Ông Ben Quinn, Sĩ quan liên lạc về di cư trái phép của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh New Zealand. (Nguồn: ĐSQ NZ tại VN) |
Tháng 7 vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp giai đoạn hành động chung 2023-2024 và cuộc họp thường niên của Nhóm làm việc về triệt phá các mạng lưới đưa người di cư trái phép, mua bán người (Nhóm làm việc) trong khuôn khổ Tiến trình Bali về chống đưa người di cư trái phép, mua bán người và tội phạm xuyên quốc gia.
Là người trực tiếp tham gia các hoạt động hợp tác giữa New Zealand và Việt Nam trong lĩnh vực di cư trong suốt một năm qua, ông Ben Quinn, sĩ quan liên lạc về di cư trái phép của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh New Zealand chia sẻ với phóng viên Báo Thế giới & Việt Nam những ấn tượng của ông trong nỗ lực chống di cư trái phép và buôn bán người của Việt Nam.
Xin ông cho biết kết quả nổi bật của giai đoạn hành động chung 2023-2024 của Nhóm làm việc trong khuôn khổ Tiến trình Bali?
Tăng cường hợp tác liên ngành là kết quả chính trong những nỗ lực chung của chúng ta. Nếu không chia sẻ thông tin phù hợp, New Zealand và Việt Nam sẽ không thể xác định được thủ phạm tạo điều kiện cho việc di cư bất hợp pháp đến New Zealand.
New Zealand đang nỗ lực nhằm bảo đảm an toàn cho công dân Việt Nam khi họ sinh sống, học tập và làm việc ở đất nước chúng tôi. Chúng tôi muốn người di cư có con đường pháp lý vững chắc và rõ ràng để di cư vào New Zealand để họ có thể đến và đóng góp hiệu quả cho đất nước chúng tôi.
Các đại biểu tham dự cuộc họp giai đoạn hành động chung 2023-2024 và cuộc họp thường niên của Nhóm làm việc về triệt phá các mạng lưới đưa người di cư trái phép, mua bán người trong khuôn khổ Tiến trình Bali tại Hà Nội vào tháng 7. (Ảnh: Xuân Sơn) |
Vậy những chiến lược nào đã được triển khai để đạt được sự hợp tác liên ngành hiệu quả đó, thưa ông?
Chia sẻ thông tin, họp trực tiếp và thỏa thuận hợp tác là chìa khóa để đạt được các kết quả.
Hồi tháng 3 năm nay, Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lương Tam Quang khi đó là Thứ trưởng Bộ Công an, đã thăm, làm việc tại New Zealand (trong khuôn khổ chuyến tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm chính thức New Zealand) và vấn đề hợp tác trong Tiến trình Bali đã được đưa ra thảo luận.
Trong chương trình làm việc, Thượng tướng Lương Tam Quang đã gặp người đứng đầu Cơ quan Cảnh sát New Zealand và Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh New Zealand. Trong các cuộc gặp, hai bên đã trao đổi cởi mở về các biện pháp tăng cường phối hợp và nhất trí về biên bản ghi nhớ chính thức giữa Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh New Zealand và Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an Việt Nam.
Ở cấp độ thấp hơn, các cuộc họp và hoạt động truyền thông của các cơ quan hữu quan đã được triển khai để thông tin được chia sẻ và trao đổi thuận lợi.
Ông cảm nhận như thế nào về những nỗ lực của Việt Nam trong công tác phòng, chống mua bán người và chống đưa người di cư trái phép?
Việt Nam có môi trường đối với nạn mua bán người và đưa người di cư trái phép khác biệt so với New Zealand.
Mặc dù môi trường và những rủi ro mà các loại tội phạm này đem lại của hai nước khác nhau, nhưng chúng tôi đã và đang nỗ lực giảm thiểu những rủi ro này với mục tiêu là hướng tới tương lai chung, nơi mọi người có thể di cư an toàn để làm việc mà không sợ bị rơi vào cạm bẫy mua bán và bóc lột.
Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang và Tư lệnh Cảnh sát New Zealand Andrew Coster tại buổi làm việc vào tháng 3/2024. (Nguồn: Bộ Công an) |
Việt Nam và New Zealand cần làm gì để thúc đẩy các kết quả trong Giai đoạn hành động chung 2023-2024 và thúc đẩy hợp tác hơn nữa nhằm ngăn chặn nạn mua bán người và đưa người di cư trái phép trong khu vực?
Công tác Giai đoạn hành động chung chỉ là bước khởi đầu cho những gì chúng ta có thể đạt được trong lĩnh vực chống đưa người di cư trái phép, mua bán người và tội phạm xuyên quốc gia.
Hai quốc gia chúng ta sẽ tiếp tục nỗ lực để chính thức hóa việc chia sẻ thông tin giữa Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh New Zealand và Bộ Công an Việt Nam để những tội phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, người lao động có thể đi lại an toàn, di cư hợp pháp từ New Zealand đến Việt Nam và cảm thấy an toàn khi lao động ở nước ngoài.
Xin cảm ơn ông!
"Mặc dù môi trường và những rủi ro mà các loại tội phạm này đem lại của Việt Nam và New Zealand khác nhau, nhưng chúng tôi đã và đang nỗ lực giảm thiểu những rủi ro này với mục tiêu là hướng tới tương lai chung, nơi mọi người có thể di cư an toàn để làm việc mà không sợ bị rơi vào cạm bẫy mua bán và bóc lột". (Ông Ben Quinn, Sĩ quan liên lạc về di cư trái phép của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh New Zealand) |
| Bài 3: Bước tiến mới trong nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng, chống mua bán người Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người sửa đổi đã đưa ra nhiều điểm mới nổi bật nhằm khắc phục những hạn chế của ... |
| Người di cư ồ ạt 'khăn gói' tới Mỹ do lo ngại ông Trump có thể đắc cử Tổng thống Ngày 21/7, hàng trăm người di cư từ khoảng 10 quốc gia rời khỏi biên giới phía nam Mexico để tìm đường đến Mỹ. |
| Bài 1: Vạch trần các thủ đoạn tinh vi nhằm dụ con mồi 'sập bẫy' của tội phạm mua bán người Thời gian gần đây, tội phạm mua bán người có xu hướng chuyển sang sử dụng các nền tảng mạng xã hội, ứng dụng trên ... |
| Bài 2: Cuộc chiến toàn lực và dài hơi với tội phạm mua bán người Đấu tranh với tội phạm mua bán người, Việt Nam đã chứng minh nỗ lực bằng những cam kết, hợp tác quốc tế mạnh mẽ, ... |
| Để phụ nữ, thanh thiếu niên dẫn đầu phong trào phòng, chống mua bán người và kiến tạo thay đổi Ngày 2/8, “Đối thoại cùng lãnh đạo: Phụ nữ và Thanh thiếu niên tích cực đẫn dầu công tác truyền thông phòng, chống mua bán ... |