Vì sao Ukraine vẫn chưa thể gia nhập NATO?

Hải Đăng
Trước sức ép ở biên giới từ Nga, Ukraine đang thúc đẩy đàm phán để được kết nạp vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Nhưng Mỹ và châu Âu chưa thực sự sẵn sàng cho động thái này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Các cuộc đàm phán căng thẳng giữa Mỹ, Nga và các thành viên châu Âu của NATO tuần qua đã cho thấy rõ một điều: Trong khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định sẽ không cho phép Moscow dập tắt tham vọng gia nhập NATO của Ukraine, Washington vẫn chưa có kế hoạch để nhanh chóng kết nạp nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ này vào liên minh.

Vì sao Ukraine vẫn chưa thế gia nhập NATO?
Dù nhiều lần bày tỏ mong muốn, nhưng Ukraine vẫn chưa thể gia nhập được NATO. (Nguồn: NATO)

Thứ trưởng Ngoại giao Wendy R. Sherman cho biết, Mỹ cùng các đồng minh NATO đã khẳng định rõ sẽ không phản đối chính sách mở cửa, một chính sách luôn là trung tâm của liên minh NATO. Chính sách này được ghi rõ trong Hiệp ước NATO năm 1949, cho phép tất cả các quốc gia châu Âu được phép gia nhập vào liên minh, nếu có nhu cầu.

Tuy nhiên, trước đó, Pháp và Đức đã nhiều lần lên tiếng không ủng hộ động thái của Ukraine. Điều này khiến cho các nước châu Âu thành viên khác không khỏi lo lắng, bởi việc kết nạp phải được sự đồng tình của tất cả các thành viên. Các nhà lãnh đạo Mỹ và Nga biết rõ điều này.

Nếu trở thành thành viên của NATO, Ukraine sẽ được bảo vệ trước các mối đe dọa, trong đó có Nga. Tuy nhiên, đây vẫn còn là một ước mộng xa vời bởi những lý do sau:

Mỹ thiếu ‘nhiệt huyết’

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ đã vận động thành công NATO chấp thuận tư cách thành viên của 3 quốc gia, gồm Ba Lan, Hungary và Cộng hòa Czech vào cuối những năm 1990. Khi đó, ông Biden đang làm việc tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và cũng là người thúc đẩy quá trình này. Ông Biden từng nói rằng, việc biến những kẻ thù trong Chiến tranh Lạnh thành đồng minh sẽ đánh dấu “sự khởi đầu của 50 năm hòa bình nữa” cho châu Âu.

Tuy vậy, trong suốt hai thập kỷ chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, các chuyên gia nhận định, nhiệt huyết của ông Biden đối với việc mở rộng NATO đã nguội đi đáng kể.

Năm 2004, 7 nước Đông Âu gia nhập liên minh, và năm 2008, Tổng thống George W. Bush thúc đẩy NATO đưa ra một tuyên bố sớm kết nạp Ukraine và Gruzia trong tương lai, bất chấp sự dè dặt của các cơ quan tình báo Mỹ. Tuy nhiên, khối chưa bao giờ đưa ra một kế hoạch hành động chính thức nào để hiện thực hóa lời kêu gọi trên.

Năm 2014, trong chuyến thăm tới Australia, với tư cách là phó tổng thống, ông Biden đã nói với các quan chức Ukraine rằng nếu có bất kỳ sự hỗ trợ quân sự nào của Mỹ, sự hỗ trợ đó cũng sẽ rất nhỏ. Khi đó, Nga mới sáp nhập thành công đảo Crimea và thông điệp của ông Biden đã khiến nhiều quan chức Ukraine phật ý.

Tạp chí Foreign Affairs nhận định, trong khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken từng khẳng định rằng Mỹ ủng hộ Ukraine trở thành thành viên NATO hồi tháng 6 vừa qua, Tổng thống Biden lại khá thận trọng trong các bình luận công khai của mình.

