TIN LIÊN QUAN | |
Pakistan - Việt Nam: Phát triển dựa trên nền tảng chung | |
Hội thảo kinh tế Việt Nam – Pakistan tại vùng chiến sự |
Ưu tiên hợp tác kinh tế
Từ khi đến Việt Nam vào tháng 1/2014 tới nay, tôi đã cảm nhận được sự hiếu khách từ Chính phủ và người dân Việt Nam. Ở nơi đây, tôi cảm thấy ấm áp. Vẻ đẹp yên bình, sự thanh thản trong con người Hà Nội đã mê hoặc tôi.
Pakistan và Việt Nam có mối quan hệ hữu nghị thân thiện kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1972. Mối quan hệ giữa hai nước được phát triển dựa trên nền tảng là sự tôn trọng chung đối với nhân quyền, đa dạng văn hoá và tôn giáo cũng như chủ nghĩa tự do trong kinh tế. Quan hệ song phương bao gồm hầu hết các lĩnh vực của quan hệ quốc tế như chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, năng lượng, văn hoá và hợp tác an ninh…
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Sanh Châu tiếp Đại sứ Zaigham Vddin Azam ngày 10/1/2017 tại Hà Nội. (Ảnh: Tuấn Anh/TG&VN) |
Trong năm 2015, chúng ta đã có ba khung thể chế quan trọng được ký kết. Chúng ta đã lên lịch các cuộc họp như Phiên họp khởi động Tham vấn chính trị song phương, Phiên họp thứ 3 của Uỷ ban Hỗn hợp Thương mại và Phiên họp thứ 3 của Uỷ ban Hỗn hợp cấp Bộ trưởng. Để tăng cường hơn nữa hợp tác chính trị và kinh tế, Islamabad đang lập kế hoạch cho các phiên họp kế tiếp trong năm nay.
Chính phủ hai nước đang nỗ lực để thúc đẩy quan hệ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại. Cho đến nay, hai bên đã có hơn 13 hiệp định và biên bản ghi nhớ, tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư, trao đổi văn hoá, du lịch và mở rộng sang lĩnh vực công nghệ cơ bản, công nghệ thông tin cũng như các lĩnh vực hợp tác khác. Cả hai nước đã có những khuôn khổ, thể chế nhằm thảo luận về những cách thức hợp tác đa dạng như Ủy ban Hỗn hợp Thương mại, Uỷ ban Hỗn hợp cấp Bộ trưởng và Tham vấn chính trị song phương.
Kể từ tháng 1/2014, thương mại song phương đã tăng từ 331 triệu USD lên 644 triệu USD (2016), tăng trung bình gần 32% trong suốt ba năm qua. Đây là dấu hiệu đáng khích lệ nhất cho hợp tác kinh tế giữa hai nước. Hiện nay, nhiều cơ hội hợp tác mới cũng đang được hai phía khai thác.
Về quốc tế, tôi tin tưởng rằng Việt Nam luôn cam kết mạnh mẽ đối với hòa bình và an ninh trong khu vực cũng như trên thế giới. Lãnh đạo Pakistan đánh giá cao thành công của Việt Nam trong việc duy trì hòa bình thông qua phát triển kinh tế, cải thiện điều kiện sống của người dân và hỗ trợ các quốc gia khác.
Việt Nam đã tự chuyển mình sang nền kinh tế định hướng thị trường. Những cải cách của Việt Nam bao gồm cổ phần hóa một phần các doanh nghiệp Nhà nước, tự do hóa thương mại và tăng cường nhận thức các quyền sở hữu tư nhân. Nền kinh tế của Việt Nam đã đạt tỷ lệ tăng trưởng hàng năm trung bình khoảng 6% trong vòng 5 năm qua, góp phần cải thiện cuộc sống của người dân.
