TIN LIÊN QUAN | |
Báo Ai Cập: Việt Nam đang tận dụng tốt các cơ hội kinh tế hậu Covid-19, kinh nghiệm cho các nước Arab | |
Đại sứ Hoa Kỳ: Cả thế giới đang biết đến Việt Nam là nơi rất tuyệt vời |
Nhờ những biện pháp quyết liệt, Việt Nam đẩy lùi được dịch Covid-19 và chuyển sang trạng thái trạng thái “bình thường mới”. |
Việt Nam đã chống Covid-19 như thế nào? Khi Covid-19 ngày càng lan rộng với những hậu quả thảm khốc, khẩu hiệu của Việt Nam - chìa khóa để chiến đấu với "kẻ thủ vô hình" mang tên Covid-19 vẫn là phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Ba biện pháp ban đầu mà Việt Nam đã thực hiện và thành công là xét nghiệm trên diện rộng, truy tìm những người bị nghi nhiễm và nhanh chóng đưa vào cách ly. Các biện pháp khác bao gồm giữ ổn định trật tự xã hội, kiểm tra thân nhiệt của những người nước ngoài và nhiều chiến dịch truyền thông cộng đồng để khuyến khích người dân tuân thủ các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt.
Bài học làm phẳng đường cong đại dịch
Sau thành công ban đầu, Việt Nam đã gia nhập nhóm 5 quốc gia (cùng với Hy Lạp, Slovenia, Jordan và Iceland) được quốc tế chính thức công nhận có cách làm phẳng đường cong, tức là giảm rõ rệt số ca mắc mới Covid-19 cũng như thành công trong điều trị bệnh nhân. Phần lớn trường hợp mắc bệnh được phục hồi hoàn toàn và tái hòa nhập cộng đồng.
Việt Nam đã cho phép các trường học mở cửa trở lại, các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động và mọi người trở lại cuộc sống bình thường.
Các biện pháp phổ biến mà 5 quốc gia này thực hiện để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 là phong tỏa, xét nghiệm hàng ngàn người, cách ly người bệnh, khuyến khích giãn cách xã hội và sử dụng khẩu trang. Nhờ đó, các quốc gia đã sớm trở lại bình thường trong khi nhiều nước vẫn đang vật lộn với đại dịch.
Tin liên quan |
Báo Australia: Cách tiếp cận ‘búa tạ’ làm nên thành công gây ‘sốc’ của Việt Nam trong phòng chống Covid-19 |
Việt Nam là một quốc gia đông dân, có chung đường biên giới dài với Trung Quốc - nơi bùng phát dịch Covid-19. Du lịch xuyên biên giới tương đối dễ dàng đối với người dân cả hai nước. Chính vì thế, từng có ý kiến lo ngại rằng Việt Nam sẽ dễ bị bùng phát virus như ở Vũ Hán - tâm dịch đầu tiên ở thế giới.
Việt Nam đã sớm nhận thức về mối nguy hiểm do virus SARS-CoV-2 gây ra và kịp thời thực hiện các giải pháp để kiểm soát sự lây lan của virus nguy hiểm này. Trên thực tế, Việt Nam hành động kịp thời ngay trước khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố đây là trường hợp khẩn cấp về y tế cộng đồng và cần quốc tế quan tâm.
Việt Nam bắt đầu xét nghiệm ngay sau khi 3 người trở về từ Vũ Hán được xác nhận là nhiễm SARS-CoV-2. Cho đến giữa tháng 5/2020, khoảng 300.000 người đã được xét nghiệm, chủ yếu là những người đến từ các khu vực bị Covid-19 và các vùng dịch, tiếp xúc với các trường hợp nghi ngờ và có triệu chứng nhiễm bệnh. Hành động kịp thời của Việt Nam đã góp phần vào một thành quả đến nay là chưa có trường hợp nào tử vong do Covid-19.
