Back to E-magazine
e magazine
11:21 | 29/06/2022
Việt Nam-Campuchia: Mối tình ‘nảy nở’ trong ‘mưa bom bão đạn’, cùng nhau đi qua những năm tháng thăng trầm chẳng thể quên!

11:21 | 29/06/2022

Dấu mốc 55 năm quan hệ Việt Nam-Campuchia là dịp để chúng ta nhìn lại mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết, thủy chung, gắn bó sắt son giữa hai dân tộc mà lớp lớp các thế hệ nhân dân hai nước hiện nay và mai sau luôn khắc ghi, tiếp nối và phát triển lên những tầm cao mới
campuchia hạmViệt Nam-Campuchia: Mối tình ‘nảy nở’ trong ‘mưa bom bão đạn’, cùng nhau đi qua những năm tháng thăng trầm chẳng thể quên!
Việt Nam-Campuchia: Mối tình ‘nảy nở’ trong ‘mưa bom bão đạn’, cùng nhau đi qua những năm tháng thăng trầm chẳng thể quên!

Việt Nam-Campuchia: Mối tình ‘nảy nở’ trong ‘mưa bom bão đạn’, cùng nhau đi qua những năm tháng thăng trầm chẳng thể quên!

Cách đây 55 năm, Việt Nam và Campuchia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 24/6/1967. Đây là sự kiện trọng đại, đánh dấu một trang sử mới trong quan hệ giữa hai nước láng giềng anh em. Phải đặt trong bối cảnh lúc bấy giờ mới thấy được ý nghĩa đặc biệt của việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước và tầm vóc chiến lược của quan hệ Việt Nam-Campuchia.

Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng gần gũi và có mối quan hệ truyền thống, gắn bó từ lâu đời. Mối quan hệ này đã được nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp bằng công sức và xương máu của biết bao thế hệ người Việt Nam và Campuchia, trở thành tài sản chung vô giá, thiêng liêng và bền vững của hai dân tộc.

Ngược dòng thời gian về những năm 60 của thế kỷ trước, khi cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam từng bước lan rộng ra toàn cõi Đông Dương, nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia một lần nữa phát huy truyền thống đoàn kết trong kháng chiến chống thực dân để tiếp tục kề vai sát cánh trong cuộc chiến tranh trường kỳ chống đế quốc.

Hội nghị nhân dân các dân tộc Đông Dương tại Phnom Penh đầu năm 1965 chính là một biểu hiện sinh động cho truyền thống ấy và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá là “một thắng lợi to lớn của nhân dân 3 nước Việt Nam, Campuchia và Lào trong sự nghiệp đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ”.

Sau hội nghị này, mối quan hệ giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam với Vương quốc Campuchia do Quốc trưởng Norodom Sihanouk đứng đầu ngày càng được tăng cường.

Tới giữa tháng 6/1967, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ và Quốc trưởng Norodom Sihanouk đã có thư trao đổi về việc thiết lập quan hệ ngoại giao.

Trong bức điện gửi Quốc trưởng Norodom Sihanouk ngày 23/6/1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước “là sự biểu hiện rực rỡ của mối tình hữu nghị thân thiết và đoàn kết chiến đấu ấy”, “là một sự kiện lịch sử trong quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia, một nhân tố tích cực trong việc giữ gìn hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á”.

Khi miền Nam Việt Nam còn đang trong “mưa bom bão đạn”, việc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao thể hiện sự ủng hộ quý báu của nhân dân Campuchia đối với nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự kiện này còn khẳng định sự ủng hộ chân thành của nhân dân Việt Nam đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ nền độc lập, trung lập của Vương quốc Campuchia do Quốc trưởng Norodom Sihanouk đứng đầu.

Việt Nam-Campuchia: Mối tình ‘nảy nở’ trong ‘mưa bom bão đạn’, cùng nhau đi qua những năm tháng thăng trầm chẳng thể quên!

Việt Nam-Campuchia: Mối tình ‘nảy nở’ trong ‘mưa bom bão đạn’, cùng nhau đi qua những năm tháng thăng trầm chẳng thể quên!

