước này sẽ cấm sử dụng TikTok trên các ...

(theo Vietnamnet)

Xem nhiều

Đọc thêm

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso ngày 21/11 đã phong tỏa 'tài sản và nguồn lực' của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba.
Con cái là tất cả đối với minh tinh Angelina Jolie

Con cái là tất cả đối với minh tinh Angelina Jolie

Minh tinh Angelina Jolie cho biết, con cái là tất cả với cô, không thứ gì khác quan trọng bằng.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Ông Olaf Scholz một lần nữa là ứng cử viên của SPD cho chức Thủ tướng Đức trong cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào ngày 23/2/2025.
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử ...
Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 - Vietnam Hardware & Hand Tools Expo 2024 (VHHE) sẽ diễn ra từ 5-7/12 ...
Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động