Việt Nam đóng góp vào thành công Hội nghị Quốc phòng ASEAN

Chiều 14/3, tại Vientiane (Lào), Hội nghị không chính thức Tư lệnh lực lượng quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 13 (ACDFIM-13) đã bế mạc và thành công tốt đẹp.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
viet nam dong gop vao thanh cong hoi nghi quoc phong asean
Quang cảnh hội nghị.

Đoàn đại biểu Quân sự cấp cao Quân đội nhân dân Việt Nam do Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu tham dự hội nghị.

ASEAN cần tiếng nói chung về Biển Đông

Tại Hội nghị với chủ đề “Thúc đẩy hợp tác quốc phòng vì một Cộng đồng ASEAN năng động”, tham luận của Trưởng các đoàn tại hội nghị thống nhất cho rằng, sự phức tạp của các thách thức an ninh phi truyền thống như: thảm họa thiên tai, biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên quốc gia, buôn bán người và ma túy, an ninh mạng, an ninh hàng hải, khủng bố… tiếp tục là những mối đe dọa đối với hòa bình, ổn định, an ninh và thịnh vượng của khu vực. Để đối phó hiệu quả với các thách thức này, các Trưởng đoàn khẳng định, cần tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc phòng giữa các quốc gia thành viên ASEAN trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quyết định dựa trên đồng thuận, tham gia trên cơ sở linh hoạt, tự nguyện và không ràng buộc.

Các ý kiến cũng nhấn mạnh sự cần thiết về một môi trường hòa bình tại Biển Đông nhằm thúc đẩy hòa bình, sự ổn định, tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng tại khu vực. Vì vậy, các bên cần phải thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm hoàn thành việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

viet nam dong gop vao thanh cong hoi nghi quoc phong asean
Lễ trao chức Chủ tịch các Hội nghị AMIIM-14, AMOIM-7 và ACDFIM-14 cho Philippines.

Trưởng đoàn Philippines, Trung tướng Romeo Tanago phát biểu: “Một bộ quy tắc ứng xử giữa ASEAN và Trung Quốc sẽ làm giảm rất nhiều nguy cơ xung đột vũ trang trên Biển Đông và đưa đến giải pháp (giải quyết tranh chấp) trên cơ sở những luật lệ, quy định được quốc tế công nhận”. Trung tướng Romeo Tanago cũng cho rằng, việc các quốc gia ASEAN có tiếng nói chung về vấn đề Biển Đông là hết sức cần thiết.

Các trưởng đoàn cũng đề cập đến tác động của quan hệ giữa các nước lớn đối với tình hình an ninh khu vực. Theo Thiếu tướng Perry Lim, Tư lệnh lực lượng quốc phòng Singapore, quan hệ Mỹ - Trung ảnh hưởng lớn đến sự phát triển hòa bình của khu vực. 50% lượng hàng hóa giao thương toàn cầu, bao gồm cả giao thương giữa ASEAN với Mỹ và ASEAN với Trung Quốc, đi qua khu vực Biển Đông. 1/3 số lượng dầu thô toàn cầu cũng được vẫn chuyển qua Biển Đông. “Điều này nhấn mạnh tính cấp thiết của sự ổn định ở Biển Đông. Cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc cần được quản lý cẩn trọng và điều quan trọng là tất cả các nước phải tôn trọng tự do hàng hải và hàng không (ở Biển Đông)”, Thiếu tướng Perry Lim nói.

Tăng cường xây dựng lòng tin

Phát biểu tại Hội nghị, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ khẳng định, những năm qua, hợp tác quân sự đã có những đóng góp quan trọng trong tiến trình hình thành Cộng đồng ASEAN, tạo nền tảng cho đối thoại, xây dựng lòng tin, ngăn ngừa, giải quyết nguy cơ dẫn đến xung đột và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa các nước thành viên, cũng như giữa ASEAN với các đối tác, vì mục tiêu hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng; đồng thời cho rằng, tình hình an ninh khu vực thời gian tới, hòa bình vẫn là xu hướng chủ đạo.