Gắn kết bằng sợi dây vô hình
Văn hóa là sợi dây vô hình gắn kết con người. Phật giáo đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn hoá của cả hai nước. Các giá trị văn hóa cũng như tín ngưỡng của người dân Pakistan biểu hiện thông qua cách sống. Pakistan có lịch sử phong phú, và các truyền thống của một nền văn minh lớn. Thành phố Taxila, Pakistan là một trong những thành phố lâu đời nhất khu vực, với dấu ấn Phật giáo đậm nét. Nhiều di sản của Phật giáo cũng được phát hiện ở thung lũng Swat và các khu vực gần Peshawar của Pakistan, với các họa tiết chạm khắc và tranh vẽ từ thời đồ Đồng, đồ Sắt.
Trong lĩnh vực hợp tác văn hóa-xã hội, Đại sứ quán Pakistan đã tổ chức một loạt các hoạt động thúc đẩy giao lưu học thuật, chuyên gia và văn hóa giữa Pakistan và Việt Nam. Văn phòng sứ quán thu xếp nhiều khóa đào tạo và cấp chứng chỉ cho sinh viên và cán bộ Việt Nam. Đại sứ quán cũng tài trợ các hoạt động của Việt Nam trong các lĩnh vực truyền thống như nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật nghe nhìn và văn học.
Năm ngoái, Đại sứ quán tổ chức dàn dựng một vở kịch sân khấu bằng tiếng Việt dựa trên nền bộ phim bằng tiếng Hindu - Sohni Mahiwal. Sứ quán cũng đã hợp tác với kênh "AN VIEN TV" (AVG) cho ra mắt sáu bộ phim tài liệu và hai bộ phim Pakistan được lồng tiếng Việt.
Tôi muốn chia sẻ rằng, ngày 23/3, là Ngày của Niềm kiêu hãnh dân tộc. Trong lịch sử Pakistan, đây là ngày những người Hồi giáo từ khắp tiểu lục địa gắn kết với nhau thành một khối và thông qua Nghị quyết Lahore lịch sử.
Từ ngày 22-24/3/1940, Liên đoàn Hồi giáo toàn Ấn tổ chức phiên họp thường niên tại Minto Park, Lahore. Vào ngày đầu tiên của phiên họp, nhà lãnh đạo Quaid-i-Azam Muhammad Ali Jinnah trình bày giải pháp riêng của ông về vấn đề Hồi giáo.
Ông nói rằng sự khác biệt giữa người theo đạo Hindu và đạo Hồi quá lớn và rõ nét đến mức khi họ tập hợp trong một chính quyền trung ương sẽ là rủi ro nghiêm trọng. Họ thuộc hai đất nước riêng biệt và khác biệt, vì vậy, cơ hội duy nhất mở ra là cho phép họ có quốc gia riêng biệt. Chính vì lẽ đó mà Quaid K. Fazl-ul-Haq, người sau này trở thành Thủ tướng Bengal, đã đưa ra bản nghị quyết lịch sử - Nghị quyết Lahore hay Nghị quyết Pakistan.
Văn kiện quan trọng này trở thành một phần của Hiến pháp Liên hiệp Hồi giáo Toàn Ấn năm 1941. Dựa trên cơ sở nghị quyết này, trong năm 1946, Liên hiệp đã quyết định thành lập một nhà nước Hồi giáo thay cho hai nhà nước theo kế hoạch trước đó. Sau khi thông qua Nghị quyết Pakistan, những người Hồi giáo Ấn Độ thay đổi mục tiêu cuối cùng của mình: Thay vì tìm cách liên minh với cộng đồng Hindu, họ hướng đến một nhà nước riêng biệt cho những người Hồi giáo Ấn Độ.
Đại sứ Việt Nam tham gia buổi họp quan trọng của ASEAN tại Islamabad Ngày 20/2, Ủy ban ASEAN tại Islamabad, Pakistan (ACI) đã nhóm họp nhằm thảo luận, thông qua kế hoạch hành động của AIC trong thời ... |
Pakistan muốn tìm hiểu kinh nghiệm ngoại giao văn hóa của Việt Nam Từ ngày 15-17/2, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Đặc phái viên của Thủ tướng về các vấn đề UNESCO Phạm Sanh Châu đã có ... |
Tìm biện pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam - Pakistan Ngày 16/12, đoàn cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Pakistan do Đại sứ Nguyễn Xuân Lưu dẫn đầu đã đến thăm và làm ... |