Tại Lễ kỷ niệm 45 năm “Con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot” (20/6/1977-20/6/2022) của Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen, được tổ chức tại lối mở Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, (Việt Nam) và tỉnh Tbong Khmum (Campuchia) ngày 20/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng gần gũi và có mối quan hệ truyền thống gắn bó từ lâu đời. Hai dân tộc đã đoàn kết, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau trong những lúc khó khăn và hoạn nạn, cùng nhau vượt qua nhiều thăng trầm của lịch sử.

Ôn cố tri tân, nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gợi nhớ lại những giai đoạn lịch sử quan trọng trong quan hệ hai nước.

Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam, nhất là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 của quân và dân Việt Nam đã góp phần tạo thời cơ, tăng cường thế và lực để Quân giải phóng Campuchia tiến lên, giải phóng thủ đô Phnom Penh ngày 17/4/1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân và chính quyền tay sai.

Tuy nhiên, ngay sau đó, đất nước Campuchia chưa kịp hưởng hòa bình, đã rơi vào bi kịch lớn khi tập đoàn phản động Pol Pot đặt dân tộc Campuchia trước thảm họa diệt chủng, tội ác “trời không dung, đất không tha” mà 4 thập kỷ sau đó, ngày 16/11/2018, Tòa án Đặc biệt Tư pháp Campuchia đã ra phán quyết lên án và nghiêm khắc trừng trị. Nhân loại sẽ không bao giờ quên, chỉ trong 3 năm 8 tháng 20 ngày, tập đoàn Pol Pot đã sát hại hơn 3 triệu người Campuchia vô tội.

Không dừng lại ở đó, Tập đoàn phản động Pol Pot đã chà đạp lên những giá trị truyền thống tốt đẹp và nguyện vọng hữu nghị, hòa bình của hai dân tộc, đưa quân đánh chiếm một số đảo của Việt Nam ngay trong tháng 5/1975; triển khai 19/23 sư đoàn dọc tuyến biên giới, trong đó huy động 10 sư đoàn gây chiến tranh biên giới Tây Nam - Việt Nam từ tháng 4/1977, gây nhiều đau thương, mất mát, giết hại hàng vạn dân thường Việt Nam. Tập đoàn phản động Pol Pot đã bỏ qua lời kêu gọi, thiện chí và những nỗ lực của Việt Nam về giữ gìn hòa bình, hữu nghị, đối thoại; bỏ qua những lời kêu gọi của lực lượng tiến bộ và những người có lương tri trên thế giới.

Thực tế là, nhiều cuộc nổi dậy của các lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Campuchia đã diễn ra ở Quân khu Trung tâm, Đông Bắc, Quân khu 203... Tuy nhiên, do sự chênh lệch về tương quan so sánh lực lượng, cuộc đấu tranh của các lực lượng cách mạng và nhân dân Campuchia chịu nhiều tổn thất và đứng trước tình thế hiểm nguy, vô cùng khó khăn, như Samdech Techo Thủ tướng Hun Sen từng kể lại rằng khi ấy “chẳng còn gì ngoài hai bàn tay trắng và ngồi chờ cái chết”.

Việt Nam-Campuchia: Mối tình ‘nảy nở’ trong ‘mưa bom bão đạn’, cùng nhau đi qua những năm tháng thăng trầm chẳng thể quên!

Việt Nam-Campuchia: Mối tình ‘nảy nở’ trong ‘mưa bom bão đạn’, cùng nhau đi qua những năm tháng thăng trầm chẳng thể quên!

Trong thời khắc gian nan tột đỉnh đó, Samdech Techo Thủ tướng Hun Sen, khi ấy là lãnh đạo Trung đoàn, cùng một số cán bộ yêu nước của Campuchia, đã quyết định sang Việt Nam bày tỏ ý nguyện của nhân dân Campuchia mong muốn nhận được sự giúp đỡ từ Việt Nam. Như Samdech Techo Hun Sen sau này kể lại: “Căn cứ vào tình hình chính trị trong nước và quốc tế lúc đó, không còn con đường nào khác... Nước mà có khả năng giúp đỡ và có thể giúp đỡ chỉ có Việt Nam là duy nhất...”.

Mặc dù Việt Nam còn trong hoàn cảnh rất khó khăn bộn bề vì vừa ra khỏi chiến tranh, nhưng đáp lại niềm tin, nguyện vọng của nhân dân và những người cách mạng chân chính của đất nước Campuchia anh em, Đảng, Nhà nước, Quân đội và Nhân dân Việt Nam đã thể hiện tinh thần đoàn kết, chia sẻ khó khăn, làm hết sức mình, hết lòng giúp đỡ, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cốt cán, xây dựng lực lượng cho cách mạng Campuchia; đồng thời hỗ trợ và phối hợp với lực lượng nổi dậy Campuchia đấu tranh chống lại tập đoàn phản động Pol Pot.

