Nhỏ Bình thường Lớn

Việc luận tội Tổng thống Trump lần 2 sẽ ra sao khi thời điểm chuyển giao quyền lực tới gần?

TGVN. Hạ viện Mỹ ngày 13/1 đã quyết định luận tội Tổng thống Donald Trump lần hai, làm dấy lên nhiều băn khoăn về những gì có thể diễn ra sau đó.
Donald Trump là tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ phải đối mặt với việc bị luận tội tới 2 lần. (Nguồn: CNN)
Tổng thống Trump phải đối mặt với việc bị luận tội tới 2 lần. (Nguồn: CNN)

Hạ viện đã thông qua quyết định trên với 232 phiếu thuận và 197 phiếu chống, trong đó 10 thành viên đảng Cộng hòa đã đứng về phía các nghị sỹ Dân chủ. Chưa một tổng thống nào bị cách chức khi đối mặt với việc luận tội, song những mối đe dọa cũng đã đủ để hạ gục người đứng đầu nước Mỹ.

Ba tổng thống Mỹ đã vượt qua các cuộc luận tội. Hạ viện chính thức luận tội Andrew Johnson năm 1868 và Bill Clinton năm 1998, nhưng cả hai Tổng thống này sau đó đều trắng án ở ải Thượng viện.

Và tất nhiên người thứ ba là Tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump với phiên luận tội đầu tiên năm 2019 sau một bê bối chính trị cáo buộc ông tìm cách bới móc và gây áp lực với Ukraine để gây bất lợi cho đối thủ là ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ năm 2020 Joe Biden.

Phiên tòa xét xử diễn ra tại Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát bắt đầu vào ngày 16/1/2020, gần đúng một năm trước và ông Trump cũng đã trắng án.

Quá trình luận tội tổng thống Mỹ

Nếu các nhà lập pháp cho rằng tổng thống vi phạm những gì Hiến pháp Mỹ gọi là "phản quốc, hối lộ hoặc các tội nghiêm trọng và sai phạm khác", Hạ viện sẽ thúc đẩy quá trình luận tội.

Bất kỳ thành viên nào của Hạ viện đều có quyền đề xuất giải pháp luận tội, tương tự việc đưa ra các dự luật và sau đó đệ trình một ủy ban. Tất nhiên Hạ viện cũng có thể bắt đầu quá trình luận tội ngay cả khi không có Hạ nghị sỹ nào đề xuất giải pháp, giống như những gì đang diễn ra.

Ủy ban sẽ xem xét các bằng chứng mà họ nhận được, hoặc tự tiến hành một cuộc điều tra riêng. Nếu các bằng chứng đủ thuyết phục, ủy ban sẽ soạn thảo điều khoản luận tội, tương tự cáo buộc hình sự, nhưng là trên phương diện chính trị, và đệ trình lên Hạ viện.

Hạ viện có thể thông qua các điều khoản này sau cuộc bỏ phiếu lấy đa số và bắt đầu “luận tội” tổng thống. Văn bản gồm các điều khoản luận tội sau đó sẽ được chuyển tới Thượng viện, nơi tiến hành phiên tòa, với đại diện từ Hạ viện trên cương vị công tố viên, tổng thống và các luật sư bào chữa. Chánh án Tòa án tối cao chủ tọa phiên tòa xét xử tại Thượng viện.

Thượng viện gồm 100 thành viên sau đó sẽ bỏ phiếu về các cáo buộc, với yêu cầu tối thiểu 2/3 số phiếu cần có để kết tội và phế truất tổng thống. Nếu tổng thống bị kết án và miễn nhiệm, phó tổng thống sẽ là người tiếp quản Nhà Trắng.

Trong lần luận tội trước, ông Trump đối mặt với 2 cáo buộc. Thứ nhất là cáo buộc lạm dụng quyền lực, với việc dùng quyền hạn để can thiệp chính phủ nước ngoài, cụ thể là Ukraine. Thứ hai là cản trở Quốc hội khi từ chối hợp tác với yêu cầu để các phụ tá điều trần trước Quốc hội và cung cấp những văn bản cần thiết.

không thể có khả năng tiến hành một phiên tòa trước thời điểm Tổng thống đắc cử Joe Biden nhậm chức và Tổng thống Trump rời khỏi Nhà Trắng. (Nguồn: Getty Images)
không thể có khả năng tiến hành một phiên tòa trước thời điểm Tổng thống đắc cử Joe Biden nhậm chức và Tổng thống Trump rời khỏi Nhà Trắng. (Nguồn: Getty Images)

Việc luận tội có thể kéo dài khi ông Trump rời nhiệm sở?

