Việt Nam nhấn mạnh cách tiếp cận toàn cầu, đa phương trong giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu

Bảo Chi
Đại sứ Đặng Hoàng Giang trả lời phỏng vấn về việc Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) thông qua Nghị quyết yêu cầu Toà án Công lý quốc tế (ICJ) đưa ra ý kiến tư vấn đối với vấn đề biến đổi khí hậu.
Theo dõi TGVN trên
Nghị quyết
Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện Việt Nam tại LHQ (bên phải), trao đổi với Tổng thư ký LHQ António Guterres.

Ngày 29/3, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua bằng đồng thuận Nghị quyết yêu cầu ICJ đưa ra ý kiến tư vấn đối với vấn đề biến đổi khí hậu. Nghị quyết được đệ trình theo sáng kiến của Vanuatu và Nhóm nòng cốt gồm 18 nước, trong đó có Việt Nam.

Nhân dịp này, Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ, đã trả lời phỏng vấn về sự kiện quan trọng này.

Đại hội đồng LHQ vừa thông qua bằng đồng thuận Nghị quyết yêu cầu ICJ đưa ra ý kiến tư vấn đối với vấn đề biến đổi khí hậu. Xin Đại sứ cho biết nội dung chính và ý nghĩa của Nghị quyết này?

ICJ là một trong các cơ quan chính của LHQ, thực hiện hai chức năng chính là giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia và đưa ra ý kiến tư vấn về khía cạnh pháp lý của nhiều vấn đề được quốc tế hết sức quan tâm.

Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an (HĐBA) có thẩm quyền yêu cầu Toà án công lý quốc tế đưa ra ý kiến tư vấn đối với bất kỳ vấn đề pháp lý nào, trong đó có biến đổi khí hậu, còn các cơ quan khác của LHQ chỉ được đề nghị Toà cho ý kiến pháp lý đối với những vấn đề thuộc phạm vi chức năng hoạt động của mình.

Trong gần 80 năm hoạt động, ICJ đã nhiều lượt đưa ra ý kiến tư vấn, như về việc sử dụng vũ khí hạt nhân, Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập…

Với Nghị quyết này, Đại hội đồng yêu cầu Toà án công lý làm rõ hai vấn đề liên quan biến đổi khí hậu.

Một là, xác định nghĩa vụ của các quốc gia theo luật pháp quốc tế nói chung và các công ước quốc tế liên quan đến biến đổi khí hậu nói riêng, như Công ước khung LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC), Thoả thuận Paris, Công ước LHQ về Luật Biển…, nhất là liên quan việc bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính do các hoạt động của con người gây ra.

Hai là, trên cơ sở các nghĩa vụ đó, Đại hội đồng LHQ đề nghị Toà xác định trách nhiệm pháp lý của các quốc gia đã gây ra phát thải lớn và dẫn tới những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với các nước khác, cũng như đối với thế hệ hiện tại và tương lai.

Thực tế là cộng đồng quốc tế đã có những cơ chế quan trọng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu như UNFCCC, Thoả thuận Paris nêu trên. Tuy nhiên, nhiều quy định trong các thoả thuận này còn chưa thực sự cụ thể, dẫn tới việc các biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu của các quốc gia còn chưa được như mong muốn. Biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp như chúng ta thấy ở rất nhiều nơi trên thế giới. Nhiều mục tiêu chung của quốc tế khó có thể đạt được.

Vì vậy, nếu ý kiến tư vấn của ICJ đưa ra làm rõ hơn được trách nhiệm, nghĩa vụ của các quốc gia, cộng đồng quốc tế sẽ có thêm nhiều cơ sở để đưa ra những biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong thời gian tới, góp phần giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu cũng như giúp các quốc gia thích ứng tốt hơn.

Với những nội hàm và ý nghĩa quan trọng đó, đây sẽ có thể là một trong những ý kiến tư vấn quan trọng nhất, sâu rộng nhất mà ICJ đưa ra.

Được biết trách nhiệm đối với hệ quả biến đổi khí hậu là một vấn đề rất phức tạp và đã từng là nguyên nhân chính khiến nhiều hội nghị quốc tế về môi trường, biến đổi khí hậu không được như mong đợi, thậm chí không đạt thoả thuận. Xin Đại sứ cho biết ý nghĩa của việc Nghị quyết nói trên được thông qua bằng đồng thuận?

