Việt Nam chủ trì trao đổi với các nước sáng lập Nhóm bạn bè UNCLOS nhân dịp 30 năm Công ước có hiệu lực

Chu An
30 năm qua, UNCLOS đã là khuôn khổ pháp lý vững chắc để thúc đẩy hợp tác, bảo đảm các quyền, lợi ích chính đáng của các quốc gia trên biển...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam chủ trì trao đổi với các nước sáng lập Nhóm bạn bè UNCLOS nhân dịp 30 năm Công ước có hiệu lực
Đại sứ Đặng Hoàng Giang chủ trì buổi ăn trưa làm việc với Đại sứ, đại diện của 11 nước sáng lập Nhóm bạn bè UNCLOS.

Ngày 24/10, tại trụ sở Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Đặng Hoàng Giang đã chủ trì buổi ăn trưa làm việc với Đại sứ, đại diện của 11 nước sáng lập Nhóm bạn bè về Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 để tăng cường phối hợp, thúc đẩy các hoạt dộng của Nhóm trong thời gian tới.

Cùng tham dự có ông Nguyễn Minh Vũ, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao; PGS. TS. Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao, ứng cử viên của Việt Nam cho vị trí Thẩm phán Toà án Luật Biển quốc tế (ITLOS) nhiệm kỳ 2026-2035, ông Marcin Czepelak, Tổng thư ký Toà Trọng tài thường trực (PCA) và một số chuyên gia đến từ PCA.

Phát biểu tại buổi làm việc, Đại sứ Đặng Hoàng Giang bày tỏ vui mừng trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của Nhóm trong 3 năm qua với số lượng thành viên hơn 120 nước và nhiều hình thức hoạt động, đồng thời cảm ơn sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của các nước nòng cốt trong thúc đẩy và đề cao giá trị, tính toàn vẹn và phổ quát của UNCLOS trong các tiến trình đàm phán tại Liên hợp quốc thời gian qua.

Ông Nguyễn Minh Vũ, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao khẳng định trong 30 năm qua, UNCLOS đã là khuôn khổ pháp lý vững chắc để thúc đẩy hợp tác, bảo đảm các quyền, lợi ích chính đáng của các quốc gia trên biển, góp phần thúc đẩy việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, nhất là Mục tiêu 14 về bảo tồn và sử dụng biển bền vững.

Đại sứ, đại diện các nước hoan nghênh vai trò nòng cốt, dẫn dắt của Việt Nam thời gian qua đã đóng góp hiệu quả vào nâng cao vai trò, hình ảnh của Nhóm bạn bè tại Liên hợp quốc. Các nước khẳng định những hoạt động của Nhóm đã tạo diễn đàn để trao đổi, thảo luận về các khía cạnh đa dạng trong quản lý và sử dụng biển, tiếp tục khẳng định giá trị của UNCLOS trong xử lý những thách thức mới trên biển.

Tại buổi ăn trưa làm việc, các đại biểu cũng trao đổi về những phát triển quan trọng gần đây trong lĩnh vực đại dương và luật biển như Hiệp định về bảo tồn đa dạng sinh học ngoài vùng tài phán quốc gia (BBNJ) và các thách thức đến từ biến đổi khí hậu, nước biển dâng đối với khuôn khổ pháp lý quốc tế về biển.

Tổng thư ký PCA nhấn mạnh tính toàn diện của cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển tại UNCLOS và BBNJ cho thấy tiềm năng của những thủ tục này trong hỗ trợ các quốc gia tìm kiếm giải pháp đối với các khác biệt trong giải thích và thực hiện các quy định pháp lý trong phân định, quản lý biển.

Chia sẻ một số kinh nghiệm, thành công của Việt Nam trong thực thi UNCLOS, PGS. TS. Nguyễn Thị Lan Anh cho biết thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong xây dựng pháp luật quốc gia, đàm phán phân định biển với các nước trong khu vực, cũng như thực hiện quyền của quốc gia ven biển về xác định ranh giới ngoài thềm lục địa mở rộng.

Trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang đứng trước nhiều thách thức chung về biển, Đại sứ Đặng Hoàng Giang và ông Nguyễn Minh Vũ, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao kêu gọi các nước sáng lập tiếp tục đóng góp, chia sẻ ý tưởng để Nhóm bạn bè phát huy hơn nữa vai trò trong thúc đẩy và khẳng định giá trị và sức sống của UNCLOS, nhất là trong dịp kỷ niệm 30 năm Công ước có hiệu lực.

Nhóm bạn bè là một hình thức trao đổi, phối hợp không chính thức giữa các nước, nhất là tại Liên hợp quốc, nhằm cùng hợp tác về một số chủ đề quan tâm chung.

Nhóm bạn bè UNCLOS là nhóm đầu tiên Việt Nam khởi xướng, đồng chủ trì vận động thành lập (cùng Đức) năm 2020. Trong đó, Nhóm sáng lập gồm 12 nước là Argentina, Canada, Đan Mạch, Đức, Jamaica, Kenya, Hà Lan, New Zealand, Oman, Senegal, Nam Phi và Việt Nam. Đến nay, Nhóm bạn bè của UNCLOS có hơn 120 nước, đại diện cho tất cả các khu vực địa lý.

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Với việc giải quyết hơn 30 tranh chấp biển trong gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng ...

Bế mạc Hội thảo quốc tế Biển Đông: UNCLOS 30 năm còn nguyên giá trị, kiểm soát ‘vùng xám’, tăng cường lòng tin chiến lược

Bế mạc Hội thảo quốc tế Biển Đông: UNCLOS 30 năm còn nguyên giá trị, kiểm soát ‘vùng xám’, tăng cường lòng tin chiến lược

Sau hai ngày với các phiên thảo luận thực chất, hiệu quả, sôi nổi và chân thành, Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ ...

Xác định yêu sách chồng lấn trên biển: Các biện pháp khả thi từ góc nhìn của Giáo sư Australia

Xác định yêu sách chồng lấn trên biển: Các biện pháp khả thi từ góc nhìn của Giáo sư Australia

Tại Hội thảo quốc tế "Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển", Giáo sư Clive Schofield, Trung tâm Tài nguyên ...

Việt Nam ứng cử Tòa án Luật Biển quốc tế nhằm góp phần củng cố pháp quyền ở phạm vi toàn cầu

Việt Nam ứng cử Tòa án Luật Biển quốc tế nhằm góp phần củng cố pháp quyền ở phạm vi toàn cầu

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhận định trách nhiệm thúc đẩy và duy trì pháp quyền ở mọi cấp độ cần được tất cả các ...

Tương lai của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông: Kết quả không đến nhờ cầu nguyện, phụ thuộc vào ý chí chính trị của các bên

Tương lai của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông: Kết quả không đến nhờ cầu nguyện, phụ thuộc vào ý chí chính trị của các bên

Chia sẻ với TG&VN bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 tại Quảng Ninh ngày 23/10, GS. Dewi Fortuna Anwar, Chủ ...

(theo Phái đoàn Việt Nam tại LHQ)

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch chi trả lương hưu hàng tháng mới nhất tháng 11/2024

Lịch chi trả lương hưu hàng tháng mới nhất tháng 11/2024

Lịch chi trả lương hưu tháng 11/2024, bắt đầu từ ngày 2/11 đến ngày 10/11/2024 tổ chức chi trả ít nhất 6 giờ/ngày tại tất cả các điểm chi trả.
Cận cảnh Hyundai Sonata 2025 vừa ra mắt tại Hàn Quốc, giá từ 517 triệu đồng

Cận cảnh Hyundai Sonata 2025 vừa ra mắt tại Hàn Quốc, giá từ 517 triệu đồng

Hyundai Sonata 2025 vừa ra mắt, với nhiều thay đổi nhằm tăng cường tính tiện dụng và nâng cao giá trị sản phẩm, đi kèm mức giá từ 517 triệu ...
Top 11 cách giải phóng dung lượng cho điện thoại OPPO hiệu quả