Lần này, đảng Dân chủ chỉ ra một điều khoản luận tội duy nhất đối với ông Trump là “xúi giục nổi dậy”, sau khi ông được cho là đã có động thái kích động những người ủng hộ xông vào tòa nhà Quốc hội ở Đồi Capitol ngày 6/1, khiến 5 người thiệt mạng.

Trước khi Hạ viện bỏ phiếu thông qua việc luận tội Tổng thống Trump, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell đã nhấn mạnh rằng, không đủ thời gian để viện này tiến hành một phiên tòa trước ngày 20/1, thời điểm chuyển giao quyền lực tại Nhà Trắng, bởi Thượng viện sẽ bước vào kỳ nghỉ ngày 19/1.

Tuy nhiên, có nguồn tin cho biết ông Connell đã đánh tiếng rằng ông tin Tổng thống Trump đã vi phạm điều khoản có thể dẫn đến việc bị luận tội và hoan nghênh Hạ viện thúc đẩy tiến trình. Điều này có thể làm thay đổi cục diện với Tổng thống Trump.

Về lý thuyết, ông McConnell có thể triệu tập một cuộc họp đột xuất tại Thượng viện ngay trong kỳ nghỉ, hoặc khuyến khích các nghị sỹ đứng về phía đảng Dân chủ trong nỗ lực kết tội ông Trump, ngay cả khi ông Biden đã chính thức nhậm chức.

Tuy nhiên, ông Connell đã bác bỏ khả năng này. Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện tuyên bố, ngay cả khi Thượng viện bắt tay ngay lập tức vào quá trình xem xét luận tội thì cũng không thể có khả năng tiến hành một phiên tòa trước thời điểm Tổng thống đắc cử Joe Biden nhậm chức và Tổng thống Trump rời khỏi Nhà Trắng.

Mọi chuyện phụ thuộc vào thời điểm Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đệ trình điều khoản luận tội tới Thượng viện.

Dù đã 3 lần người trên cương vị Tổng thống Mỹ từng bị luận tội song chưa bao giờ Thượng viện tiếp tục quá trình này khi nhân vật đó đã rời nhiệm sở. Nếu phiên tòa diễn ra sau ngày 20/1, đảng Cộng hòa sẽ không còn chiếm đa số tại Thượng viện và lãnh đạo phe Dân chủ ở Thượng viện Chuck Schumer sẽ trở thành lãnh đạo phe đa số.

Ông Schumer hoan nghênh nỗ lực của Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát và nhấn mạnh rằng “Donald Trump là Tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ phải đối mặt với việc bị luận tội tới 2 lần”.

Bên cạnh đó, ông Schumer cũng nói rằng Thượng viện Mỹ sẽ không chỉ tiến hành cuộc bỏ phiếu để kết tội ông Trump vì “các sai phạm và tội lỗi nghiêm trọng” mà còn để ngăn ông Trump tái tranh cử.

Tổng thống Trump từng bày tỏ ý định tái tranh cử vào năm 2024 và một cuộc bỏ phiếu với kết quả đa số theo hướng bất lợi cho ông Trump tại Thượng viện sẽ khép lại cánh cửa này.

Bác sĩ Pháp đánh giá cao hiệu quả công tác phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam

Bác sĩ Pháp đánh giá cao hiệu quả công tác phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam

TGVN. Bác sĩ Thomas Mourez, Phụ trách Y tế và Phát triển xã hội Đại sứ quán Pháp, đánh giá cao tính hiệu quả trong ...

Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ được hiện thực hóa thế nào dưới thời ông Biden?

Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ được hiện thực hóa thế nào dưới thời ông Biden?

TGVN. Tờ Korea Times ngày 13/1 đăng bài bình luận của ông Cho Byung-jae, Tổng Thư ký Hội nghị quốc tế các đảng chính trị ...

Chính sách Nam Á của Mỹ: Lần hiếm hoi ông Biden cùng phe với ông Trump

Chính sách Nam Á của Mỹ: Lần hiếm hoi ông Biden cùng phe với ông Trump

TGVN. Chiến lược Nam Á của Mỹ dưới chính quyền ông Joe Biden sắp tới có thể sẽ nối tiếp đáng kể những chính sách ...

(theo AFP)