Chúng ta biết rằng không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều các hội nghị quốc tế lớn thời gian qua về biến đổi khí hậu đều gặp nhiều khó khăn. Điều đó là do những cam kết về biến đổi khí hậu can hệ trực tiếp tới tồn vong của nhiều quốc gia, tới mô hình, đường lối, mức độ phát triển của tuyệt đại đa số các nước.

Việc xử lý thoả đáng giữa yêu cầu chống biến đổi khí hậu và bảo đảm tăng trưởng, phát triển sẽ tác động trực tiếp tới tương lai các nước nói chung cũng như khả năng phát triển của nhiều lĩnh vực then chốt. Ý kiến tư vấn của ICJ về trách nhiệm, nghĩa vụ của các nước sẽ có thể tác động rất lớn đến nhiều nước, nhất là các nước, các ngành, các lĩnh vực gây xả thải lớn.

Chính vì vậy, việc Nghị quyết được 193 nước thành viên LHQ thông qua bằng đồng thuận, trong đó có 132 nước đồng bảo trợ là đặc biệt có ý nghĩa.

Thứ nhất, điều này cho thấy những hậu quả to lớn của biến đổi khí hậu cũng như tính cấp thiết rất rõ ràng của việc cần khẩn cấp tăng cường ứng phó biến đổi khí hậu.

Thứ hai, tính cấp thiết đó đã lớn tới mức thu hút quan tâm quốc tế rộng rãi, khiến rất nhiều nước vốn có thể nhạy cảm với những nội dung mà ICJ có thể đưa ra trong ý kiến tư vấn dù đã phải rất cân nhắc song cuối cùng cũng quyết định ủng hộ.

Thứ ba, việc Nghị quyết được thông qua bằng đồng thuận cho thấy những ưu điểm của cách tiếp cận đa phương, đề cao luật pháp quốc tế, coi trọng tham vấn, đối thoại giữa các quốc gia. Vanuatu và nhóm các quốc gia nòng cốt đã tiến hành quá trình thương lượng cởi mở, tích cực, với đại diện tất cả các nhóm khu vực địa lý, đồng thời khéo léo tranh thủ các hình thức quảng bá, thu hút sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng quốc tế, tất cả các nước thành viên LHQ cũng như báo giới, các nhà hoạt động xã hội trong lĩnh vực biến đổi khí hậu.

Với kết quả này, việc thông qua Nghị quyết cho thấy cộng đồng quốc tế có thể và đã sẵn sàng hơn trong việc cùng hành động mạnh mẽ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nghị quyết
Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện Việt Nam tại LHQ (ngồi giữa), gõ búa thông qua Nghị quyết.

Xin Đại sứ cho biết cụ thể thêm về sự tham gia của Việt Nam đối với Nghị quyết có ý nghĩa rất quan trọng này?

Việt Nam tham gia tích cực ngay từ đầu trong việc cùng Vanuatu thúc đẩy sáng kiến này. Chúng ta là một trong 5 thành viên đầu tiên của Nhóm các quốc gia nòng cốt. Việt Nam đã tích cực tham gia trong quá trình xây dựng nội dung dự thảo Nghị quyết thông qua với gần 50 cuộc họp của Nhóm từ tháng 9/2022 tới nay, cũng như trong ba vòng tham vấn chính thức với toàn bộ các nước thành viên LHQ cùng nhiều cuộc tiếp xúc không chính thức khác.

Nhiều góp ý của Việt Nam được đưa vào Nghị quyết, trong đó có việc đưa nguyên tắc “trách nhiệm chung nhưng khác biệt”, đề cập các tác động của biến đổi khí hậu đối với các nước đang phát triển, các nước dễ bị tổn thương, các sáng kiến của ta đề xuất tại Hội đồng Nhân quyền về biến đổi khí hậu. Đóng góp của ta giúp nội dung Nghị quyết cân bằng, toàn diện hơn, giúp làm rõ phần câu hỏi pháp lý là nội dung quan trọng nhất, được bạn bè ủng hộ và đánh giá cao.