Với mật độ dân số cao, Việt Nam có hệ thống chăm sóc sức khỏe còn yếu và ngân sách thấp trong phòng chống Covid-19, nhưng thật đáng kinh ngạc là, ngay cả khi đại dịch hoành hành ở các nước châu Âu giàu có cách Trung Quốc hơn 10.000 km, Việt Nam vẫn không có nhiều ca lây nhiễm. Tính đến ngày 3/6, Việt Nam mới chỉ ghi nhận 328 ca mắc Covid-19, trong đó 279 bệnh nhân đã được chữa khỏi (chiếm 85%).
Việt Nam đã làm thế nào để giữ tỷ lệ nhiễm Covid-19 thấp như vậy?
Việt Nam tiến hành các biện pháp cách ly một cách triệt để trong phòng chống dịch Covid-19. |
Khi virus bùng phát ở Trung Quốc và chưa lây lan sang Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã “tuyên chiến với Covid-19”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố “chống dịch như chống giặc”.
Để khắc phục những thiếu sót như năng lực và hệ thống y tế hạn chế, Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách kiểm dịch nghiêm ngặt và thực hiện truy tìm tất cả những người tiếp xúc với virus. Việt Nam đã đi trước Trung Quốc trong việc thực hiện các biện pháp như vậy và đã không dùng đến lệnh phong tỏa các thành phố như Trung Quốc đã làm. Khác với nhiều nước châu Âu, Việt Nam phong tỏa toàn bộ một thôn gần Hà Nội trong ba tuần từ ngày 12/2 khi cả nước chỉ có 10 trường hợp Covid-19.
Hơn nữa, danh sách những người tiếp xúc với bệnh nhân đã được thực hiện một cách tỉ mỉ. Ngược lại, các nước phương Tây chỉ ghi nhận những người bị nhiễm và người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Việt Nam cũng theo dõi các cấp độ người tiếp xúc F2, F3 và F4 với những người bị nhiễm bệnh, tất cả những người này sau đó phải cách ly, hạn chế di chuyển và tiếp xúc. Thêm vào đó, bất cứ ai đến Việt Nam từ một khu vực có nguy cơ cao đều bị cách ly trong 14 ngày. Tất cả trường học và đại học đã đóng cửa từ đầu tháng 2/2020.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc nhở mọi người rằng, mỗi doanh nghiệp, mỗi người dân, mỗi khu dân cư đều phải là một pháo đài để ngăn chặn dịch bệnh. Những lời hùng biện như thời chiến tranh đã được người dân đón nhận, tự hào về khả năng sát cánh cùng nhau trong một cuộc khủng hoảng và chịu đựng những khó khăn. Vai trò của các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát trong việc thực hiện chiến dịch thông tin lớn cũng không thể đánh giá thấp.
Người dân Việt Nam tự hào về chủ nghĩa dân tộc của họ và cảm thấy vô cùng tự tin về khả năng chống lại bất kỳ kẻ thù nào để bảo vệ đất nước, hợp tác hoàn toàn với chính phủ trong các biện pháp theo chế độ thời chiến. Điều này có thể được chứng minh từ thực tế là đất nước này đã phòng chống khủng hoảng tương đối tốt.
Chính phủ đã quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng chống, cả khi điều đó có nghĩa là đóng cửa 3.000 doanh nghiệp trong hai tháng đầu năm 2020. Các tập đoàn lớn như Tập đoàn Vin đã đóng cửa hàng chục khách sạn và khu nghỉ dưỡng, khiến nhiều nhân viên mất việc làm.
Để giảm bớt gánh nặng, Chính phủ đã tung ra 1,1 tỷ USD để bơm thanh khoản vào nền kinh tế. Tuy nhiên, có ý kiến lo sợ rằng, doanh thu thuế có thể cạn kiệt vì khủng hoảng. Chính phủ đã kêu gọi quyên góp tự nguyện và người dân đang phản ứng tích cực để chính phủ có thể đối phó với cuộc khủng hoảng và chiến đấu chống lại Covid-19.
