TIN LIÊN QUAN | |
Đan Mạch tăng cường hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp 'vượt bão' Covid-19 | |
Cơ hội xem phim Đan Mạch miễn phí tại Việt Nam |
Dự án điện gió ngoài khơi Kê Gà, tỉnh Bình Thuận. (Nguồn: Báo Bình Thuận) |
Mục tiêu của Hội thảo là nhằm rà soát Báo cáo đầu vào cho lộ trình phát triển điện gió ngoài khơi và thảo luận những bước đi của Chính phủ Việt Nam để hiện thực hóa quá trình này, nhất là trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ điện gia tăng nhanh chóng, trung bình khoảng 10% một năm trong thập kỷ vừa qua. Đặc biệt, cùng với sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu, Việt Nam bắt buộc phải tìm kiếm thêm các nguồn năng lượng sạch để đưa vào Quy hoạch phát triển điện quốc gia trong 10 năm tới (Tổng sơ đồ điện 8). Được biết, Cục Năng lượng Đan Mạch đã và đang hỗ trợ việc xây dựng Quy hoạch này.
Ông Martin Hansen, Phó Cục trưởng Cục Năng lượng Đan Mạch cho biết, Hội thảo trực tuyến về điện gió ngoài khơi ở cấp cao là minh chứng cho mối quan hệ đối tác năng lượng tốt đẹp đã được hình thành giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đan Mạch từ năm 2013.
Theo ông Martin Hansen, điện gió ngoài khơi của Việt Nam có tiềm năng dồi dào và có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi xanh của đất nước.
Với hơn 3.000 km bờ biển và một số khu vực có lượng gió lớn nhất ở Đông Nam Á, tiềm năng gió ngoài khơi của Việt Nam lên đến 160 GW và Việt Nam được coi là một trong những nước có tiềm năng điện gió ngoài khơi lớn nhất Đông Nam Á và là thị trường triển vọng nhất cho điện gió ngoài khơi.
Tại Hội thảo, hai bên đã nghe Báo cáo đầu vào cho lộ trình phát triển điện gió ngoài khơi, được xây dựng với sự hỗ trợ của Cục Năng Lượng Đan Mạch, cung cấp các kết quả phân tích định lượng, đánh giá tiềm năng, phân khu và xếp hạng các khu vực gió ngoài khơi, tính toán chi phí giá và phân tích truyền tải, đấu nối.
Ngoài ra, Báo cáo cũng đề cập đến nhiều vấn đề như các quy định pháp lý, quy trình cấp phép, khả năng hình thành chuỗi cung ứng ở Việt Nam, cơ chế khuyến khích hỗ trợ và các yếu tố quan trọng khác trong việc hình thành ngành công nghiệp gió ngoài khơi ở Việt Nam.
Những số liệu sơ bộ đã chỉ ra rằng tiềm năng kỹ thuật gió ngoài khơi của Việt Nam là 160 GW. Đây là con số khổng lồ nếu so sánh với 29 GW điện gió ngoài khơi đã được lắp đặt trên toàn cầu tính đến cuối năm 2019.
Ngay cả sau khi đã loại trừ các địa điểm không khả thi do xung đột với các mục đích sử dụng biển khác hoặc vì lý do tài chính, tiềm năng xây dựng điện gió ngoài khơi vẫn còn khá lớn. Nguồn tiềm năng dồi dào này hiện đang thu hút mối quan tâm lớn từ các nhà đầu tư quốc tế.
Việt Nam - Đan Mạch: Chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng STEAM trong giáo dục TGVN. Áp dụng STEAM là một khoản đầu tư tốt cho các trường học, theo Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Kim Højlund Christensen. ... |
Việt Nam - Đan Mạch: Ký kế hoạch hành động giai đoạn 2019-2020 TGVN. Ngày 9/8, tại Bộ Ngoại giao, thay mặt Lãnh đạo Bộ, ông Đinh Toàn Thắng, Vụ trưởng Vụ châu Âu và ông Kim HØjlund ... |
Việt Nam - Đan Mạch luôn là bạn đồng hành Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Đan Mạch và tham dự Hội nghị P4G lần đầu tiên được tổ chức tại Copenhagen ... |