Việt Nam-Campuchia: Mối tình ‘nảy nở’ trong ‘mưa bom bão đạn’, cùng nhau đi qua những năm tháng thăng trầm chẳng thể quên!

Nhờ sự nỗ lực và giúp đỡ của Việt Nam, ngày 12/5/1978, “Lực lượng vũ trang cách mạng đoàn kết cứu nước Campuchia”, đơn vị tiền thân của Quân đội cách mạng Campuchia, đã được thành lập do Samdech Techo Hun Sen làm Chỉ huy trưởng. Ngày 2/12/1978, Ủy ban Trung ương Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia được thành lập, do Samdech Heng Samrin làm Chủ tịch, Samdech Hun Sen là Ủy viên. Đây là nòng cốt của lực lượng cách mạng và lực lượng vũ trang cách mạng, đánh dấu bước ngoặt phát triển mới của cách mạng Campuchia.

Đáp lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia và xuất phát từ truyền thống đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai dân tộc, sau khi thực hiện quyền tự vệ chính đáng, chặn đứng hành động gây chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam Việt Nam của tập đoàn Pol Pot; Việt Nam đã giúp lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia giải phóng dân tộc thoát khỏi nạn diệt chủng, khôi phục, xây dựng lại đất nước.

Việt Nam-Campuchia: Mối tình ‘nảy nở’ trong ‘mưa bom bão đạn’, cùng nhau đi qua những năm tháng thăng trầm chẳng thể quên!

Quân tình nguyện Việt Nam đã kề vai, sát cánh cùng với lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Campuchia tiến hành nhiều chiến dịch, nhiều trận đánh tại các tỉnh, thành phố, địa phương khác nhau và đến ngày 7/1/1979 đã hoàn toàn giải phóng thủ đô Phnom Penh.

Đây là chiến thắng có ý nghĩa lịch sử vô cùng trọng đại, đưa Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng, hồi sinh đất nước và bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do. Samdech Techo Thủ tướng Hun Sen từng đánh giá: “Thắng lợi có được là do lực lượng cách mạng và nhân dân Campuchia kết hợp với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam”.

Ngày 8/1/1979, Hội đồng Nhân dân cách mạng Campuchia được thành lập và tiếp tục đề nghị Quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với lực lượng vũ trang Campuchia truy quét tàn quân Pol Pot và củng cố chính quyền cách mạng. Việt Nam đã cử nhiều đoàn chuyên gia trên tất cả các lĩnh vực hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, giúp Campuchia xây dựng chính quyền cơ sở và phục hồi kinh tế - xã hội từ đống đổ nát do chế độ diệt chủng để lại.

Qua quá trình kề vai, sát cánh chiến đấu, xây dựng đất nước Campuchia với biết bao gian khổ, hy sinh anh dũng của nhiều cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam, lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, đủ khả năng tự lực bảo vệ thành quả cách mạng và hồi sinh đất nước.

Trên cơ sở đó, theo thỏa thuận giữa hai Nhà nước, năm 1989, Việt Nam rút hết quân tình nguyện về nước trong niềm tự hào, vinh quang, với những tình cảm lưu luyến, thắm thiết nghĩa tình của nhân dân Campuchia anh em; hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả, vẻ vang, vô tư, trong sáng, hiếm có trong lịch sử quan hệ quốc tế.

Việt Nam-Campuchia: Mối tình ‘nảy nở’ trong ‘mưa bom bão đạn’, cùng nhau đi qua những năm tháng thăng trầm chẳng thể quên!

Chia sẻ với TG&VN, Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng cho rằng, những thành tựu của quan hệ Việt Nam - Campuchia trong suốt 55 năm qua, không chỉ là thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở mỗi nước, mà còn thể hiện ở sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực, đóng góp tích cực cho sự phát triển của mỗi nước, cũng như góp phần ngày càng củng cố và tăng cường vững chắc hơn nữa mối quan hệ Việt Nam-Campuchia theo phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”.