Nỗ lực kiểm soát ca nhập khẩu
Tin liên quan |
Nhà báo Anh: Chiến dịch tuyên truyền là một 'từ khóa' trong thành công chống dịch Covid-19 của Việt Nam |
Có chung đường biên giới dài với Trung Quốc, Việt Nam đã không tránh khỏi vấn đề "bệnh nhân nhập khẩu". Mặc dù Chính phủ đã phản ứng nhanh chóng với các biện pháp ngăn chặn virus lây lan, nhưng nền kinh tế vẫn bị ảnh hưởng. Trong số hơn 30.000 người Việt Nam được xét nghiệm, khoảng 1/4 bệnh nhân Covid-19 là người nước ngoài.
Lo ngại người Việt Nam trở về từ nước ngoài và những người nước ngoài đến Việt Nam có thể mang virus tiềm ẩn, người Việt Nam ở nước ngoài được khuyên nên xem xét lại kế hoạch trở về của họ vì lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, nhiều trường hợp mới được phát hiện là công dân Việt Nam trở về nước tránh dịch Covid-19 lan rộng ở Anh, Italy và Mỹ.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết trường hợp nhiễm bệnh đều là người trở về từ nước ngoài. Chính quyền Thành phố đã buộc phải ra lệnh đóng cửa tất cả các quán bar, nhà hàng và trung tâm giải trí cho đến cuối tháng 3/2020.
Vào ngày 22/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra lệnh cho các cơ quan hữu quan tạm ngừng nhập cảnh đối với công dân từ nước ngoài, bao gồm người gốc Việt và các thành viên gia đình được miễn thị thực. Ngay khi nhập cảnh, hành khách được yêu cầu thực hiện khai báo sức khỏe và thực hiện quy trình cách ly 14 ngày.
Thủ tướng cũng ra lệnh đình chỉ tất cả các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam, mà không đưa ra khung thời gian cụ thể để nối lại các chuyến bay này. Nhập cảnh vào Việt Nam cũng bị hạn chế bằng đường hàng không, đường bộ và đường biển.
Chính phủ lập danh sách những người Việt Nam ở nước ngoài và những sinh viên cần trở về nước và tổ chức các chuyến bay cho họ. Các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài thường xuyên vận động, khuyến cáo người Việt Nam ở nước ngoài (học sinh, sinh viên, người lao động, Việt kiều) hạn chế tối đa về nước trong thời điểm hiện nay và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch ở nước sở tại.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng kêu gọi người dân tăng cường giao dịch trực tuyến, sử dụng điện thoại nhiều hơn tại nơi làm việc và hạn chế tiếp xúc trực tiếp để tránh nguy cơ lây nhiễm. Ông kêu gọi các tín đồ cầu nguyện và thực hành nghi lễ tôn giáo tại nhà và yêu cầu không tổ chức lễ kỷ niệm, đám cưới và bữa tiệc đông người. Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines tạm dừng tất cả các chuyến bay quốc tế từ ngày 25/3. Tất cả các doanh nghiệp không thiết yếu đã bị đóng cửa và Chính phủ áp đặt chế độ hạn chế di chuyển.
Người dân Việt Nam sẵn sàng hy sinh vì mục tiêu lớn. Sự hy sinh của một số binh sĩ Việt Nam như cung cấp nơi ăn ở cho người dân khi họ đến trung tâm cách ly do quân đội điều hành đã trở thành chủ đề của nhiều cuộc thảo luận về sự hy sinh và sự hợp tác sâu sắc vì lợi ích quốc gia.
Người ta có thể thấy một niềm tự hào dân tộc trong nhân dân Việt Nam để ngăn chặn Covid-19. Những lãnh đạo chính trị của Việt Nam đã có những biện pháp phản ứng mạnh mẽ thực sự đáng khen ngợi. Cho đến nay, những nỗ lực đã thành công và không có một trường hợp tử vong nào vì Covid-19. Nhưng đất nước cần cảnh giác thêm trong thời gian tới.
