Tương lai của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông: Kết quả không đến nhờ cầu nguyện, phụ thuộc vào ý chí chính trị của các bên

Phương Hà
Chia sẻ với TG&VN bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 tại Quảng Ninh ngày 23/10, GS. Dewi Fortuna Anwar, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trung tâm Nghiên cứu Habibie, Indonesia đánh giá vai trò của UNCLOS, triển vọng của COC và quan điểm về một trật tự đa cực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Biển Đông
GS. Dewi Fortuna Anwar (ngoài cùng bên phải) tham dự phiên thảo luận II trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16. (Ảnh: PH)

Thưa bà, trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16, các đại biểu đã dành nhiều thời gian thảo luận về bản chất của trật tự đa cực hiện nay, liệu là “hòa bình nóng”, “chiến tranh lạnh” hay “cùng tồn tại Hòa bình”, quan điểm của bà về vấn đề này như thế nào?

Nhiều người đặt câu hỏi rằng liệu rằng chúng ta có thực sự đang tiến tới một thế giới đa cực hay không? Tôi cho rằng thế giới của chúng ta đang phức tạp hơn trước rất nhiều và đang tiến tới một thế giới đa cực phức tạp. Tình hình quốc tế có nhiều khác biệt so với thời kỳ chiến tranh Lạnh, mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc dần trở nên căng thẳng.

Đánh giá những gì đang xảy ra ở Biển Đông, tôi cho rằng đây không phải là những xung đột công khai xong cũng chưa thực sự có được hòa bình, vì vậy, sử dụng thuật ngữ “hòa bình nóng” tại Biển Đông là rất phù hợp. Trong bối cảnh đó, chúng ta mong muốn đảm bảo rằng ASEAN không phải đối mặt với xung đột ở khu vực, do vậy, tôi kỳ vọng tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có thể bao trùm hơn, dựa trên các chuẩn mực và giá trị của ASEAN trong khuôn khổ Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á, thúc đẩy sự chung sống hòa bình, quyền tự chủ chiến lược của ASEAN và duy trì vai trò trung tâm.

Bà đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của đối thoại trong việc thúc đẩy hòa bình và ổn định tại Biển Đông? Đối thoại là phương cách truyền thống chúng ta vẫn luôn hướng tới để quản lý bất đồng, hiện nay, chúng ta có cần lưu ý gì thêm hay không?

Tôi cho rằng đối thoại có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì có thể xây dựng lòng tin. Chúng ta có thể không đồng ý về một số nguyên tắc nhưng cái chúng ta có được là bầu không khí hữu nghị và tin tưởng rằng có thể tiếp tục hợp tác với nhau để kiềm chế các hành vi dễ dẫn đến xung đột.

Đó là lý do tại sao ASEAN muốn lan tỏa cách thức để đảm bảo đối thoại và hợp tác, nơi có thể trao đổi, kể cả những bất đồng nhưng đều thống nhất không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực và bất cứ khi nào có xung đột thì cần phải giải quyết xung đột một cách hòa bình. Vì vậy đối thoại và hợp tác ngoài đối thoại là chìa khóa cho hòa bình và ổn định trong khu vực.

Biển Đông
GS. Dewi Fortuna Anwar chia sẻ với Báo Thế giới & Việt Nam bên lề Hội thảo. (Ảnh: PH)

Bà đánh giá như thế nào về tiềm năng sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc, nhiều học giả kỳ vọng vào năm 2026 chúng ta sẽ có một COC đáp ứng được nguyện vọng chung?

Chúng ta sẽ phải làm việc rất chăm chỉ. ASEAN và Trung Quốc cần phải nghiêm túc về vấn đề này dựa trên các quan điểm chung. Nhiều người tỏ ra bi quan về tương lai của COC khi các nước ASEAN nhấn mạnh vào tính toàn vẹn của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), là cơ sở về luật pháp trên biển. Trong khi đó, mặc dù là một bên tham gia UNCLOS 1982, nhưng Trung Quốc lại tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông không dựa trên UNCLOS, mà dựa trên các lập luận lịch sử không được UNCLOS công nhận. Thêm nữa, hiện nay cả ASEAN và Trung Quốc vẫn tồn tại những khác biệt cơ bản về quan điểm liên quan đến Biển Đông.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đối với COC là một bộ quy tắc ứng xử để đảm bảo thiện chí hợp tác với ASEAN từ phía Trung Quốc, ủng hộ quyền tự chủ chiến lược và tính trung tâm của ASEAN, để đảm bảo ngăn ngừa các cuộc đụng độ ngoài ý muốn và khiến căng thẳng leo thang. Chúng ta có quyền hy vọng nhưng kết quả sẽ không phải chỉ nằm ở lời cầu nguyện, nó chỉ có thể đạt được dựa trên sự nỗ lực và ý chí chính trị của các bên.

Hiện nay, nhiều người có vẻ tỏ ra bi quan về giá trị của bản "hiến pháp đại dương" - Công ước Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982 (UNCLOS), còn bà thì sao?

UNCLOS có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh nhiều quốc gia tỏ ra không tuân thủ UNCLOS. UNCLOS là cơ sở duy nhất hiện nay để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, để phân định ranh giới trong các khu vực hàng hải. Đối với các quốc gia quần đảo như Indonesia, UNCLOS thực sự là chìa khóa cho sự phát triển của đất nước.