Thứ nhất, quan hệ chính trị không ngừng phát triển và đã thực sự đóng vai trò nòng cốt, định hướng trong tổng thể quan hệ hợp tác hai nước. Hai bên luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ chính trị và quyết tâm củng cố quan hệ hợp tác truyền thống giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Campuchia.

Hằng năm, lãnh đạo cấp cao hai nước luôn duy trì các cuộc gặp gỡ, trao đổi, tiếp xúc dưới nhiều hình thức và đã đạt được nhiều thỏa thuận chiến lược, vừa định hướng cho tổng thể quan hệ, vừa kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm thúc đẩy sự hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020 và tiếp tục diễn biến phức tạp những năm tiếp theo, hai bên đều phải căng mình đối phó và ngăn chặn đại dịch, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước, các bộ, ban, ngành, địa phương và các tổ chức nhân dân đã thường xuyên có các cuộc điện đàm thăm hỏi, chia sẻ và động viên lẫn nhau dưới mọi hình thức cả trực tiếp và trực tuyến; phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau kịp thời và hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch thông qua nhiều hoạt động thiết thực, đóng góp tích cực cho nỗ lực kiểm soát dịch bệnh tại mỗi nước, thể hiện sống động tinh thần đoàn kết và truyền thống tương trợ lẫn nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn giữa hai dân tộc.

Ngoài ra, các cơ chế hợp tác song phương và đa phương giữa hai nước như Ủy ban liên chính phủ Việt Nam-Campuchia về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học và thuật, Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia, Hội nghị cấp cao tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam…vẫn tiếp tục được duy trì tổ chức thường xuyên và phát huy hiệu quả cao, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19.

Việt Nam-Campuchia: Mối tình ‘nảy nở’ trong ‘mưa bom bão đạn’, cùng nhau đi qua những năm tháng thăng trầm chẳng thể quên!
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Hun Sen sang thăm chính thức Việt Nam (4/10/2019); Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Thủ tướng Hun Sen trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Vương quốc Campuchia; Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen.
Việt Nam-Campuchia: Mối tình ‘nảy nở’ trong ‘mưa bom bão đạn’, cùng nhau đi qua những năm tháng thăng trầm chẳng thể quên!
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp song phương với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia Prak Sokhonn nhân dịp tham dự Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc và Hội nghị Bộ trưởng hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ 6 (ngày 7/6/2021), tại Trùng Khánh, Trung Quốc; Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn trao tượng trưng vật tư y tế của Việt Nam hỗ trợ Campuchia ứng phó với dịch Covid-19 cho Đại sứ Chay Navuth; Bà Youk Sambath, Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia (trái), trao tượng trưng số hàng của Chính phủ Hoàng gia và nhân dân Campuchia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Thành phố Hồ Chí Minh cho ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh (phải).
Việt Nam-Campuchia: Mối tình ‘nảy nở’ trong ‘mưa bom bão đạn’, cùng nhau đi qua những năm tháng thăng trầm chẳng thể quên!

Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đón Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia Samdech Pichey Sena Tea Banh tại Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư tham dự chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ nhất (15/5/2022); Đại tướng Phan Văn Giang và Đại tướng Tea Banh thăm trường Tiểu học Lộc Tấn A.

Thứ hai, quan hệ hợp tác quốc phòng, an ninh và đối ngoại ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả, là một trong những trụ cột quan trọng của quan hệ hai nước.

Hai bên phối hợp giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và môi trường hòa bình cho sự phát triển ở mỗi nước, tiếp tục phối hợp thực hiện tốt Nghị định thư hợp tác, cũng như Kế hoạch hợp tác hàng năm giữa Bộ Quốc phòng, Bộ Công an Việt Nam với Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ Campuchia.

Việt Nam và Campuchia thường xuyên trao đổi thông tin, tình hình, chia sẻ kinh nghiệm, ngăn chặn và vô hiệu hóa các hoạt động của các lực lượng thù địch chống phá Việt Nam, Campuchia và quan hệ hai nước; tăng cường phối hợp tuần tra chung, giữ vững an ninh, trật tự, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới trên bộ và trên biển; tổ chức giao lưu kết nghĩa, duy trì đường dây nóng, phối hợp đấu tranh chống các loại tội phạm xuyên quốc gia, các hoạt động xâm canh, xâm cư, vượt biên trái phép, giải quyết các vấn đề nảy sinh; xây dựng củng cố, quản lý đường biên giới, vành đai an ninh, hòa bình, ổn định, giữ vững chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn khu vực biên giới; tiếp tục tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh tại Campuchia.

