TIN LIÊN QUAN | |
Khuyến khích doanh nghiệp Đức hợp tác phát triển năng lượng tái tạo | |
Khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam, Na Uy hợp tác phát triển năng lượng tái tạo |
Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn than đá, dầu nhiên liệu và thủy điện để sản xuất điện phục vụ nhu cầu ngày càng lớn. (Nguồn: Reuters) |
Cảnh báo này đã khiến giới chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp dấy lên quan ngại về cách Việt Nam đang đối phó với tình trạng thiếu hụt năng lượng.
Việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thúc đẩy các dự án xây dựng nhà máy năng lượng trên khắp cả nước được coi là một trong những nỗ lực nhằm “đón đầu" cuộc khủng hoảng về năng lượng. Ông Andrew Harwood, Giám đốc nghiên cứu tại Công ty Wood Mackenzie tại Singapore cho biết, các chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp đã bắt đầu tỏ rõ quan ngại, liệu Việt Nam có thể đáp ứng được nhu cầu năng lượng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nổ ra hay không?
Nguy cơ thiếu điện có thể tác động tới nền kinh tế vốn lấy động lực tăng trưởng từ hoạt động sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều năng lượng. Nguy cơ hiện hữu này cũng đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế vì Việt Nam được xem là một trong những địa chỉ "tránh bão" giữa thương chiến Mỹ - Trung.
Chuyên gia Harwood cho rằng, Việt Nam có nguồn cung tiềm năng từ trữ lượng dầu khí nội địa, nhưng lại cần có năng lực tài chính để phát triển nguồn lực đó. Cho đến nay, Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn than đá, dầu nhiên liệu và thủy điện để sản xuất điện phục vụ nhu cầu. Tuy nhiên, một vài dự án bị đình trệ, chậm tiến độ trong vài năm gần đây, vì không được bảo lãnh các khoản vay và một số nguyên nhân khác. Trước đó, năm 2016, Việt Nam đã từ bỏ chương trình năng lượng hạt nhân.
Đối mặt với khủng hoảng năng lượng tiềm ẩn, cần có phương án lựa chọn về năng lượng trong ngắn hạn, Chính phủ Việt Nam bắt đầu đầu tư vào các ngành năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và nghiên cứu nhập khẩu khí đốt hóa lỏng quy mô lớn, hoặc xem xét nhập khẩu điện từ các nước láng giềng.
Cánh đồng điện gió Bạc Liêu, cũng là cánh đồng điện gió đầu tiên của Đông Nam Á. (Nguồn: 24h) |
Trong đầu tháng 9, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xác nhận đã tiến hành lắp đặt trên 4.000 tấm pin năng lượng mặt trời cho các hộ gia đình tại Việt Nam. Đầu tháng 9, các dự án năng lượng mặt trời trị giá 391 triệu USD cũng bắt đầu được khởi công tại tỉnh Tây Ninh.
Sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường năng lượng mặt trời là một dấu hiệu cho thấy Chính phủ Việt Nam đã thực hiện đa dạng hóa sản xuất điện, với sự quan tâm đặc biệt vào năng lượng tái tạo như là giải pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, vẫn còn phải theo dõi liệu sự tăng trưởng nhanh chóng của năng lượng tái tạo kể từ năm 2018 có đủ để chống lại nguy cơ thiếu điện trầm trọng trong vòng ba năm tới.
Các nhà phân tích trong lĩnh vực năng lượng cho rằng, Việt Nam nên tiếp tục khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng để phần nào làm giảm tác động của cuộc khủng hoảng. Mặc dù Chính phủ đã có những nỗ lực trong việc tăng cường số lượng các dự án trong lĩnh vực này, nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng lớn của Việt Nam vẫn là một vấn đề còn nan giải.
Nhu cầu điện ở Việt Nam đang tăng trưởng 9%/năm, nhanh hơn cả đà tăng trưởng của nền kinh tế, vốn ở mức 7% trong năm 2018.
Hồi tháng 7, theo một số nguồn tin, nhu cầu về điện đã tăng cao đến mức vượt cả kế hoạch quốc gia về xây dựng các nhà máy để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng. Theo tính toán của Reuters, đến năm 2030, Việt Nam dự kiến phải chi khoảng 6,7 tỷ USD mỗi năm để hỗ trợ ngành sản xuất năng lượng.
Trong khi đó, theo Bộ Công Thương, việc huy động vốn cho ngành năng lượng điện hiện là “một thách thức lớn", bởi các nhà đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng gần như không có lợi nhuận, nếu giá điện tiếp tục duy trì như hiện nay.
Việt Nam tiếp tục trở thành trung tâm thu hút đầu tư và triển khai các dự án mới tại khu vực, cùng với 96 triệu dân, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng, bài toán đặt ra đối với Việt Nam là phải sản xuất được tối thiểu 60,000 megawatts (MW) vào năm 2020.
Trước mặt, để giải quyết một phần tình trạng thiếu điện, Bộ Công Thương dự định tăng nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc. Trong đó, nguồn điện nhập khẩu từ Lào theo thỏa thuận đã kí giữa hai Chính phủ, công suất mua tới năm 2020 khoảng 1.000 MW, tăng lên 3.000 MW vào năm 2025 và khoảng 5.000 MW đến 2030.
| Google công bố dự án thu mua năng lượng tái tạo lớn nhất trong lịch sử TGVN. Ngày 19/9, Google thông báo đã ký 18 thỏa thuận mua năng lượng gió và Mặt Trời trên khắp châu Âu, Mỹ và Mỹ Latin, ... |
| Ấn tượng hệ thống năng lượng mặt trời, gió từ quần đảo Trường Sa Tại quần đảo Trường Sa, những tấm pin năng lượng mặt trời, cột tua pin gió ngày ngày hoạt động không ngừng đã giúp đảm ... |
| Năng lượng tái tạo tăng mạnh ở châu Á và châu Đại Dương Hãng Thông tấn quốc gia Algeria APS ngày 6/4 trích báo cáo về “Thống kê năng lực tái tạo 2019” của Cơ quan Năng lượng ... |