TIN LIÊN QUAN | |
Kim ngạch nhập khẩu ô tô tiếp tục đà giảm | |
Việt Nam chi 1.600 tỷ đồng nhập rau củ quả mỗi tháng |
Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng chủ yếu đạt 89,5 tỷ USD, chiếm 65% trong tổng kim ngạch nhập khẩu chủ yếu của cả nước. Trong đó, các nhóm hàng lớn nhất như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; điện thoại các loại và linh kiện; vải các loại...
Các thị trường chủ yếu cung cấp nguyên phụ liệu cho Việt Nam trong 10 tháng từ năm 2014-2016. (Nguồn: TCHQ) |
So với cùng kỳ năm trước, 10 tháng đầu năm 2016, cả nước nhập khẩu 22,8 tỷ USD, tăng 18%; trong đó nhập khẩu của khu vực FDI là 21,08 tỷ USD, tăng 18,6% và nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước là 1,71 tỷ USD, tăng 10,4%.
So với cùng kỳ năm ngoái, các thị trường cung cấp máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện cho Việt Nam trong 10 tháng năm 2016 chủ yếu gồm: Hàn Quốc (7,26 tỷ USD, tăng 26,6%); Trung Quốc (4,76 tỷ USD, tăng 11,2); Nhật Bản (2,26 tỷ USD, tăng 18,9%)...
Với nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng, trị giá nhập khẩu trong 10 tháng đầu năm 2016 là 22,51 tỷ USD, giảm 1,7% so cùng kỳ năm trước. Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 10 tháng qua với trị giá là 7,35 tỷ USD, giảm nhẹ 0,8%; tiếp theo là các thị trường: Hàn Quốc: 4,52 tỷ USD, tăng 6,3%; Nhật Bản: 3,35 tỷ USD, giảm 13,4%; Đài Loan (Trung Quốc): 1,08 tỷ USD, giảm 11,2%... so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, 10 tháng đầu năm, hai thị trường nhập khẩu chính nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện là Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong đó, so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch với Trung Quốc đạt gần 4,92 tỷ USD, giảm 16,1% và kim ngạch với Hàn Quốc đạt gần 3,04 tỷ USD, tăng 14,6%.
Ngoài ra, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng là những nhà cung cấp lớn nhất cho Việt Nam các mặt hàng như: nguyên phụ liệu ngành dệt may, sắt thép, chất dẻo nguyên liệu, xăng dầu các loại...
Về xuất khẩu, 10 tháng đầu năm 2016, so với cùng kỳ, xuất khẩu đạt hơn 143,9 tỷ USD, tăng 7%, tương ứng tăng hơn 9,44 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 284,56 tỷ USD, tăng 4,6%. Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 143,9 tỷ USD, tăng 7%, tương ứng tăng hơn 9,44 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, và nhập khẩu đạt gần 140,66 tỷ USD, tăng 2,2%, tương ứng tăng gần 3,02 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2015. Cán cân thương mại hàng hóa cả nước tháng 10/2016 thâm hụt 445 triệu USD, đưa mức thặng dư thương mại 9 tháng/2016 lên về gần 3,25 tỷ USD.
Tính đến hết 10 tháng năm 2016 xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt gần 184,16 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2015, tương ứng tăng hơn 10,78 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu là gần 100,88 tỷ USD, tăng 10% và kim ngạch nhập khẩu là hơn 83,28 tỷ USD, tăng 2%. Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 10/2016 thặng dư gần 1,48 tỷ USD, đưa mức thặng dư của khối này trong 10 tháng đầu năm 2016 lên gần 17,6 tỷ USD.
Miễn thuế nhập khẩu nhiều sản phẩm để phát triển công nghiệp hỗ trợ Bộ Tài chính vừa giới thiệu về Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 và nghị định hướng dẫn luật. |
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu Chính phủ vừa ban hành Nghị định về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương ... |
Việt Nam xuất siêu 2,77 tỷ USD 9 tháng đầu năm Trong 9 tháng đầu năm 2016, tổng trị giá Xuất nhập khẩu (XNK) hàng hoá cả nước ước đạt 253,65 tỷ USD, tăng 4% so ... |