Vì sao Ukraine vẫn chưa thế gia nhập NATO?
Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky. (Nguồn: Reuters)

Vấn đề nội bộ của Ukraine

Để đáp ứng một trong ba tiêu chí chính khi gia nhập NATO, một quốc gia châu Âu phải thể hiện cam kết về dân chủ, tự do cá nhân và ủng hộ luật pháp. Trong khi các nhà lãnh đạo Ukraine nói rằng họ đã đạt ngưỡng đó, một số quan chức Mỹ và châu Âu lại lập luận ngược lại.

Trong một phân tích năm 2020, cơ quan giám sát chống tham nhũng mang tên Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã xếp Ukraine thứ 117 trong số 180 quốc gia về chỉ số tham nhũng, thấp hơn bất kỳ quốc gia NATO nào.

Một số quan chức phương Tây cũng đặt câu hỏi liệu Ukraine có thể đáp ứng tiêu chí thứ hai: đóng góp vào việc bảo vệ tập thể các quốc gia NATO hay không. Thực tế, Ukraine đã gửi quân đến các cuộc chiến do Mỹ dẫn đầu ở Iraq và Afghanistan.

Sau cuộc gặp giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky với ông Biden tại Phòng Bầu dục, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho rằng trong thời gian tới, Ukraine cần nỗ lực thúc đẩy cải cách pháp quyền, hiện đại hóa khu vực quốc phòng và mở rộng tăng trưởng kinh tế”.

tránh phản ứng mạnh từ Nga

Sau khi sáp nhập Crimea, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa quân Ukraine và viện trợ quân sự cho lực lượng ly khai nổi dậy ở miền Đông nước này. Nhà lãnh đạo Nga cũng đã làm điều tương tự ở Gruzia vào năm 2008. Có thể thấy, nếu hai quốc gia này gia nhập NATO, Mỹ và các nước châu Âu sẽ phải đối mặt trực tiếp với các cuộc xung đột đang diễn ra.

Nga cũng có thể khiến châu Âu “trả giá” bằng những hành động khác nhau, chẳng hạn như cắt nguồn cung cấp khí đốt, khiến châu Âu chao đảo vì tình trạng khủng hoảng năng lượng.

Với tất cả những điều đó, Ukraine gần như chắc chắn sẽ không thể đáp ứng tiêu chí chính thứ ba để gia nhập NATO: sự chấp thuận của tất cả 30 thành viên.

Douglas E. Lute, cựu Đại sứ Mỹ tại NATO, cho biết: “Sự phản đối chính sẽ là: Liệu việc Ukraine gia nhập NATO có thực sự góp phần vào sự ổn định ở châu Âu, hay sẽ chỉ làm gia tăng bất ổn?”.

Stephen M. Walt, giáo sư về các vấn đề quốc tế tại Trường Quản lý Nhà nước Harvard Kennedy cho biết, ngay từ những năm 1990, khi lần đầu tiên đề xuất mở rộng NATO, nhiều nhà chiến lược nổi tiếng của Mỹ đã phản đối việc kết nạp Ukraine. Theo ông Walt, lý do chính là: “Đây là mối quan tâm chính, bởi sẽ không dễ dàng để Ukraine gia nhập NATO mà không đe dọa tới Nga”.

Nguyện vọng ‘không nhất quán’ của Ukraine

Không phải lúc nào các nhà lãnh đạo Ukraine cũng nỗ lực thúc đẩy việc gia nhập NATO. Chính điều này đã định hình cách tiếp cận của Mỹ.

Cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yushchenko từng thể hiện tham vọng gia nhập Ukraine. Tuy nhiên, sau khi Nga đưa quân tới Gruzia, Ukraine trở nên lưỡng lự hơn.

Do đó, người kế nhiệm ông Yushchenko, Tổng thống Viktor Yanukovych, đã từ bỏ mọi động lực để trở thành thành viên NATO, đồng thời chuyển sang thúc đẩy quan hệ chặt chẽ hơn với Nga, thậm chí đồng ý cho phép Moscow tiếp tục thuê một cảng hải quân trên Biển Đen ở Crimea.

