Back to E-magazine
e magazine
14:00 | 18/01/2022
Việt Nam hoàn thành trọng trách Ủy viên không thường trực tại HĐBA LHQ

14:00 | 18/01/2022

Chiều 17/1, tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã chủ trì Họp báo về việc Việt Nam hoàn thành nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ 2020-2021.

Cuộc họp báo có sự tham dự của đại diện đại sứ quán một số quốc gia, tổ chức quốc tế tại Hà Nội.

Việt Nam hoàn thành trọng trách Ủy viên không thường trực tại HĐBA LHQ Việt Nam đã hoàn thành trọng trách

Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, sau hai năm sát cánh cùng các thành viên khác, Việt Nam đã hoàn thành trọng trách Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) nhiệm kỳ 2020-2021.

Hai năm qua là giai đoạn hết sức khó khăn đối với thế giới nói chung và HĐBA nói riêng do những chuyển biến phức tạp, khó lường, chưa có tiền lệ của cục diện quốc tế.

Chiến tranh, xung đột, bất ổn vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều khu vực, thậm chí bùng phát ở nhiều điểm mới trên thế giới. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, các hành vi chính trị cường quyền, không tuân thủ Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, làm cản trở nỗ lực xử lý các thách thức trong khi các vấn đề toàn cầu như: biến đổi khí hậu, dịch bệnh, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, khủng bố... ngày càng phức tạp.

Đặc biệt, tác động sâu, rộng của Covid-19 đã khiến các nước phải điều chỉnh cả ưu tiên về đối nội và đối ngoại để ứng phó với việc phục hồi và phát triển kinh tế. Bản thân LHQ cũng phải đóng cửa và chuyển sang hoạt động trực tuyến trong một thời gian dài.

Trong bối cảnh đó, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá, HĐBA đã thích ứng nhanh, duy trì tốt các hoạt động, phát huy vai trò cơ chế quan trọng hàng đầu, không thể thay thế trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

Theo thống kê, trong hai năm, HĐBA đã có hơn 840 cuộc họp cấp đại sứ trở lên và hàng nghìn cuộc tham vấn các cấp; thông qua được 254 văn kiện dưới các hình thức khác nhau.

HĐBA đã có chương trình nghị sự rất phong phú, với nhiều nội dung rộng khắp, bao quát tất cả các châu lục, nhiều điểm nóng và vấn đề quốc tế quan tâm từ Covid-19 đến an ninh khí hậu, an ninh biển, hoạt động gìn giữ hòa bình, bảo vệ người dân, chống khủng bố, tình hình xung đột bất ổn tại Syria, Yemen, Israel Palestine, Ethiopia, Haiti, Myanmar...

HĐBA cũng ngày càng tranh thủ tốt hơn vai trò của các tổ chức khu vực trong đó có Liên minh châu Âu và Liên minh châu Phi, đặc biệt là ASEAN.

Việt Nam hoàn thành trọng trách Ủy viên không thường trực tại HĐBA LHQ

Việt Nam hết sức coi trọng và mong muốn đóng góp tiếng nói của mình để thúc đẩy công việc của HĐBA nói chung, vì lợi ích chung của các quốc gia thành viên LHQ, đồng thời góp phần duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

"Điều này xuất phát từ thực tế, 192/193 nước thành viên LHQ đã ủng hộ bầu cho Việt Nam vào Ủy viên không thường trực HĐBA và chúng tôi chắc chắn có đóng góp để đáp ứng kỳ vọng của các bạn,” Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, với thông điệp xuyên suốt: “Đối tác vì hòa bình bền vững”, Việt Nam đã tham gia vào HĐBA với tinh thần chủ động, tích cực, có trách nhiệm, đề xuất nhiều sáng kiến đóng góp thực chất vào công việc của HĐBA, phát huy vai trò của HĐBA trong việc tìm kiếm những giải pháp ngăn ngừa, xử lý xung đột và ứng phó với các thách thức đối với hòa bình và an ninh quốc tế trên cơ sở Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, Việt Nam đã có nhiệm kỳ thành công tại HĐBA LHQ. Đây là kết quả của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng, Nhà nước Việt Nam; chủ trương đóng góp, xây dựng một cách có trách nhiệm vào các cơ chế đa phương, trong đó có LHQ mà trước hết là HĐBA.

