Việt Nam – Australia: Nhiều dư địa để hợp tác “cùng thắng”

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sắp thăm chính thức Australia (17-18/3), quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng tại Nam Thái Bình Dương và đang ngày càng thể hiện vai trò lớn hơn cho hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Australia Tony Abbott bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN tại Brunei năm 2013. (Ảnh: VGP)

Sự kiện được trông đợi

Đây là chuyến thăm có ý nghĩa rất quan trọng, được cả hai bên hết sức trông đợi. Mặc dù hai nước vẫn thường xuyên duy trì tiếp xúc cấp cao tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhưng kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện năm 2009, đây là lần đầu tiên lãnh đạo cấp cao ta thăm Australia.

Sau sáu năm triển khai Đối tác toàn diện, quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực và có nhiều biến chuyển về chất. Hai bên chia sẻ nhiều lợi ích thiết thực trong quan hệ hợp tác song phương cũng như trong các vấn đề an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực.

Trong bối cảnh đó và trước biến chuyển sâu sắc của tình hình thế giới và khu vực thời gian qua, chuyến thăm Australia của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là dịp để nhìn lại quá trình phát triển quan hệ giữa hai nước, tạo khuôn khổ và định hướng cho quan hệ hai nước phát triển trong thời gian tới, đưa quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Australia lên tầm cao mới với những nội hàm hợp tác mang tính chiến lược, đồng thời đóng góp vào hoà bình, ổn định, thịnh vượng chung của khu vực và thế giới.

Ngay sau khi Hiệp định Paris về việc chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại Việt Nam được ký kết, với tầm nhìn chính trị sáng suốt và sâu rộng, lãnh đạo Việt Nam và Australia đã quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 26/2/1973.

Trải qua hơn bốn thập kỷ, với nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ và nhân dân hai nước, quan hệ Việt Nam - Australia không ngừng phát triển, ngày càng toàn diện, hiệu quả và thực chất. Hợp tác giữa hai nước không chỉ dừng lại ở những lĩnh vực “truyền thống” như chính trị, ngoại giao, giáo dục, thương mại và đầu tư mà còn mở rộng sang các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, thực thi pháp luật và khoa học công nghệ…

Đáng chú ý, hai nước không những chia sẻ lợi ích thiết thực trong quan hệ hợp tác song phương mà còn chia sẻ những điểm đồng về lợi ích chiến lược, đó là hòa bình, an ninh, hợp tác phát triển và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới. Tương lai của mỗi nước cũng như hòa bình, ổn định và phồn vinh của khu vực chính là động lực để quan hệ Việt Nam - Australia liên tục phát triển.

Cũng như Australia luôn khẳng định Việt Nam là đối tác then chốt trong khu vực, chúng ta cũng nhất quán coi trọng và ưu tiên quan hệ đối tác với Australia trong tổng thể chính sách đối ngoại của mình. Ở một số lĩnh vực và cấp độ, quan hệ hai nước đã đạt được độ tin cậy về chính trị xa hơn khuôn khổ Đối tác toàn diện.

Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Australia đã tích cực ủng hộ công cuộc Đổi mới cũng như quá trình phát triển và hội nhập quốc tế toàn diện của Việt Nam.

Cầu Mỹ Thuận, cầu Cao Lãnh là biểu tượng hết sức cao đẹp của tình hữu nghị và quan hệ hợp tác giữa hai nước, kết nối các cộng đồng dân cư của nền kinh tế với trên 90 triệu người của Việt Nam.

Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định kinh tế đối tác toàn diện khu vực (RCEP) mà cả hai nước cùng đang tích tham gia đàm phán chắc chắn là động lực mạnh mẽ để phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ, gia tăng dòng luân chuyển đầu tư và công nghệ đối ứng giữa Việt Nam và Australia.

Toàn quyền Australia Peter Cosgrove và Đại sứ Lương Thanh Nghị.