Dưới thời cựu Tổng thống Obama, các quan chức Mỹ khuyến khích Ukraine ký một thỏa thuận liên kết chính thức với Liên minh châu Âu thay vì cố gắng gia nhập NATO.

Thế nhưng, ông Putin đã gây sức ép buộc ông Yanukovych từ chối thỏa thuận này, khiến Ukraine chìm trong làn sóng biểu tình cuối năm 2013, đầu năm 2014 (còn được biết đến với tên gọi là EuroMaidan, cách mạng Maidan). Cuộc biểu tình đã khiến ông Viktor Yanukovych bị phế truất, chạy trốn khỏi Ukraine và lưu vong ở Nga. Sau đó, chính quyền mới của Ukraine đã được thành lập với phần lớn là các chính khách thân phương Tây.

Có thể thấy rằng, Ukraine chính quyền của Tổng thống Zelensky hiện nay đang rất mong muốn được sớm gia nhập NATO để bảo vệ lợi ích của mình. Ông Zelensky cũng đã nhiều lần đề nghị người đồng cấp Mỹ Joe Biden về việc này. Tuy nhiên, những gì mà Ukraine nhận lại hiện chỉ là những lời hứa mà không có động thái cụ thể.

Mỹ bật đèn xanh cho 3 thành viên NATO làm một điều với Ukraine, Kiev gửi lời tới Washington

Mỹ bật đèn xanh cho 3 thành viên NATO làm một điều với Ukraine, Kiev gửi lời tới Washington

Ngày 20/1, các quan chức Mỹ cho biết, Washington đã cho phép 3 quốc gia Baltic là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc ...

35.000 quân sắp đổ bộ Bắc Cực, NATO gửi thông điệp gì tới Nga?

35.000 quân sắp đổ bộ Bắc Cực, NATO gửi thông điệp gì tới Nga?

Sáng 20/1, phái đoàn Mỹ tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương thông báo, liên minh này có kế hoạch tổ chức cuộc ...

(theo NY Times)

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/7 và sáng 29/7: Lịch thi đấu giao hữu - FC Porto vs Al Nassr; vòng bảng bóng đá nữ Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/7 và sáng 29/7: Lịch thi đấu giao hữu - FC Porto vs Al Nassr; vòng bảng bóng đá nữ Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/7 và sáng 29/7: Lịch thi đấu giao hữu - FC Porto vs Al Nassr, 1. FC Duren vs Munich, Tokyo Verdy vs ...
Tấn công tên lửa ở Israel khiến dân thường thương vong, Hezbollah phủ nhận trách nhiệm

Tấn công tên lửa ở Israel khiến dân thường thương vong, Hezbollah phủ nhận trách nhiệm

Ngày 27/7, một tên lửa đã bắn trúng vào sân bóng đá thuộc khu vực Cao nguyên Golan do Israel kiểm soát khiến ít nhất 11 người thiệt mạng.
Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil đón tiếp 40 đoàn đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil đón tiếp 40 đoàn đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong ba ngày, từ 24-26/7, Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil đã trang trọng tổ chức Lễ viếng và ghi sổ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu dâng hương tưởng niệm anh hùng liệt sĩ

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu dâng hương tưởng niệm anh hùng liệt sĩ

Ngày 27/7, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm liệt sĩ Phạm Hồng Thái tại công viên Hoàng Hoa Cương.
'Đả nữ châu Á' Dương Tử Quỳnh kêu gọi ủng hộ Đội tuyển Olympic người tị nạn