Tuy nhiên, ASEAN đang phải đối mặt với với không ít thách thức, như: chủ nghĩa khủng bố, xung đột sắc tộc… tiếp tục có chiều hướng gia tăng; an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông đang bị thách thức bởi những hành động không tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là việc thực hiện Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, trực tiếp tác động tiêu cực đến cuộc sống mưu sinh của người dân và an ninh của khu vực; sự bất thường của thời tiết, biến đổi khí hậu dẫn đến thiên tai và thảm họa, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân, sự ổn định và phát triển của những quốc gia bị ảnh hưởng... Giải quyết các thách thức đó đã vượt ra ngoài khả năng của bất cứ một quốc gia đơn lẻ nào, đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa sự hợp tác của cả khu vực.

viet nam dong gop vao thanh cong hoi nghi quoc phong asean
Đại tướng Đỗ Bá Tỵ phát biểu tại Hội nghị.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác thực tiễn, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ đã đề xuất đẩy mạnh hợp tác hơn nữa trong việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, trong đó có chống khủng bố, chủ nghĩa cực đoan, đặc biệt là sự lan rộng của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Việt Nam phản đối các hành động khủng bố dưới mọi hình thức và sẵn sàng hợp tác với các quốc gia khác trong vấn đề này trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

Đại tướng Đỗ Bá Tỵ cho rằng, cần tăng cường các hoạt động xây dựng lòng tin của các lực lượng quân sự hoạt động trên biển, trên không tại khu vực Biển Đông, trên cơ sở chuẩn mực quốc tế và các cam kết khu vực, đặc biệt là UNCLOS 1982 và DOC. Theo Trưởng đoàn Việt Nam, giữa các nước ASEAN với nhau, các nước có chung biên giới trên biển, việc ngư dân trong quá trình đánh bắt cá xảy ra vi phạm là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ đề nghị các lực lượng thực thi pháp luật trên biển cần giúp đỡ ngư dân khi gặp nạn cũng như đối xử nhân đạo với ngư dân trên cơ sở luật pháp quốc tế và quan hệ hữu nghị giữa các nước.

Với chủ trương tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm vào các hoạt động chung của ASEAN, Quân đội nhân dân Việt Nam vừa qua đã cử lực lượng tham dự và đồng chủ trì Diễn tập thực địa Hành động mìn nhân đạo kết hợp Gìn giữ hòa bình tại Ấn Độ, Diễn tập hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa trong khuôn khổ ARF tại Malaysia, cử tàu tham gia đội hình chung của ASEAN tham dự Lễ duyệt binh tàu quốc tế tại Ấn Độ...

Đại tướng Đỗ Bá Tỵ thông báo, thời gian tới, Việt Nam sẽ cử tàu bệnh viện và lực lượng tham gia Diễn tập hải quân đa phương Komodo tại Indonesia; cử tàu hải quân cùng lực lượng đặc công tham gia diễn tập An ninh hàng hải kết hợp Chống khủng bố tại Brunei và Singapore.

Phát biểu bế mạc ACDFIM-13, Trung tướng Suvon Luongbunmi, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Lào nhấn mạnh, tất cả các vấn đề được thảo luận tại hội nghị lần này có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác quốc phòng ASEAN nhằm đóng góp cho việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.

Tại Hội nghị, các Trưởng đoàn đã thống nhất và ký Tuyên bố chung của ACDFIM-13. Bản Tuyên bố chung đề cập đến nhiều vấn đề an ninh của khu vực, trong đó có việc cần thiết phải thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, sớm hoàn thành xây dựng COC để duy trì môi trường hòa bình ở Biển Đông.

viet nam dong gop vao thanh cong hoi nghi quoc phong asean
Tư lệnh quân đội các nước ASEAN ký tuyên bố chung.
viet nam dong gop vao thanh cong hoi nghi quoc phong asean
Tư lệnh Quốc phòng các nước ASEAN chụp ảnh chung.
H. Pha

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động