Nhỏ Bình thường Lớn

Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (3/9-9/9): Ai giàu nhất thế giới? Tổng thống Trump tiếp tục muốn kìm hãm quan hệ với Bắc Kinh

TGVN. Ai tiếp tục giàu nhất thế giới? Tổng thống Trump muốn kìm hãm quan hệ với Bắc Kinh, giá dầu lao dốc, triển vọng kinh tế Trung Quốc được đánh giá lạc quan hơn so với Mỹ... là các tin kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
TIN LIÊN QUAN
Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (27/8-2/9): Niềm hy vọng phục hồi hình chữ V, Kịch bản xấu nhất, Việt Nam hồi đáp về 'chủ động định giá thấp VND'
Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (20-26/8): Dấu ấn nhiệm kỳ của Tổng thống Trump bị gọi là 'xấu xí', Mỹ-Trung tung hỏa mù về thỏa thuận thương mại
kinh-te-the-gioi-noi-bat-tuan-qua-237-307-vang-tang-tro-lai-sau-quyet-dinh-cua-fed

Kinh tế toàn cầu

Ông chủ Amazon dẫn đầu danh sách “nhà giàu” năm thứ ba liên tiếp

Nhà sáng lập, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn Amazon Jeff Bezos tiếp tục dẫn đầu danh sách những người giàu nhất nước Mỹ của Tạp chí Forbes trong năm thứ ba liên tiếp.

Trong khi đó, xếp hạng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giảm từ vị trí 275 năm 2019 xuống vị trí 352 và giá trị tài sản ròng giảm từ 3,1 tỷ USD xuống 2,5 tỷ USD, do lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn Trump Organization là kinh doanh tòa nhà văn phòng, khách sạn và khu nghỉ dưỡng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Giám đốc điều hành của Zoom Video Communications - Eric Yuan, công ty trở nên phổ biến trong thời gian người dân buộc làm việc tại nhà do các biện pháp phong tỏa, là một trong 18 người mới có mặt trong danh sách này với tài sản ròng 11 tỷ USD.

Tổng tài sản của những người nằm trong danh sách 400 người giàu nhất thế giới của Forbes đã tăng lên mức kỷ lục 3.200 tỷ USD. Nhìn chung, các “tỷ phú” Mỹ vẫn làm ăn kinh doanh khá tốt bất chấp dịch bệnh đang tác động tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế. (Forbes)


Giá dầu tiếp tục lao dốc không phanh, tuột mốc 40 USD

Giá dầu thô thế giới tiếp tục lao dốc, dầu WTI của Mỹ mất gần 8%, dầu Brent chuẩn toàn cầu giảm hơn 5%, tuột khỏi mốc 40 USD/thùng.

Ngày 9/9, giá trong cả hai hợp đồng dầu thô tháng 10 và 11 tiếp tục "cài số lùi". Kết thúc phiên hôm trước, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI hợp đồng giao tháng 10 mất hơn 3 USD, tương đương 7,6%, xuống 36,76 USD/thùng. Dầu Brent trên sàn London hợp đồng giao tháng 11 mất 2,23 USD, tương đương 5,3%, xuống 39,78 USD/thùng. Cả hai hợp đồng dầu thô đều đóng cửa ở mức thấp nhất kể từ tháng 6/2020.

Theo MarketWatch, công bố kế hoạch giảm giá bán dầu trong tháng 10 cho khách hàng châu Á của Saudi Arabia là một trong những nguyên nhân khiến giá dầu lao dốc mạnh. Một số nguồn tin đưa dự báo, giá dầu ở châu Á sẽ giảm từ 1 – 2 USD/thùng. Việc một ông lớn dầu mỏ đơn phương tuyên bố hạ giá bán dầu cho thấy dấu hiệu suy yếu nghiêm trọng của thị trường và nhu cầu phục hồi khá mong manh. (Reuters)


Mỹ-Trung Quốc

Trong cuộc họp báo ngày 7/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục nhấn mạnh đến Trung Quốc, cho biết ông muốn kìm hãm quan hệ kinh tế với Bắc Kinh. Đồng thời, ông khẳng định sẽ sản xuất các hàng hoá cần thiết tại Mỹ, giúp nước này thoát khỏi sự phụ thuộc vào hàng hoá Trung Quốc, thông qua các chính sách ưu đãi thuế với hàng "Made in America" và mang việc làm quay về Mỹ.

Chúng tôi sẽ áp thuế nhập khẩu với các công ty rời bỏ Mỹ để tạo ra việc làm ở Trung Quốc và các nước khác", ông nói.