Việt Nam cũng đã tích cực tham gia điều hành các phiên tham vấn, vận động các thành viên trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và các nước đối tác/bạn bè thân thiết khác ủng hộ/đồng bảo trợ Nghị quyết, góp phần vào thành công chung của việc thông qua Nghị quyết ngày hôm nay.

Nghị quyết
Quang cảnh phiên họp.

Việc tham gia xây dựng Nghị quyết này có ý nghĩa như thế nào đối với Việt Nam?

Do vị trị địa lý đặc thù cùng đường bờ biển dài hơn 3.000 km, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia chịu tác động nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu, đặc biệt là từ vấn đề nước biển dâng. Ví dụ, theo một số nghiên cứu, nếu nước biển dâng 1 mét, 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long và 10% diện tích Đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của 20-30 triệu người dân.

Chính vì vậy, thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách toàn diện, quyết liệt nhằm ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, trong đó có việc tham gia vào nỗ lực chung của cộng động quốc tế.

Trong bối cảnh đó, việc tích cực tham gia Nhóm nòng cốt xây dựng Nghị quyết giúp đề cao các chính sách và nỗ lực tích cực của Việt Nam về ứng phó biến đổi khí hậu, trong đó bao gồm cam kết giảm phát thải ròng về mức bằng 0 vào năm 2050, cũng như vai trò tích cực của Việt Nam trong các cơ chế, diễn đàn quốc tế về biến đổi khí hậu, góp phần chung cùng các nước tăng cường hợp tác quốc tế về vấn đề này, từ đó tranh thủ thêm hỗ trợ của quốc tế đối với các biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu của ta.

Lâu dài hơn, việc ICJ đưa ra ý kiến tư vấn có khả năng giúp có thêm những biện pháp, nguồn lực mạnh hơn cho ứng phó biến đổi khí hậu, vừa giúp giảm thiểu hậu quả của biến đổi khí hậu, vừa giúp thúc đẩy hỗ trợ trực tiếp cho các nước đang phát triển như Việt Nam trong ứng phó ở cấp độ quốc gia.

Việc tham gia xây dựng Nghị quyết này cũng khẳng định mạnh mẽ quan điểm của Việt Nam là việc giải quyết các vấn đề toàn cầu phải có cách tiếp cận toàn cầu, trên cơ sở coi trọng hợp tác đa phương, coi trọng vai trò của các thể chế đa phương, và nhất là trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ.

Nhóm nòng cốt là một hình thức các nước thành viên LHQ chia sẻ quan điểm, phối hợp hành động về các quan tâm chung. Nhóm nòng cốt về việc xin ý kiến tư vấn của Toà án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu bao gồm 18 nước, đại diện cho tất cả các khu vực địa lý (Angola, Antigua & Barbuda, Bangladesh, Costa Rica, Micronesia, Liechtenstein, Đức, Morocco, Mozambique, New Zealand, Bồ Đào Nha, Romania, Samoa, Sierra Leone, Singapore, Uganda, Vanuatu và Việt Nam).
Liên hợp quốc đánh giá cao vai trò quan trọng của Việt Nam trong nỗ lực toàn cầu ứng phó với biến đổi khí hậu

Liên hợp quốc đánh giá cao vai trò quan trọng của Việt Nam trong nỗ lực toàn cầu ứng phó với biến đổi khí hậu

Trợ lý Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) cho rằng Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực toàn cầu ứng ...

Việt Nam nhấn mạnh cách tiếp cận toàn diện, lấy con người làm trung tâm  trong ứng phó với nước biển dâng

Việt Nam nhấn mạnh cách tiếp cận toàn diện, lấy con người làm trung tâm trong ứng phó với nước biển dâng

Ngày 14/2, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tiến hành phiên thảo luận mở về “Nước biển dâng - các tác ...

Việt Nam nhấn mạnh hành động ứng phó biến đổi khí hậu mạnh mẽ là động lực thúc đẩy phát triển bền vững tại châu Á-Thái Bình Dương

Việt Nam nhấn mạnh hành động ứng phó biến đổi khí hậu mạnh mẽ là động lực thúc đẩy phát triển bền vững tại châu Á-Thái Bình Dương

Ngày 16/2, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã tổ chức phiên đối thoại cấp cao với chủ đề “Các ưu tiên phát ...