'Đả nữ châu Á' Dương Tử Quỳnh kêu gọi ủng hộ Đội tuyển Olympic người tị nạn

Trong một video, nữ diễn viên nổi tiếng Dương Tử Quỳnh (Michelle Yeoh) đã kêu gọi ủng hộ Đội người tị nạn tại Olympic Paris 2024.
Giá tiêu hôm nay 28/7/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, nhận định về động lực tăng trưởng cuối năm của giá tiêu Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 28/7/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, nhận định về động lực tăng trưởng cuối năm của giá tiêu Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 28/7/2024 tại thị trường trong nước hầu như ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.000 – 150.000 đồng/kg.
Tấn công tên lửa ở Israel khiến dân thường thương vong, Hezbollah phủ nhận trách nhiệm

Tấn công tên lửa ở Israel khiến dân thường thương vong, Hezbollah phủ nhận trách nhiệm

Ngày 27/7, một tên lửa đã bắn trúng vào sân bóng đá thuộc khu vực Cao nguyên Golan do Israel kiểm soát khiến ít nhất 11 người thiệt mạng.
Tàu chiến Nga trang bị tên lửa siêu thanh cập cảng Algeria, thăm Syria

Tàu chiến Nga trang bị tên lửa siêu thanh cập cảng Algeria, thăm Syria

Hạm đội phương Bắc thông báo một tàu chiến Nga trang bị tên lửa siêu thanh tối tân ngày 26/7 đã cập cảng Algeria thực hiện cuộc 'chuyến thăm công tác'.
Mỹ hoan nghênh giải pháp ngoại giao về Biển Đông, Nga cảnh báo có yếu tố làm gia tăng lo ngại an ninh ở khu vực

Mỹ hoan nghênh giải pháp ngoại giao về Biển Đông, Nga cảnh báo có yếu tố làm gia tăng lo ngại an ninh ở khu vực

Ngoại trưởng Mỹ hoan nghênh giải pháp ngoại giao ở Biển Đông trong khi Ngoại trưởng Nga cảnh báo có yếu tố đáng lo ngại ở bán đảo Triều Tiên tại Hội nghị ở Lào.
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump bình phục hoàn toàn, không phải đeo băng tai; chỉ trích bà Harris gay gắt

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump bình phục hoàn toàn, không phải đeo băng tai; chỉ trích bà Harris gay gắt

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông đã hồi phục sau vụ ám sát bất thành hôm 13/7 và xuất hiện vào ngày 26/7 mà không có băng ở tai phải.
Phái đoàn đại diện Tổng thống Mỹ sang Việt Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Phái đoàn đại diện Tổng thống Mỹ sang Việt Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố cử một phái đoàn đại diện Tổng thống sang viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hàn Quốc điều tra rò rỉ thông tin điệp viên, sắp cải tổ nhân sự tình báo quy mô lớn

Hàn Quốc điều tra rò rỉ thông tin điệp viên, sắp cải tổ nhân sự tình báo quy mô lớn

Quân đội Hàn Quốc đang tiến hành điều tra vụ rò rỉ thông tin cá nhân của các điệp viên thuộc một đơn vị có nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo về Triều ...
Cục diện phân tuyến đang manh nha trên bán đảo Triều Tiên

Cục diện phân tuyến đang manh nha trên bán đảo Triều Tiên

Bán đảo Triều Tiên đang manh nha hai tập hợp lực lượng sau Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện Nga - Triều. Nhưng nó có được duy trì lâu dài hay không...?
Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 10 là cơ hội để Nhật Bản gia tăng tiếng nói và vị thế với các quốc đảo trong khu vực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Cuộc bầu cử tiếp tục nóng sau diễn biến mới xung quanh vụ ám sát bất thành nhằm vào ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump.
Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Cơ hội để lãnh đạo thành viên NATO thảo luận hàng loạt ưu tiên cấp bách của khối hiện nay.
Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã liên tục có các chuyến công du 'không báo trước' tới Ukraine, Nga, Trung Quốc và có thể là cả Mỹ trong tuần này.
Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Cuộc bầu cử trước thời hạn lần này có thể đánh dấu sự chuyển giao quyền lực quan trọng giữa hai chính đảng hàng đầu tại nước Anh.
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động