Đây cũng là kết quả chung của cả hệ thống chính trị, sự lãnh đạo sát sao và tham gia trực tiếp của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, chặt chẽ của các bộ, ban, ngành và mạng lưới các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Việt Nam hoàn thành trọng trách Ủy viên không thường trực tại HĐBA LHQ Thể hiện rõ nét bản sắc riêng của Việt Nam

Việt Nam hoàn thành trọng trách Ủy viên không thường trực tại HĐBA LHQ

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Trong nhiệm kỳ 2 năm, rõ ràng có rất nhiều sự kiện, nhiều vấn đề diễn ra. Với tôi, trong 10 dấu ấn khi hoàn thành trọng trách tại HĐBA có thể nói có rất nhiều sự kiện đọng lại, nhiều điểm tâm đắc.

Nếu đặt câu hỏi lựa chọn những gì đắc nhất thì có lẽ chúng tôi đã thể hiện rõ nét bản sắc riêng của Việt Nam khi tham gia công việc của HĐBA. Đây là sân chơi quốc tế rất quan trọng và bản sắc đó là yếu tố định vị Việt Nam. Bản sắc đó tạo nên giá trị và uy tín lâu dài cho Việt Nam trong giải quyết các vấn đề toàn cầu trong nhiệm kỳ 2008-2009 trước đây, bây giờ 2020-2021 và tới đây, nếu Việt Nam tham gia chắc các bạn sẽ ủng hộ.

Bản sắc đó có thể gói gọn trong chính thông điệp chúng tôi đưa ra từ trong logo ngay từ đầu: “Đối tác vì hòa bình bền vững”, trong đó có 3 thông điệp chính.

Về tổng thể truyền tải thông điệp về đất nước Việt Nam đổi mới năng động, nhân ái, nhân văn, yêu chuộng hòa bình, sẵn sàng đóng góp cho hòa bình, an ninh và thịnh vượng của thế giới. Đấy cũng là điều rất tâm đắc.

Về tầm nhìn, Việt Nam đề cao cách tiếp cận tổng thể, toàn diện trong giải quyết các thách thức về hòa bình và an ninh để có nền hòa bình bền vững lâu dài. Các giải pháp Việt Nam ủng hộ, thúc đẩy đều căn cứ trên luật pháp quốc tế, đặt người dân và sinh kế của họ ở vị trí trung tâm, lấy người dân làm trung tâm, chú trọng mọi giai đoạn của tiến trình hòa bình, từ khâu ngăn ngừa xung đột, giải quyết xung đột, đến tái thiết hậu xung đột và giải quyết nguyên nhân gốc rễ của xung đột.

Về cách làm, sắc thái riêng của Việt Nam thể hiện là chúng tôi luôn hướng tới thúc đẩy đồng thuận chung, thúc đẩy hợp tác đối thoại giảm căng thẳng đối đầu. Trong bối cảnh rất phức tạp mấy năm qua, chúng ta cần phải đề cao đối thoại giảm căng thẳng, đối đầu. Việt Nam đã tham gia bàn thảo tất cả các vấn đề trong chương trình nghị sự của HĐBA với tinh thần rất tích cực, xây dựng, chú trọng quan điểm của các nước liên quan trực tiếp.

Trong vai trò điều hành là Chủ tịch HĐBA hoặc chủ tịch của các cơ chế trực thuộc, Việt Nam luôn lắng nghe, tìm điểm đồng, giải quyết thỏa đáng quan tâm của các nước liên quan, chính vì vậy tạo nên sắc thái riêng trong bản sắc, trong quá trình tham gia. Tóm lại, với việc chọn theo tôi là tìm ra phong cách, sắc thái riêng của Việt Nam tham gia vào hoạt động của HĐBA.

Việt Nam hoàn thành trọng trách Ủy viên không thường trực tại HĐBA LHQ Luôn xuất phát từ lợi ích chung

Việt Nam hoàn thành trọng trách Ủy viên không thường trực tại HĐBA LHQ

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Khi tham gia HĐBA năm 2020-2021, tức là 2 năm khó khăn. Tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, thậm chí rất khó lường. Covid-19 xảy ra, nơi trung tâm dự báo tốt nhất của thế giới cũng không lường trước được, nhiều xung đột kéo dài hàng chục năm chưa xử lý xong, nảy sinh ra những xung đột mới, bất ổn mới, căng thẳng mới…

Có thể kể đến một số vấn đề của HĐBA cần rất nhiều thời gian để trao đổi trong 2 năm vừa qua như: Syria, Lybia,... hay một số vấn đề, chủ đề như đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu.