Những nỗ lực phòng chống dịch của Việt Nam gặt hái thành công khi chưa ghi nhận ca tử vong do Covid-19. |
Với những nguồn lực hạn chế, Việt Nam vẫn đạt thành công trong viêc cách ly và theo dõi những người tiếp xúc với các ca lây nhiễm, được cộng đồng quốc tế khen ngợi. Với sự lãnh đạo kiên quyết, Việt Nam bắt đầu được coi là một mô hình trong việc ngăn chặn căn bệnh này.
Hàn Quốc bắt tay vào xét nghiệm hàng loạt vì họ có thể đủ khả năng đầu tư nguồn lực vào việc xử lý. Nhưng Việt Nam tập trung vào việc cách ly người nhiễm bệnh và theo dõi những người F1 và F2. Bên cạnh việc truy tìm ráo riết những người bị nhiễm bệnh, các biện pháp của Việt Nam còn bao gồm các biện pháp cách ly bắt buộc, và huy động sinh viên y khoa, bác sĩ và y tá đã nghỉ hưu để tham gia cuộc chiến.
Trưởng Đại diện WHO tại Hà Nội, TS. Kidong Park đã ca ngợi Việt Nam vì sự chủ động và nhất quán trong suốt quá trình ứng phó với đại dịch. "Các bạn nắm bắt thông tin rất nhanh, chia sẻ minh bạch, kịp thời, áp dụng công nghệ thông tin nhanh nhạy, hiệu quả", TS. Kidong Park chia sẻ.
Chia sẻ trách nhiệm xuyên biên giới
Là một quốc gia có trách nhiệm và luôn nêu cao chủ nghĩa hợp tác như một khẩu hiệu mới trong thế giới đương đại, Việt Nam là một đối tác sẵn sàng giúp đỡ và hợp tác các quốc gia khác chống lại mối đe dọa toàn cầu này. Trong khả năng của mình, Việt Nam đã chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, đồng thời cung cấp vật tư và thiết bị y tế cho các quốc gia khác mặc dù vẫn có những hạn chế riêng.
Vào ngày 8/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tái khẳng định cam kết của Việt Nam trong một thông điệp gửi tới hội nghị trực tuyến các Bộ trưởng Y tế khu vực Tây Thái Bình Dương với chủ đề “Đoàn kết chống dịch Covid-19”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị WHO tiếp tục đi đầu trong việc huy động và phối hợp các nỗ lực, đặc biệt là phát triển vaccine, thuốc điều trị, cung cấp vật tư và thiết bị y tế. Mặc dù còn nhiều khó khăn và có nguồn lực hạn chế, song Việt Nam sẵn sàng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và cung cấp một số thiết bị, vật tư y tế mà Việt Nam sản xuất được.
Ngay khi dịch Covid-19 mới bùng phát, là Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã chủ động, tích cực thúc đẩy đoàn kết, thống nhất và điều phối nỗ lực chung của ASEAN ứng phó với dịch bệnh. Sau khi tham vấn với các nhà lãnh đạo ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra Tuyên bố Chủ tịch ASEAN ngày 14/2, khẳng định quyết tâm và cam kết chính trị ở mức cao của ASEAN để kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh. Hội đồng Điều phối ASEAN, gồm các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã tổ chức 2 phiên họp ngày 20/2 và sáng 9/4 để trao đổi về các biện pháp phối hợp và hợp tác trong ASEAN cũng như với các Đối tác ứng phó dịch bệnh.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh chủ trì Hội nghị lần thứ 25 Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) theo hình thức trực tuyến sáng ngày 9/4. |
Vào ngày 8/5, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung đã trao 140.000 khẩu trang y tế từ Chính phủ Việt Nam cho các đối tác tại Nhật Bản. Điều này phù hợp với thỏa thuận giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo trong cuộc điện đàm 4/5. Cả Nhật Bản và Việt Nam là Đối tác chiến lược, chia sẻ thông tin và hợp tác chặt chẽ trong việc chống lại Covid-19 trong khuôn khổ song phương và đa phương, bao gồm ASEAN+3, và cùng có trách nhiệm trong khu vực.