Thứ ba, quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư tiếp tục đạt được kết quả tích cực và đã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế ở mỗi nước.

Nếu như giai đoạn 1997-1999, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước mới chỉ đạt khoảng 130-150 triệu USD thì từ năm 2005 trở đi kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng trung bình 30-40%/năm.

Đặc biệt, hai năm 2020-2021 vừa qua, dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, nhưng kim ngạch thương mại giữa hai nước vẫn có sự tăng trưởng đột phá với tổng kim ngạch hai chiều năm 2020 đạt 5,32 tỷ USD, năm 2021 đạt 9,54 tỷ USD, và Quý I/2022 đạt 3,37 tỷ USD, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong bối cảnh dịch Covid-19, chính quyền các tỉnh giáp biên Việt Nam-Campuchia đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh hợp pháp tại các tỉnh giáp biên hai nước, thông qua việc ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa qua biên giới, tích cực thúc đẩy hoạt động thương mại khu vực biên giới, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của hai nước.

Trong hợp tác đầu tư, đến nay Việt Nam có 188 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Campuchia với tổng số vốn đăng ký 2,88 tỷ USD, duy trì vị trí đứng đầu trong ASEAN và trong tốp 5 nước có đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Campuchia, chủ yếu là các lĩnh vực nông nghiệp (chiếm gần 70% tổng vốn đăng ký); tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông; các dự án còn lại nằm trong các lĩnh vực hàng không, khoáng sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải kho bãi, y tế, xây dựng, du lịch - khách sạn, bất động sản và các dịch vụ khác.

Về thương mại, Việt Nam và Campuchia đều là thành viên của ASEAN, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đây là một thuận lợi lớn thúc đẩy sự phát triển trên nhiều lĩnh vực, nhất là hoạt động thương mại của hai nước. Hai bên quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi thuế quan cho hàng hóa xuất xứ từ mỗi nước; coi trọng hợp tác thương mại biên giới; hỗ trợ giúp đỡ địa phương giáp biên giới hai nước đẩy mạnh các hoạt động giao lưu thương mại.

Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam-Campuchia giai đoạn 2021-2022 đã cam kết những ưu đãi về thuế suất thuế nhập khẩu 0% đối với các mặt hàng có xuất xứ từ hai nước.

Thứ tư, quan hệ hợp tác giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là lĩnh vực được hai bên đặc biệt quan tâm, coi đây là vấn đề trọng yếu có tầm chiến lược, góp phần tích cực củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị, lâu dài giữa nhân dân hai nước vì mục tiêu phát triển của mỗi nước.

Việt Nam-Campuchia: Mối tình ‘nảy nở’ trong ‘mưa bom bão đạn’, cùng nhau đi qua những năm tháng thăng trầm chẳng thể quên!

Hàng năm, Việt Nam dành cho Campuchia hàng trăm suất học bổng đào tạo dài hạn và ngắn hạn. Campuchia cũng dành cho phía Việt Nam 35 suất học bổng, bao gồm 15 suất học bổng đại học và sau đại học, 20 suất học bổng đào tạo ngôn ngữ, văn hóa Khmer trong vòng hai năm. Hiện có khoảng gần 100 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Campuchia và 2.427 sinh viên Campuchia đang học tập tại Việt Nam. Ngoài ra, hai bên tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dạy nghề thông qua việc tổ chức các hoạt động phát triển nguồn nhân lực. Đây thực sự là nguồn bổ sung nhân lực rất quan trọng, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Thứ năm, quan hệ hợp tác giữa các bộ, ban, ngành, các ủy ban của Quốc hội, các tổ chức đoàn thể và giao lưu nhân dân tiếp tục được đẩy mạnh và đi vào thực chất hơn. Hai bên trao đổi các đoàn, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt là các địa phương có chung đường biên giới, tiếp tục mở rộng xây dựng kết cấu hạ tầng, chăm sóc y tế, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn tại các khu vực biên giới hai nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nêu trên, theo Đại sứ Nguyễn Huy Tăng, quan hệ hai nước cũng còn một số tồn tại và đứng trước một số thách thức mà hai bên cần nỗ lực để vượt qua.