Sự khác biệt giữa các nước thành viên, đặc biệt là giữa các nước Ủy viên thường trực HĐBA LHQ cũng đã gây ra những thách thức không nhỏ trong tìm kiếm đồng thuận. Với những vấn đề như vậy, cách tiếp cận, cách thức giải quyết của Việt Nam là nhất quán, luôn xuất phát từ lợi ích chung, dựa trên nền tảng tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ.

Đó là nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không đe dọa, không sử dụng vũ lực. Chúng tôi luôn đề cao yêu cầu bảo vệ thường dân và bảo đảm cách tiếp cận nhân đạo, vấn đề thường dân ở đây cũng là lấy con người làm trung tâm.

Chúng tôi coi cách tiếp cận cân bằng, xây dựng, đặc biệt có sự tham vấn, trao đổi với các thành viên trong HĐBA, cũng như các đối tác liên quan, chú ý lắng nghe ý kiến, quan điểm lợi ích của các nước thành viên HĐBA, cũng như các nước, các bên liên quan trực tiếp đóng vai trò quan trọng.

Từ đó chúng tôi cố gắng thúc đẩy đối thoại giữa các bên nhằm thu hẹp khoảng cách khác biệt, hướng tới các điểm đồng dù là nhỏ nhất. Trong khó khăn dù là nhỏ nhất cũng phải thúc đẩy để đề xuất các giải pháp đáp ứng quan tâm chính đáng của các bên liên quan và quan tâm chung của cộng đồng quốc tế, nỗ lực thúc đẩy đồng thuận chung. Đây là cách chúng tôi tiếp cận xử lý trong bối cảnh khó khăn chung như vậy.

Tôi xin lấy ví dụ, HĐBA khi thảo luận về tình hình Myamar, Việt Nam luôn nhấn mạnh yêu cầu tôn trọng độc lập chủ quyền của Myanmar, kêu gọi chấm dứt mọi hành động dùng vũ lực và bảo vệ người dân, vì lợi ích chung của người dân Myanmar.

Đồng thời, Việt Nam cũng nỗ lực thúc đẩy trao đổi, làm cầu nối giữa HĐBA với tổ chức khu vực là ASEAN - tổ chức có vai trò trung tâm và tạo điều kiện để HĐBA hiểu rõ hơn về tình hình, quan điểm, sự cố gắng nỗ lực của các nước trong khu vực, qua đó góp phần tạo dựng đồng thuận chung.

Việt Nam hoàn thành trọng trách Ủy viên không thường trực tại HĐBA LHQ
Việt Nam hoàn thành trọng trách Ủy viên không thường trực tại HĐBA LHQ Góp phần thu hút đầu tư, mở rộng thị trường
Việt Nam hoàn thành trọng trách Ủy viên không thường trực tại HĐBA LHQ

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Bạn hỏi thành công của nhiệm kỳ HĐBA LHQ có tác động thế nào đến hội nhập, mở cửa quan hệ Việt Nam với các đối tác, qua đó góp phần thu hút đầu tư, mở rộng thị trường thương mại.

Câu trả lời cũng tương đối rộng một chút. Trong bối cảnh Việt Nam triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ đa phương hóa và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, chúng tôi rất coi trọng ngoại giao song phương và đa phương. Hai cái này bổ trợ nhau rất nhiều.

Thực tiễn, khi tham gia nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ 2020-2021 cho thấy điều đó. Một trong 10 dấu ấn là thông qua việc Việt Nam đóng góp xử lý các vấn đề thách thức chung trên thế giới như vậy tạo được sự tin cây, đồng tình ủng hộ của bạn bè quốc tế nói chung và các thành viên của HĐBA nói riêng, cũng qua đó tạo được tin cậy, tăng cường quan hệ song phương của Việt Nam với các đối tác. Chính vì thế, tác động này có thể không rõ ràng để nhận thấy nhưng kết quả cụ thể chúng ta nhận thấy ngay.

Năm 2021, dù rất khó khăn, thế giới ứng phó dịch bệnh Covid-19 rất khó khăn như thế nhưng tăng trưởng kim ngạch thương mại Việt Nam ở mức độ gần 20%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2020 là gần 680 tỉ USD. Thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, dù có khó khăn, dự kiến trong quý III của Việt Nam rất khó khăn nhất là các tỉnh trọng điểm kinh tế phía Nam nhưng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục tăng. Để thấy rằng, có sự gắn bó hữu cơ tác động qua lại.