ĐHĐ Liên hợp quốc chuẩn bị thông qua Nghị quyết yêu cầu Toà án công lý quốc tế cho ý kiến tư vấn về vấn đề biến đổi khí hậu

ĐHĐ Liên hợp quốc chuẩn bị thông qua Nghị quyết yêu cầu Toà án công lý quốc tế cho ý kiến tư vấn về vấn đề biến đổi khí hậu

Ngày 16/3, Tổng Thư ký LHQ António Guterres đã có buổi làm việc cùng các Đại sứ của Nhóm nòng cốt dự thảo Nghị quyết ...

Việt Nam cùng các nước thúc đẩy Nghị quyết đề nghị Toà án quốc tế cho ý kiến tư vấn về biến đổi khí hậu

Việt Nam cùng các nước thúc đẩy Nghị quyết đề nghị Toà án quốc tế cho ý kiến tư vấn về biến đổi khí hậu

Ngày 29/3, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua bằng đồng thuận Nghị quyết yêu cầu Toà án Công lý quốc tế ...

Đọc thêm

Ngắm hơn 6.000 người mặc áo dài, đội nón lá để tôn lên vẻ đẹp người phụ nữ Việt trên phố Nha Trang

Ngắm hơn 6.000 người mặc áo dài, đội nón lá để tôn lên vẻ đẹp người phụ nữ Việt trên phố Nha Trang

MC Quyền Linh mặc áo dài cùng hàng nghìn người diễu hành trên phố Nha Trang...
Tình hình Ukraine: Kiev nói về chiến dịch ở Bakhmut, Nga tấn công vào thành phố ở miền Trung, thông báo bắn hạ 5 UAV ở Crimea

Tình hình Ukraine: Kiev nói về chiến dịch ở Bakhmut, Nga tấn công vào thành phố ở miền Trung, thông báo bắn hạ 5 UAV ở Crimea

Cập nhật tình hình Ukraine: Kiev nói về chiến dịch ở Bakhmut, Nga tấn công vào thành phố ở miền Trung, thông báo bắn hạ 5 UAV ở Crimea.
Thi lớp 10: Đề môn Ngữ văn Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên Hà Nội năm 2023

Thi lớp 10: Đề môn Ngữ văn Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên Hà Nội năm 2023

Dưới đây là đề thi môn Ngữ văn điều kiện vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên - ĐHQGHN năm 2023.
ĐBQH: Thực hiện cải cách tiền lương, vậy mức tăng sẽ là bao nhiêu?

ĐBQH: Thực hiện cải cách tiền lương, vậy mức tăng sẽ là bao nhiêu?

Theo đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, một điều mà cử tri quan tâm là tới đây cải cách tiền lương thì mức tăng sẽ là bao nhiêu?
Điện Kremlin: Tổng thống Nga Putin sẵn sàng đối thoại để đạt các mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt

Điện Kremlin: Tổng thống Nga Putin sẵn sàng đối thoại để đạt các mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt

Người phát ngôn Điện Kremlin ngày 3/6 cho biết Tổng thống Nga sẵn sàng đối thoại để đạt được các mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt.
Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 5/6/2023

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 5/6/2023

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 5/6/2023.
Lễ hội Việt Nam tại Công viên Yoyogi 2023 gửi gắm hy vọng của chính phủ, địa phương, nhân dân hai nước

Lễ hội Việt Nam tại Công viên Yoyogi 2023 gửi gắm hy vọng của chính phủ, địa phương, nhân dân hai nước

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã dự và phát biểu tại Lễ khai mạc 'Lễ hội Việt Nam tại Công viên Yoyogi 2023' tại Tokyo, Nhật Bản.
Quảng bá tiềm năng thế mạnh của địa phương Việt Nam tại Nhật Bản