Quan hệ kinh tế giữa hai nước phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của hai nước, một số thỏa thuận trong lĩnh vực kinh tế chậm được triển khai, hiệu quả hợp tác còn nhiều hạn chế, chưa tạo được sự kết nối vững chắc giữa hai nền kinh tế để bổ trợ cho nhau và cùng nhau phát triển.

Tình hình thế giới và khu vực hiện nay có những diễn biến rất nhanh chóng, quan hệ và cạnh tranh giữa các nước lớn hết sức phức tạp, sự can dự của các nước lớn vào khu vực và từng nước trong khu vực ngày càng quyết liệt, đặt hai nước cũng như quan hệ giữa hai nước trước những thách thức mới rất phức tạp.

Việt Nam-Campuchia: Mối tình ‘nảy nở’ trong ‘mưa bom bão đạn’, cùng nhau đi qua những năm tháng thăng trầm chẳng thể quên!

Việt Nam-Campuchia là hai nước láng giềng, có chung đường biên giới trên đất liền đi qua 10 tỉnh biên giới của Việt Nam và 9 tỉnh biên giới của Campuchia với điểm khởi đầu là ngã ba biên giới Việt Nam-Campuchia-Lào và điểm kết thúc là vị trí cột mốc số 314 nằm trên bờ biển giữa tỉnh Kiên Giang, Việt Nam và tỉnh Campot, Campuchia. Hai nước nỗ lực củng cố và xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác cùng phát triển.

Với sự quyết tâm và nỗ lực chung của cả hai bên, Việt Nam và Campuchia đã hoàn thành khoảng 84% khối lượng công việc phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền.

Tháng 10/2019, hai bên đã ký kết Hiệp ước bổ sung năm 2019 và Nghị định thư ghi nhận thành quả này và Quốc hội hai nước đã phê chuẩn hai văn kiện pháp lý quan trọng nói trên, tạo nền tảng để hai bên duy trì ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực biên giới.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm lần thứ 45 năm “Hành trình hướng tới lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot”, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen chia sẻ rằng: “Một số người nói rằng Hun Sen ‘chịu ơn’ Việt Nam và phải cắt đất cho Việt Nam. Nếu tôi cắt đất cho Việt Nam thì đã không cần phải bỏ ra thời gian 41 năm để đàm phán với Việt Nam. Nếu Việt Nam muốn đất Campuchia thì Việt Nam đã lấy từ khi còn có quân đội ở Campuchia. Vào thời điểm đó, mặc dù Việt Nam đóng quân ở Campuchia, tôi với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao đã ký kết Hiệp ước vùng nước lịch sử…

Tôi xin khẳng định với nhân dân Campuchia trong và ngoài nước, thông qua báo chí truyền thông và trước mặt Ngài Thủ tướng Việt Nam tôi không có quyền cho Việt Nam đất, dù chỉ 1 milimet, và tôi cũng không muốn đất Việt Nam dù chỉ 1 milimet… Việt Nam không có nhu cầu lấy đất của ta, ta cũng không có nhu cầu lấy đất Việt Nam”.

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (tháng 12/2021), hai bên khẳng định tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa hợp tác quốc phòng-an ninh, đẩy mạnh đàm phán nhằm sớm hoàn thành khoảng 16% biên giới trên đất liền còn lại; nhất trí phối hợp, tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề phát sinh, trên tinh thần đoàn kết, hữu nghị, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và hợp tác cùng phát triển.

Tại Cuộc họp 2 Chủ tịch Ủy ban liên hợp biên giới Việt Nam và Campuchia được tổ chức từ ngày 13-17/6 vừa qua, hai bên cũng đã khẳng định quyết tâm tìm giải pháp công bằng, hợp lý để phân giới cắm mốc đối với 16% đường biên giới còn lại.

Như vậy, dấu mốc 55 năm là dịp để chúng ta nhìn lại mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết, thủy chung, gắn bó sắt son giữa hai dân tộc Việt Nam-Campuchia mà lớp lớp các thế hệ nhân dân hai nước hiện nay và mai sau luôn khắc ghi, tiếp nối và phát triển lên những tầm cao mới. Tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác bền chặt Việt Nam - Campuchia mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững!