Thời gian qua, mặc dù tình hình kinh tế thế giới có những diễn biến không thuận lợi, kim ngạch trao đổi thương mại song phương Việt Nam – Australia vẫn tăng trưởng một cách bền vững. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam và Australia đã đạt hơn 6 tỷ USD năm 2014 so với mức 32 triệu USD năm 1990. Australia luôn nằm trong nhóm mười bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam nằm trong nhóm 20 bạn hàng thương mại lớn nhất của Australia. Những mặt hàng “Made in Việt Nam” như thủy sản, nông sản đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Australia.

Cũng không thể không nhắc đến các trường đại học của Australia, cái nôi đã đào tạo rất nhiều thế hệ học sinh Việt Nam. Ít có đối tác nào của Việt Nam trở thành điểm đến giáo dục hấp dẫn như Australia. Đến đầu năm 2015 đã có khoảng 30.000 học sinh Việt Nam đăng ký nhập học tại Australia, đứng thứ ba về số lưu học sinh nước ngoài tại xứ sở chuột túi.

Các thế hệ sinh viên Việt Nam hàng chục năm qua đã có được nhiều bài học quý giá và những trải nghiệm tuyệt vời tại đất nước này. Đó không chỉ là kiến thức trên giảng đường mà quan trọng hơn là kỹ năng và kinh nghiệm quản lý của một xã hội tiên tiến cùng với nền văn hóa đa bản sắc và con người hiền hòa thân thiện.

Việt Nam cũng đã và đang tích cực để trở thành điểm đến giáo dục ấn tượng đối với sinh viên Australia. Gần đây nhất, theo Kế hoạch Colombo mới của Chính phủ Australia, dự kiến sẽ có hơn 160 sinh viên Australia đến Việt Nam học tập và trải nghiệm trong năm nay.

Đến Australia, ai cũng có thể cảm nhận thế giới này dường như thu nhỏ lại khi chúng ta có những người bạn đến từ các nền văn hóa khác nhau, với sắc tộc và ngôn ngữ riêng. Trong số đó, cộng đồng công dân Australia gốc Việt là cộng đồng lớn thứ năm với khoảng 300.000 người.

Những người con đất Việt đang đóng góp hết sức mình vào sự phát triển của mỗi nước và là cầu nối sinh động và thân thiện thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Nhiều người trong số họ đã giành được uy tín to lớn của cộng đồng xã hội Australia, vinh danh cho dân tộc Việt Nam.

Có thể nói, giáo dục đào tạo và giao lưu nhân dân chính là điểm sáng trong bức tranh tổng thể quan hệ hai nước, nền tảng rất nhân văn kết nối hai quốc gia.

Ấn tượng Australia

Trong tâm trí không ít người, Australia của Tiếng chim hót trong bụi mận gai và Tất cả các con sông đều chảy là những triết lý và giá trị nhân văn của cuộc sống, là một vùng đất thanh bình, tươi đẹp với những thảo nguyên mênh mông dọc theo con sông Murray uốn lượn hiền hoà.

Nhưng Australia mà bản thân tôi được trải nghiệm không chỉ có vậy. Xếp hạng thứ 12 trên thế giới về kinh tế với GDP tăng trưởng 23 năm liên tiếp và năm 2014 đạt 1.580 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người trên 66.500 USD, có vai trò ngày càng tăng trên các diễn đàn quốc tế, quốc gia Nam Thái Bình Dương này đang trở thành một cường quốc có ảnh hưởng lớn trong khu vực và thế giới.

Trong một năm qua, kể từ khi nhận nhiệm vụ, tôi đã có dịp tiếp xúc, trao đổi rất nhiều với các giới chức Australia, từ chính phủ, quốc hội, các bộ ngành, đảng phái đối lập, đến lãnh đạo hầu hết các tiểu bang, học giả, cộng đồng doanh nghiệp và người dân Australia. Các chuyến thăm, các cuộc tiếp xúc cho tôi cảm nhận sâu sắc một thực tế, giữa hai nước, dù xa cách về địa lý cũng như đã trải qua thăng trầm của lịch sử, còn rất nhiều dư địa để phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác trên cơ sở hai bên “cùng thắng”.

