Cơ giới hóa nông nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, chỉ đáp ứng 30% nhu cầu. (Ảnh: VGP) |
Đại sứ quán Italy tại Hà Nội và Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch (VIAEP) ngày 15/1 vừa qua đã đồng tổ chức hội thảo công bố báo cáo nghiên cứu thị trường về “Ngành nông nghiệp và cơ giới hóa nông nghiệp ở Việt Nam”.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Thương vụ Italy và Hiệp hội sản xuất máy nông nghiệp Italy (Federunacoma), phối hợp với công ty tư vấn ERAI Asia. Nghiên cứu đã đưa ra những phân tích chuyên sâu về xu hướng hiện tại của lĩnh vực cơ giới hóa nông nghiệp ở Việt Nam và tiềm năng hợp tác kinh doanh giữa Việt Nam và Italy.
Tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, năm 2023, ngành nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tích nổi bật, trong đó có xuất siêu hơn 12 tỷ USD, tăng trưởng GDP 3,83% - mức cao kỷ lục trong nhiều năm qua.
Mặc dù vậy, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cũng cho rằng, cần nhìn thẳng vào sự thật nông nghiệp Việt còn hạn chế, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, năng suất lao động còn rất thấp, tỷ lệ cơ giới hóa trong các lĩnh vực còn thấp nên sức cạnh tranh nông nghiệp còn hạn chế, năng suất lao động chưa cao…
Thứ trưởng Bộ NN&PNT nhìn nhận nguyên nhân là do mức độ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp còn thấp, sản xuất manh mún, máy thiết bị công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu.
Italy được biết đến là quốc gia phát triển về máy móc nông nghiệp. Đơn cử, thương hiệu Lamborghini được thành lập vào năm 1963 tại Italy bởi Ferruccio Lamborghini – người đã nổi tiếng với việc sản xuất máy móc nông nghiệp và máy móc xây dựng. Sau đó, ông đã chuyển hướng sản xuất siêu xe và tạo ra một thương hiệu ô tô đẳng cấp toàn cầu.
Đại sứ Italy tại Việt Nam Marco Della Seta đánh giá thị trường máy móc nông nghiệp thế giới có giá trị 175 tỷ USD, dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Hiện, nhà sản xuất máy nông nghiệp Italy chiếm khoảng 10% thị trường thế giới. Đây là cơ hội để Italy hợp tác với Việt Nam để sản xuất máy móc cơ giới hóa nông nghiệp.
Thời gian tới, Viện trưởng Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch kỳ vọng nâng tầm hợp tác giữa Việt Nam-Italy trong lĩnh vực cơ giới hóa nông nghiệp. Ở cấp Chính phủ, Việt Nam và Italy cần có hiệp định hợp tác đầu tư và phát triển về lĩnh vực máy nông nghiệp. Về phía các doanh nghiệp, tập đoàn, viện nghiên cứu, trường đại học sau khi kết nối hợp tác đầu tư hai Chính phủ sẽ có xúc tiến đầu tư bằng hoạt động tham quan, trao đổi trực tiếp với các doanh nghiệp hai bên gắn với đào tạo, tập huấn, đầu tư máy nông nghiệp tại Việt Nam…
Theo PGS.TS. Phạm Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, từ nay đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu cơ giới hóa ở một số ngành nông nghiệp trọng điểm, như trong lĩnh vực trồng trọt cơ giới hóa đồng bộ 70%; chăn nuôi 60%, thủy sản 90%... |
| Tổng giám đốc FAO: AI là công cụ để chuyển đổi hệ thống nông nghiệp Tổng Giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) Khuất Đông Ngọc cho rằng trí tuệ nhân tạo (AI) ... |
| Chi cục Thủy lợi và Phòng, chống thiên tai Hà Nội: Đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn 9 tháng đầu năm 2023, Chi cục Thủy lợi và Phòng, chống thiên tai Hà Nội đã cơ bản hoàn thành tốt các nhiệm vụ ... |
| Tiềm năng của thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam đang rất lớn Chia sẻ với TG&VN bên lề Hội thảo giới thiệu về tiêu chuẩn hữu cơ của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội Nông ... |
| TP. Hồ Chí Minh hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định về phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành ... |
| Ở thời điểm quan trọng chống biến đổi khí hậu toàn cầu, Liên hợp quốc và Iraq ‘bắt tay’ làm việc này Ngày 15/1, Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) và Công ty khí đốt Basrah (BGC) của Iraq đã ký thỏa ... |