Quảng bá tiềm năng thế mạnh của địa phương Việt Nam tại Nhật Bản

Các địa phương Bạc Liêu, Cần Thơ, Kon Tum, Thừa Thiên Huế đã tham dự chương trình quảng bá tại tỉnh Kanagawa và thủ đô Tokyo, Nhật Bản.
Đại sứ Italy Antonio Alessandro: Việt Nam sẽ mãi mãi ở trong trái tim và tâm trí của chúng tôi

Đại sứ Italy Antonio Alessandro: Việt Nam sẽ mãi mãi ở trong trái tim và tâm trí của chúng tôi

Tối ngày 2/6, Đại sứ quán Italy đã tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Quốc khánh Cộng hòa Italy. Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tham dự sự kiện.
Tọa đàm ‘Xúc tiến đầu tư và quảng bá địa phương Việt Nam’ tại Nhật Bản

Tọa đàm ‘Xúc tiến đầu tư và quảng bá địa phương Việt Nam’ tại Nhật Bản

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng cho biết quan hệ giữa Việt Nam-Nhật Bản đang phát triển ở mức tốt đẹp nhất trong lịch sử.
Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị thông báo nhanh kết quả Hội nghị giữa nhiệm kỳ BCH Trung ương khóa XIII

Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị thông báo nhanh kết quả Hội nghị giữa nhiệm kỳ BCH Trung ương khóa XIII

Đồng chí Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực, Phó Bí thư Đảng ủy Bộ chủ trì Hội nghị.
Việt Nam chúc mừng tân Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78

Việt Nam chúc mừng tân Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78

Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Đại sứ Dennis Francis, Trưởng Phái đoàn thường trực Trinidad và Togago, làm Chủ tịch Đại hội đồng Khóa 78.
Hành trình sơ tán an toàn công dân mang hai quốc tịch Việt Nam-Australia ở Sudan

Hành trình sơ tán an toàn công dân mang hai quốc tịch Việt Nam-Australia ở Sudan

Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Sudan sơ tán thành công một công dân hai quốc tịch đang làm ăn buôn bán tại Sudan gặp nạn do xung đột.
Việt Nam tiếp tục trao đổi với Philippines để sớm đưa số công dân còn lại về nước an toàn

Việt Nam tiếp tục trao đổi với Philippines để sớm đưa số công dân còn lại về nước an toàn

Chiều 1/6, ông Nguyễn Đức Thắng, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao đã thông tin về một số vấn đề bảo hộ công dân.
60 công dân Việt Nam được lực lượng chức năng Philippines giải cứu đã về nước

60 công dân Việt Nam được lực lượng chức năng Philippines giải cứu đã về nước

Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines, có 437 công dân Việt Nam được đưa ra khỏi cơ sở đánh bạc.
Cập nhật thông tin về vụ tai nạn giao thông có nạn nhân người Việt tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc

Cập nhật thông tin về vụ tai nạn giao thông có nạn nhân người Việt tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc

Cơ quan chức năng Trung Quốc thông báo có thêm 2 nạn nhân mang giấy tờ Việt Nam tử vong trong vụ tai nạn giao thông tại thành phố Tịnh Tây.
Bộ Ngoại giao thông tin về vụ tai nạn giao thông khiến 11 người thiệt mạng, nghi có công dân Việt Nam

Bộ Ngoại giao thông tin về vụ tai nạn giao thông khiến 11 người thiệt mạng, nghi có công dân Việt Nam

Bộ Ngoại giao thông tin về vụ tai nạn giao thông khiến 11 người thiệt mạng, có 9 người mang giấy tờ tuỳ thân Việt Nam.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc Philippines giải cứu hơn 1.000 người, trong đó có công dân Việt Nam

Bộ Ngoại giao thông tin về việc Philippines giải cứu hơn 1.000 người, trong đó có công dân Việt Nam

Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines hiện đang phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng sở tại để lên phương án hỗ trợ công dân.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Đôi điều cần biết khi đến 'xứ sở nghìn đảo' Philippines

Đôi điều cần biết khi đến 'xứ sở nghìn đảo' Philippines

Gồm hơn 7.100 hòn đảo lớn nhỏ muôn màu sắc, Philippines có nề văn hóa vô cùng đặc sắc. Cùng tìm hiểu những nét đặc trưng trong văn hóa tại đây.
Phiên bản di động