Cả Việt Nam và Australia thật sự trân trọng mức độ quan hệ đã đạt được. Chặng đường mà Việt Nam và Australia đã đồng hành hơn 40 năm qua càng khẳng định cơ sở vững chắc và tương lai tươi sáng của quan hệ hai nước. Tôi tin rằng hai nước sẽ tiếp tục nỗ lực và chia sẻ để làm cho quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Australia ngày càng phát triển vì sự thịnh vượng, vì lợi ích chính đáng của nhân dân hai nước và vì quan hệ tốt đẹp giữa các quốc gia trên thế giới.

Việt Nam và Australia lập quan hệ ngoại giao ngày 26/2/1973. Trong chuyến thăm Australia của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (9/2009), hai bên nhất trí nâng quan hệ lên Đối tác toàn diện.

Hai bên thường xuyên duy trì trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao. Gần đây, phía ta thăm Bạn có: Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (tháng 4/2012), Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh (3/2013), Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng (4/2013), Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường (4/2014)... Phía Bạn thăm ta có: Chủ tịch Hạ viện Anna Burke (5/2013), Bộ trưởng Ngoại giao Julie Bishop (2/2014), Chủ tịch Hạ viện Bronwyn Bishop (9/2014)... Tính đến nay, Australia có 320 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư 1,65 tỷ USD, đứng thứ 19/101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Australia duy trì đều viện trợ ODA cho Việt Nam, đạt trên 130 triệu AUD/năm (kỷ lục năm 2012-2013 đạt 150 triệu AUD).



Lương Thanh Nghị
Đại sứ Việt Nam tại Australia



 

Đọc thêm

Hình ảnh đáng yêu của con trai và vợ thủ môn Bùi Tiến Dũng trên sân tập CLB Hoàng Anh Gia Lai

Hình ảnh đáng yêu của con trai và vợ thủ môn Bùi Tiến Dũng trên sân tập CLB Hoàng Anh Gia Lai

Vợ thủ môn Bùi Tiến Dũng là siêu mẫu Dianka Zakhidova và con trai là tâm điểm chú ý khi xuất hiện trên sân tập của CLB Hoàng Anh Gia ...
Iran kích hoạt hệ thống phòng không sau tiếng nổ lớn, đình chỉ các chuyến bay qua nhiều khu vực

Iran kích hoạt hệ thống phòng không sau tiếng nổ lớn, đình chỉ các chuyến bay qua nhiều khu vực

Hai quan chức Mỹ xác nhận với CBS News rằng, một tên lửa của Israel đã bắn trúng Iran trong cuộc tấn công ngày 19/4 (giờ Hà Nội).
Hướng dẫn cách xóa bộ nhớ đệm ứng dụng trên iPhone siêu đơn giản

Hướng dẫn cách xóa bộ nhớ đệm ứng dụng trên iPhone siêu đơn giản

Cách xóa bộ nhớ đệm iPhone thường được áp dụng khi máy gặp tình trạng hết dung lượng. Hơn nữa, việc thường xuyên dọn dẹp bộ nhớ đệm còn giúp ...
Doanh số iPhone giảm mạnh, Apple đánh mất vị thế dẫn đầu

Doanh số iPhone giảm mạnh, Apple đánh mất vị thế dẫn đầu

Lượng iPhone xuất xưởng trên toàn cầu trong quý I/2024 đã giảm 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 50,1 triệu thiết bị khiến cho Apple đánh mất ...
Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng rải rác ở phía Bắc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Người một nhà tập 8: Trí gặp rắc rối vì đụng độ ông trùm giang hồ?

Người một nhà tập 8: Trí gặp rắc rối vì đụng độ ông trùm giang hồ?

Người một nhà tập 8, Trí thuê xe của Diệp để đi làm xe ôm công nghệ, Khải nói với ông trùm giang hồ về thông tin Trí mới ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động