Việt Nam-Campuchia: Mối tình ‘nảy nở’ trong ‘mưa bom bão đạn’, cùng nhau đi qua những năm tháng thăng trầm chẳng thể quên!
Việt Nam-Campuchia: Mối tình ‘nảy nở’ trong ‘mưa bom bão đạn’, cùng nhau đi qua những năm tháng thăng trầm chẳng thể quên!

Thực hiện: Phương Hằng

Ảnh: TTXVN, AFP, Getty Images, Báo TG&VN....

Thiết kế: Nguyễn Hồng

Đọc thêm

Đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ Đỗ Sơn Hải: Một Việt Nam không toan tính, chỉ là trái tim đủ lớn để… cho đi

Đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ Đỗ Sơn Hải: Một Việt Nam không toan tính, chỉ là trái tim đủ lớn để… cho đi

Suốt cuộc trò chuyện, Đại sứ Đỗ Sơn Hải nhiều lần: Tôi nhấn mạnh, tôi khẳng định, tôi muốn nhắc lại… Đảng và Nhà nước khi cử hai đoàn cứu hộ sang giúp đỡ các bạn Thổ Nhĩ Kỳ sau thảm họa động đất hoàn toàn dựa trên tinh thần chia ngọt sẻ bùi mà không có bất kỳ một mục đích chính trị nào.
Cởi bỏ tâm lý đối phó, hãy viết câu chuyện hấp dẫn về Việt Nam!

Cởi bỏ tâm lý đối phó, hãy viết câu chuyện hấp dẫn về Việt Nam!

Một năm 2023 thành công của đối ngoại Việt Nam giúp Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cảm thấy an tâm về những thành quả của công tác thông tin đối ngoại. Tuy vậy, vẫn còn không ít bài toán cần tìm lời giải ở phía trước để những câu chuyện về Việt Nam đi sâu vào lòng người, chiếm trọn được trái tim của họ.
Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN và vấn đề quyền con người

Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN và vấn đề quyền con người

Cộng đồng ASEAN nói chung và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội nói riêng vừa là mục tiêu vừa là điều kiện thuận lợi giúp các nước ASEAN thúc đẩy tăng cường khả năng bảo vệ con người, nâng cao trình độ nhân quyền cho các công dân ASEAN, tạo ra bản sắc riêng của ASEAN: một Cộng đồng, một vận mệnh, thống nhất trong đa dạng.
Thế giới sẽ thế nào trong năm con rồng?

Thế giới sẽ thế nào trong năm con rồng?

Thế giới bước sang năm con rồng, với những thay đổi mang tính bước ngoặt có thể dự báo trước về địa chính trị và địa kinh tế. Những đột phá mới về khoa học - công nghệ cùng với quá trình toàn cầu hóa không thể đảo ngược sẽ giúp nền kinh tế thế giới vượt qua những “cơn gió ngược” và tiếp tục tạo động lực cho sự thay đổi tương quan quyền lực, đồng thời thúc đẩy sự chuyển dịch thế giới sang trật tự đa cực - đa trung tâm.
Lan toả mạnh mẽ hình ảnh một Việt Nam tiềm lực, vị thế và uy tín mới

Lan toả mạnh mẽ hình ảnh một Việt Nam tiềm lực, vị thế và uy tín mới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội sáng 23/1, kết thúc rất tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos (WEF Davos 2024), thăm chính thức Hungary và Romania từ ngày 16-23/1/2024.
Chuyến xuất hành đặc biệt tới Ishikawa, Nhật Bản: Nắng lên, bình yên sớm trở lại giữa mênh mông tình người!

Chuyến xuất hành đặc biệt tới Ishikawa, Nhật Bản: Nắng lên, bình yên sớm trở lại giữa mênh mông tình người!

Cùng Công sứ Nguyễn Đức Minh, người vừa trở về Tokyo cùng đoàn thực địa tới Ishikawa (tâm chấn của loạt trận động đất những ngày đầu năm mới tại Nhật Bản) nhìn lại một hành trình đặc biệt của thời gian, của xúc cảm để thấy một nước Nhật kiên cường và mối tình Việt-Nhật bền chặt tựa kim cương, sự chở che, đùm bọc giữa những người đồng bào nơi xứ lạ… và nhiều hơn thế, tùy mỗi góc nhìn và cảm nhận!