Cụ thể, số tiền chi cho hỗ trợ người tị nạn đã tăng 27,5%, từ mức 12,1 tỷ USD lên 15,4 tỷ USD. Đáng chú ý, ngay cả khi không tính đến khoản tiền dành cho người tị nạn này, ODA vẫn ghi nhận gia tăng 7,1%, gấp đôi kể từ năm 2000.
Số tiền chi cho hỗ trợ người tị nạn đã tăng 27,5%. (Nguồn: AP) |
Tuy nhiên, báo cáo của OECD cũng cho thấy "viện trợ song phương dành cho nhóm các nước kém phát triển đạt 24 tỷ USD trong năm 2016, giảm 3,9%", so với năm 2015. Châu Phi là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, với mức sụt giảm viện trợ song phương là 0,5%, xuống còn 25,4 tỷ Euro (gần 27 tỷ USD). Chỉ có 6 quốc gia thuộc OECD là Đức, Đan Mạch, Luxembourg, Na Uy, Anh và Thụy Điển - đã đạt mục tiêu do Liên hợp quốc đề ra về việc duy trì ODA ở mức bằng hoặc cao hơn 0,7% thu nhập quốc dân.
Các quốc gia đóng góp chính trong số 29 quốc gia thành viên Ủy ban viện trợ phát triển (DAC) là Mỹ (với 33,6 tỷ USD), Đức (24,7 tỷ USD), Anh (18 tỷ USD), Nhật Bản (10,4 tỷ USD) và Pháp (9, 5 tỷ USD). Đối với viện trợ tị nạn, Đức đã cung cấp 6,2 tỷ USD, nhiều hơn so với Mỹ (1,7 tỷ USD) và Italy (1,7 tỷ USD).