Top 11 cách giải phóng dung lượng cho điện thoại OPPO hiệu quả

Bạn thích điện thoại OPPO nhưng gặp vấn đề thiếu bộ nhớ vì có nhiều tệp cần lưu, Bài viết này sẽ chia sẻ 11 cách giúp bạn giải ...
Kết quả xổ số hôm nay, 28/10: XSMN 28/10/24 - Xổ số TP Hồ Chí Minh, xổ số Đồng Tháp và xổ số Cà Mau

Kết quả xổ số hôm nay, 28/10: XSMN 28/10/24 - Xổ số TP Hồ Chí Minh, xổ số Đồng Tháp và xổ số Cà Mau

XSMN 28/10 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 28/10/2024. Kết quả xổ số hôm nay 28/10, được các công tyXổ số TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp ...
Apple treo thưởng đến 1 triệu USD cho ai ‘bẻ khóa’ được hệ thống AI của hãng

Apple treo thưởng đến 1 triệu USD cho ai ‘bẻ khóa’ được hệ thống AI của hãng

Apple đang treo thưởng đến 1 triệu USD cho bất kỳ ai có thể hack được máy chủ của hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) do hãng phát triển.
Hướng dẫn cách thay đổi tên nhóm Facebook cực hấp dẫn

Hướng dẫn cách thay đổi tên nhóm Facebook cực hấp dẫn

Thay đổi tên nhóm Facebook giúp làm mới cộng đồng và phù hợp với mục đích hoạt động. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách đổi tên nhóm (group) ...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Nguy cơ xung đột bùng phát cuộc chiến toàn diện gia tăng, chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm

Nguy cơ xung đột bùng phát cuộc chiến toàn diện gia tăng, chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm

Một năm sau ngày bùng phát cuộc chiến Hamas-Israel ở Dải Gaza, Trung Đông đứng trước tình thế nguy hiểm. Israel và Iran thay đổi phương thức tấn công...
Điều chỉnh học thuyết hạt nhân, ngưỡng hạ, nguy cơ tăng và tác động với thế giới, khu vực

Điều chỉnh học thuyết hạt nhân, ngưỡng hạ, nguy cơ tăng và tác động với thế giới, khu vực

Nga nhiều lần cảnh báo 'lằn ranh đỏ'. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó là 'đe dọa bằng lời nói'!
Thách thức người cầm lái NATO

Thách thức người cầm lái NATO

Được đánh giá là chính trị gia lão luyện, nhưng cương vị Tổng thư ký khối quân sự NATO không phải là điều dễ dàng với ông Mark Rutte.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon: Nguy cơ vũ khí hóa vật dụng hàng ngày

Vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon: Nguy cơ vũ khí hóa vật dụng hàng ngày

Hàng loạt vụ nổ máy nhắn tin thông qua thiết bị điều khiển từ xa ở Lebanon cho thấy mối đe dọa an ninh từ việc vũ khí hóa các vật dụng hàng ngày.
Tương lai bán đảo Triều Tiên dưới bóng bầu cử Mỹ

Tương lai bán đảo Triều Tiên dưới bóng bầu cử Mỹ

Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) phân tích, nhận định về tác động của bầu cử Mỹ tới tình hình bán đảo Triều Tiên.
Định hình cục diện quan hệ Mỹ-Nhật trước thềm bầu cử

Định hình cục diện quan hệ Mỹ-Nhật trước thềm bầu cử

Tokyo chuẩn bị sẵn phương án duy trì ổn định quỹ đạo quan hệ Mỹ-Nhật trong bối cảnh kết quả bầu cử Tổng thống xứ cờ hoa sắp ngã ngũ.
Mỹ áp dụng mạnh chiến thuật 'cây gậy và củ cà rốt' với Israel, 'bổn cũ soạn lại' liệu còn tác dụng?

Mỹ áp dụng mạnh chiến thuật 'cây gậy và củ cà rốt' với Israel, 'bổn cũ soạn lại' liệu còn tác dụng?

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát đi tín hiệu sẵn sàng sử dụng viện trợ quân sự của Mỹ như một 'cây gậy và củ cà rốt' cho Israel.
Phiên bản di động