Khi Việt Nam thể hiện trách nhiệm, đóng góp tích cực và được các bạn bè quốc tế ủng hộ, chắc chắn quan hệ song phương giữa Việt Nam với các đối tác, các nhà đầu tư cũng tạo ra được. Đấy là tôi chưa nói đến những tác động lớn hơn nữa. Việc tham gia của Việt Nam vào HĐBA không chỉ đóng góp vào hòa bình an ninh quốc tế mà trực tiếp góp phần thu hút đầu tư, mở rộng thị trường thương mại.

Việt Nam hoàn thành trọng trách Ủy viên không thường trực tại HĐBA LHQ
Việt Nam hoàn thành trọng trách Ủy viên không thường trực tại HĐBA LHQ Tiếp tục thúc đẩy các sáng kiến
và tham gia vào các diễn đàn đa phương khác

Việt Nam hoàn thành trọng trách Ủy viên không thường trực tại HĐBA LHQ

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Những kinh nghiệm, tri thức tích lũy được trong 2 lần tham gia HĐBA LHQ 2008-2009 và gần đây nhất là 2020-2021 cùng với các hoạt động lớn của đối ngoại Việt Nam trong thời gian qua tạo ra tiền đề, cơ sở vững chắc để Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa sự tham gia vào hoạt động chung tại các diễn đàn đa phương, các tổ chức quốc tế, cả trong và ngoài khuôn khổ LHQ.

Việt Nam tham gia ở đây không chỉ trong khuôn khổ LHQ mà các diễn đàn, trong đó khu vực có ASEAN, liên khu vực có ASEM, APEC... Những diễn đàn rất quan trọng của Việt Nam.

Trong thời gian tới, trước mắt, chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy các nghị quyết, sáng kiến Việt Nam đã khởi xướng vừa qua tại HĐBA như các vấn đề về: xử lý hậu quả bom mìn, bảo vệ thường dân trong xung đột, vấn đề phụ nữ, hòa bình và an ninh.

Việt Nam tiếp tục thúc đẩy vai trò và sự hiện diện của ASEAN tại HĐBA LHQ và LHQ nói chung, cũng như những vấn đề bao trùm là tôn trọng luật pháp quốc tế và hiến chương LHQ.

Việt Nam cũng sẽ thúc đẩy hoạt động hiệu quả của nhóm bạn bè Công ước LHQ về Luật Biển UNCLOS 1982. Đây cũng là một sáng kiến và được sự hưởng ứng rất mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, hơn 100 nước tham gia vào nhóm này.

Cũng như việc triển khai nghị quyết của Đại hội đồng LHQ về “Ngày Quốc tế về phòng, chống dịch bệnh” 27/12. Chúng tôi cũng cho rằng, Covid-19 có thể còn kéo dài và khi Covid-19 kết thúc có khi dịch bệnh khác diễn ra. Nếu có ngày kỷ niệm ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh thì tôi cho rằng rất có ý nghĩa, đóng góp vào nhận thức chung, sự chung tay hợp tác của cộng đồng quốc tế, giải quyết một trong những vấn đề rất lớn của thời đại.

Chúng tôi cũng đang hết sức nỗ lực triển khai các cam kết về biến đổi khí hậu. Đây cũng là một vấn đề rất lớn được cộng đồng quốc tế quan tâm, đặc biệt những kết quả cam kết tại COP 26 vừa qua. Thủ tướng Chính phủ đã có cam kết rất mạnh mẽ đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Cách đây ít ngày, Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 đã được thành lập, do Thu tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo để thực hiện cam kết này. Chúng tôi cũng sẽ hợp tác với cộng đồng quốc tế để thúc đẩy cam kết này và mong các bạn cùng chung tay hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam cả về tri thức, kinh nghiệm, vốn, công nghệ....

Việt Nam hoàn thành trọng trách Ủy viên không thường trực tại HĐBA LHQ

Thời gian tới, Việt Nam cũng sẽ tăng cường tham gia đóng góp vào các hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ. Trên thực tế, Việt Nam đang từng bước, với sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế, đã nâng cao khả năng tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình. Trước mắt, Việt Nam dự kiến cử một đại đội công binh tham gia phái bộ tại khu vực biên giới giữa Sudan và Nam Sudan.