Thứ trưởng Lê Hoài Trung cũng bày tỏ sự đánh giá cao về Chính phủ Nhật Bản trong việc hỗ trợ và giúp đỡ cộng đồng người Việt tại Nhật Bản trong thời điểm khủng hoảng này. Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam nhận xét Việt Nam là hình mẫu trong phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh.
Tương tự, Farmacia Orient, một doanh nghiệp của Việt Nam đã tặng 600 bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 sản xuất tại Đức cho Cơ quan Y tế Công cộng Quốc gia Moldova. Tính đến tháng 5/2020, tại quốc gia Đông Âu 3 triệu dân này, hơn 300.000 người đã bị nhiễm Covid-19. Các biện pháp phòng ngừa được áp dụng bởi chính phủ Moldova, đặc biệt là các giải pháp kiểm dịch, đã chứng minh hiệu quả và sự hỗ trợ thiết thực của công ty Việt Nam đã giúp củng cố niềm tin của người Moldova nhằm chiến thắng trong cuộc chiến chống lại Covid-19.
Tin liên quan |
Dịch Covid-19: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Thủ tướng Ấn Độ |
Là một trong những đối tác trong nhóm ASEAN, Việt Nam có vị trí đặc biệt trong tính toán chiến lược của Ấn Độ. Vì vậy, không có gì lạ khi vào thời điểm quan trọng này, Thủ tướng Narendra Modi đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Việt Nam, cũng như một số nhà lãnh đạo khác của các quốc gia đối tác, để thảo luận về tình hình đại dịch Covid-19 và các bước được thực hiện để giải quyết thách thức này.
Cả hai nhà lãnh đạo đều đồng ý về tiềm năng hợp tác song phương trong việc chống lại Covid-19, bao gồm cả việc tạo điều kiện cung cấp thiết bị y tế cần thiết, bên cạnh việc cam kết thực hiện những hỗ trợ cần thiết cho công dân của nước này đang sinh sống trên lãnh thổ nước kia.
Trong những sáng kiến của Chính phủ cần có sự tham gia của đông đảo người dân để cùng giải quyết vấn đề, sự hợp tác của người dân là không thể thiếu. Cách một quốc gia nhỏ đối phó với những thách thức lớn với nguồn lực hạn chế nhận được sự khen ngợi quốc tế. Công dân sớm hiểu được mức độ nghiêm trọng của vấn đề và hợp tác với chính phủ trong việc thực hiện các biện pháp, một ví dụ đáng được các nước khác ở châu Âu và Mỹ học tập. |
* Tác giả là Nghiên cứu viên thuộc Hạ viện Ấn Độ, thành viên Hội đồng Ấn Độ về các vấn đề thế giới và Trung tâm Nghiên cứu An ninh và Chính sách Ấn Độ.
| Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Báo Nhật Bản đánh giá thách thức và cơ hội của Việt Nam TGVN. Báo Sakai - một tờ báo lớn và có uy tín hàng đầu tại khu vực Kansai miền Trung Nhật Bản, vừa có bài ... |
Ý thức, trách nhiệm của Việt Nam trong đại dịch Covid-19 làm gia tăng danh tiếng trên trường quốc tế TGVN. Trang mạng Eastasiaforum.org ngày 28/5 đăng bài viết đánh giá Việt Nam là một trong những nước thành công nhất ở châu Á trong ... |
Việt Nam phục hồi kinh tế, thu hút làn sóng đầu tư nước ngoài hậu Covid-19 TGVN. Việt Nam đã và đang triển khai đồng bộ nhiều chính sách, biện pháp phục hồi kinh tế trong và sau khủng hoảng Covid-19. |