Với ASEAN cũng như vậy, Hiệp hội đều nhất quán việc tôn trọng luật pháp quốc tế, hiến chương Liên hợp quốc và UNCLOS trước các vấn đề liên quan đến ranh giới trên biển. Với Indonesia và Việt Nam, hai nước cũng đã có những nhất trí trong khuôn khổ UNCLOS. Có thể nhiều quốc gia còn chưa đồng nhất trong cách diễn giải UNCLOS nhưng tất cả đều phải thừa nhận rằng đây là cơ sở luật pháp quốc tế quan trọng hàng đầu trong lĩnh vực biển.

An toàn hàng hải và hàng không có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển, thưa bà?

Rõ ràng, không chỉ các quốc gia trong ASEAN mà còn rất nhiều quốc gia khác có thể sử dụng tuyến hàng hải ở Biển Đông. Vì vậy, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông là quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Khu vực Biển Đông là một trong những vùng biển chiến lược và bận rộn nhất, chứng kiến nhiều hoạt động thương mại quốc tế nhộn nhịp.

Sự phát triển, thịnh vượng của kinh tế toàn cầu phụ thuộc vào sự an toàn của hoạt động hàng hải và hàng không, các biện pháp bảo vệ môi trường biển, chăm sóc nguồn cá, các vấn đề biến đổi khí hậu và an ninh lương thực. Do vậy, chúng ta cần cân nhắc đến lợi ích của các mục đích khác nhau ở Biển Đông.

Trân trọng cảm ơn bà!

Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế về biển vì hoà bình, ổn định và phát triển bền vững ở Biển Đông

Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế về biển vì hoà bình, ổn định và phát triển bền vững ở Biển Đông

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Nguyễn Minh Vũ trả lời phỏng vấn Báo TG&VN nhân ...

ASEAN tự tin, tự cường và tự chủ chiến lược trong thế giới biến động

ASEAN tự tin, tự cường và tự chủ chiến lược trong thế giới biến động

Ngày 9/10, tiếp tục chương trình làm việc của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị liên quan tại ...

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Với việc giải quyết hơn 30 tranh chấp biển trong gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng ...

Việt Nam ứng cử Tòa án Luật Biển quốc tế nhằm góp phần củng cố pháp quyền ở phạm vi toàn cầu

Việt Nam ứng cử Tòa án Luật Biển quốc tế nhằm góp phần củng cố pháp quyền ở phạm vi toàn cầu

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhận định trách nhiệm thúc đẩy và duy trì pháp quyền ở mọi cấp độ cần được tất cả các ...

Nhà ngoại giao kỳ cựu Indonesia phân tích 'chìa khóa' cho căng thẳng ở Biển Đông

Nhà ngoại giao kỳ cựu Indonesia phân tích 'chìa khóa' cho căng thẳng ở Biển Đông

Bằng cách cùng nhau hợp tác và tôn trọng luật pháp, giải quyết hòa bình tranh chấp, ứng xử một cách minh bạch, công bằng, ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Sống xanh từ hành động nhỏ

Sống xanh từ hành động nhỏ

Baoquocte.vn. Khuyến khích lối sống xanh thông qua những câu chuyện về những thay đổi nhỏ hằng ngày có thể tạo ra tác động đáng kể đến môi trường.
Bảng xếp hạng VNR500 tiếp tục gọi tên một doanh nghiệp Bảo hiểm

Bảng xếp hạng VNR500 tiếp tục gọi tên một doanh nghiệp Bảo hiểm

Prudential Việt Nam vừa được vinh danh trong danh sách Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và Top 50 Doanh nghiệp xuất sắc Việt Nam, trong BXH VNR500.
Bầu cử tổng thống Ghana: Sự trở lại của nhà lãnh đạo đối lập John Mahama

Bầu cử tổng thống Ghana: Sự trở lại của nhà lãnh đạo đối lập John Mahama

Nhà lãnh đạo phe đối lập ở Ghana, ông John Mahama, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống hồi cuối tuần qua với 56% số phiếu ủng ...
Đối thoại biển Việt Nam-New Zealand lần thứ nhất

Đối thoại biển Việt Nam-New Zealand lần thứ nhất

Việt Nam và New Zealand đề cao hợp tác biển, trên tinh thần tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982.
Dự báo thời tiết ngày mai (11/12): Bắc Bộ sáng trời rét; từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận cục bộ mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (11/12): Bắc Bộ sáng trời rét; từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận cục bộ mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết ngày mai (11/12) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Đức và Pháp sẵn sàng hợp tác với phe đối lập Syria, mong muốn hỗ trợ một tiến trình chính trị toàn diện

Đức và Pháp sẵn sàng hợp tác với phe đối lập Syria, mong muốn hỗ trợ một tiến trình chính trị toàn diện

Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẵn sàng hợp tác với các nhóm đối lập Syria, nhưng có một số điều kiện nhất định.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thẳng thắn thừa nhận rằng rất khó để giành lại một số vùng do Nga kiểm soát.
Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Phương Tây sẵn sàng đồng hành với Ukraine trong ngắn hạn nhưng chưa sẵn sàng cho xung đột kéo dài với Nga.
Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Cơ quan điều hành EU đã có lãnh đạo nhiệm kỳ mới và Chủ tịch EC là gương mặt quen thuộc.
5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

Hãng tin AFP dự báo 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025 trên nhiều lĩnh vực chính trị, môi trường, thể thao, văn hóa và tôn giáo.
Thuận ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah:  Một bên vẫn 'nắm đằng chuôi', Hamas 'ngã ngửa' nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Thuận ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah: Một bên vẫn 'nắm đằng chuôi', Hamas 'ngã ngửa' nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hezbollah đang được kỳ vọng là 'tia hy vọng lóe lên từ vực thẳm' trong cuộc xung đột tại khu vực.
Phiên bản di động