Việt Nam cũng sẽ tham gia sâu hơn tại các diễn đàn đa phương khác, trong đó ứng cử vào các vị trí của cơ quan quan trọng khác của LHQ. Hiện nay chúng ta mong bạn bè quốc tế tiếp tục ủng hộ vào cơ chế Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Ủy ban ranh giới thềm lục địa nhiệm kỳ 2023-2028... Chúng tôi rất mong nhận được sự ủng hộ của các nước.

Thực hiện: Tuấn Anh - Thu Trang - Phạm Hằng | Đồ họa: Lim Dim

Đọc thêm

Đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ Đỗ Sơn Hải: Một Việt Nam không toan tính, chỉ là trái tim đủ lớn để… cho đi

Đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ Đỗ Sơn Hải: Một Việt Nam không toan tính, chỉ là trái tim đủ lớn để… cho đi

Suốt cuộc trò chuyện, Đại sứ Đỗ Sơn Hải nhiều lần: Tôi nhấn mạnh, tôi khẳng định, tôi muốn nhắc lại… Đảng và Nhà nước khi cử hai đoàn cứu hộ sang giúp đỡ các bạn Thổ Nhĩ Kỳ sau thảm họa động đất hoàn toàn dựa trên tinh thần chia ngọt sẻ bùi mà không có bất kỳ một mục đích chính trị nào.
Cởi bỏ tâm lý đối phó, hãy viết câu chuyện hấp dẫn về Việt Nam!

Cởi bỏ tâm lý đối phó, hãy viết câu chuyện hấp dẫn về Việt Nam!

Một năm 2023 thành công của đối ngoại Việt Nam giúp Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cảm thấy an tâm về những thành quả của công tác thông tin đối ngoại. Tuy vậy, vẫn còn không ít bài toán cần tìm lời giải ở phía trước để những câu chuyện về Việt Nam đi sâu vào lòng người, chiếm trọn được trái tim của họ.
Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN và vấn đề quyền con người

Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN và vấn đề quyền con người

Cộng đồng ASEAN nói chung và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội nói riêng vừa là mục tiêu vừa là điều kiện thuận lợi giúp các nước ASEAN thúc đẩy tăng cường khả năng bảo vệ con người, nâng cao trình độ nhân quyền cho các công dân ASEAN, tạo ra bản sắc riêng của ASEAN: một Cộng đồng, một vận mệnh, thống nhất trong đa dạng.
Thế giới sẽ thế nào trong năm con rồng?

Thế giới sẽ thế nào trong năm con rồng?

Thế giới bước sang năm con rồng, với những thay đổi mang tính bước ngoặt có thể dự báo trước về địa chính trị và địa kinh tế. Những đột phá mới về khoa học - công nghệ cùng với quá trình toàn cầu hóa không thể đảo ngược sẽ giúp nền kinh tế thế giới vượt qua những “cơn gió ngược” và tiếp tục tạo động lực cho sự thay đổi tương quan quyền lực, đồng thời thúc đẩy sự chuyển dịch thế giới sang trật tự đa cực - đa trung tâm.
Lan toả mạnh mẽ hình ảnh một Việt Nam tiềm lực, vị thế và uy tín mới

Lan toả mạnh mẽ hình ảnh một Việt Nam tiềm lực, vị thế và uy tín mới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội sáng 23/1, kết thúc rất tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos (WEF Davos 2024), thăm chính thức Hungary và Romania từ ngày 16-23/1/2024.
Chuyến xuất hành đặc biệt tới Ishikawa, Nhật Bản: Nắng lên, bình yên sớm trở lại giữa mênh mông tình người!

Chuyến xuất hành đặc biệt tới Ishikawa, Nhật Bản: Nắng lên, bình yên sớm trở lại giữa mênh mông tình người!

Cùng Công sứ Nguyễn Đức Minh, người vừa trở về Tokyo cùng đoàn thực địa tới Ishikawa (tâm chấn của loạt trận động đất những ngày đầu năm mới tại Nhật Bản) nhìn lại một hành trình đặc biệt của thời gian, của xúc cảm để thấy một nước Nhật kiên cường và mối tình Việt-Nhật bền chặt tựa kim cương, sự chở che, đùm bọc giữa những người đồng bào nơi xứ lạ… và nhiều hơn thế, tùy mỗi góc nhìn và cảm nhận!