Trong khi đó, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, khoảng 318.000 tấn đậu tương Mỹ đã được xuất sang Trung Quốc và Trung Quốc cũng đã đặt mua gần 1,2 triệu tấn ngô Mỹ trong tuần này. Ước tính trong niên vụ 2020/21, Trung Quốc có thể đặt mua 26-28 triệu tấn đậu tương của Mỹ. (TTXVN)


Đối thoại kinh tế Mỹ - Đài Loan dự kiến tiến hành trong tháng 9. Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn bày tỏ hi vọng hoạt động Hợp tác và đối thoại Mỹ - Đài Loan sẽ mang đến cho kinh tế Đài Loan thêm một nấc phát triển mới. Bộ Kinh tế Đài Loan cho biết, phía Đài Loan mong muốn 2 tháng tới sẽ tổ chức đối thoại, nhanh nhất là trong tháng 9/2020. Các nội dung đàm phán chủ yếu về Xây dựng chuỗi cung ứng mới, công nghiệp bán dẫn, công nghệ 5G, cơ sở hạ tầng và năng lượng. (VPKTVHVN tại Đài Bắc)


Theo báo cáo khảo sát quý III/2020 của Hội đồng các Giám đốc Tài chính toàn cầu CNBC, triển vọng kinh tế Trung Quốc được đánh giá lạc quan hơn so với Mỹ. Cụ thể, GDP của Trung Quốc được dự báo ở mức “ổn định,”, trong khi Mỹ tiếp tục ở mức “suy giảm nhẹ” quý thứ hai liên tiếp. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử thực hiện khảo sát, Hội đồng này có đánh giá lạc quan hơn về Trung Quốc so với Mỹ (CGTN)


Mỹ

Thị trường lao động Mỹ có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ từ đại dịch Covid-19 với tỷ lệ thất nghiệp tháng 8/2020 giảm xuống mức 8,4%, mức thấp nhất kể từ tháng 4, kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện tại Mỹ. Tỷ lệ thất nghiệp tháng 7/2020 là 10,2%, như vậy thị trường lao động Mỹ đã tạo ra hơn 1,4 triệu việc làm trong tháng 8. (WSJ)


Trung Quốc

Số liệu thống kê cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc tháng 8 tăng 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đây là tháng tăng thứ 3 liên tiếp do nhiều đối tác thương mại của Trung Quốc đã nới lỏng lệnh phong tỏa.

Xuất khẩu tăng chủ yếu nhờ nhu cầu vật tư y tế và thiết bị điện tử trên thế giới tăng vọt. Điều này cho thấy Trung Quốc chưa chịu tác động nặng nề khi kinh tế toàn cầu đi xuống như một số nhà phân tích lo sợ. Dù vậy, nhập khẩu tiếp tục giảm mạnh hơn tháng trước, cho thấy nhu cầu trong nước yếu. Triển vọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng chưa thể sáng sủa, do nhu cầu bên ngoài vẫn có thể chịu sức ép khi các chính sách phong tỏa được tái áp dụng để ngăn đại dịch Covid-19. Trung Quốc đang tìm cách giảm phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, do căng thẳng với Mỹ gia tăng. Đại dịch cũng có thể kìm hãm tốc độ phát triển của nền kinh tế này trong dài hạn (Reuters)


Châu Âu

Ngày 3/9, Ủy ban châu Âu (EC) đã trình bày kế hoạch thành lập một liên minh trong ngành công nghiệp châu Âu để giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu 30 nguyên liệu thô quan trọng.

Kế hoạch này bao gồm 10 giải pháp nhằm thúc đẩy việc khôi phục và tái sử dụng các nguồn tài nguyên cần thiết để phục hồi nền kinh tế châu Âu. 30 nguyên liệu thô trong kế hoạch của EC là những nguyên liệu quan trọng và cần thiết trong hầu hết 14 lĩnh vực (chiếm 70% giá trị gia tăng của EU) được EC xác định là quan trọng trong kế hoạch phục hồi kinh tế. (ANSA)


Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sẽ nhóm họp trong tuần này để trao đổi về chính sách tiền tệ trong bối cảnh đồng Euro đang liên tục tăng giá so với đồng USD, đạt mức quy đổi cao nhất trong vòng 2 năm qua. Dự kiến, ECB sẽ theo dõi chặt chẽ và có những biện pháp để đối trọng với chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). (Bloomberg)

Đồng Euro mạnh khiến ECB lo ngại, phải đưa ra cảnh báo việc tiếp tục lên giá sẽ tác động tới xuất khẩu, phải hạ giá hàng hóa và gia tăng áp lực lên các gói kích thích chính sách tiền tệ hơn nữa. Một thành viên của ECB nhận định, sự lên giá của Euro có nguy cơ làm giảm sự phục hồi kinh tế của khu vực Eurozone, đặc biệt trong xuất khẩu. (Financial Times)


Chính phủ Pháp vừa công bố gói hỗ trợ trị giá 100 tỷ Euro (118 tỷ USD) để ứng phó với dịch Covid-19, dự kiến được triển khai dưới hai hình thức gồm chi mới và ưu đãi thuế, cao gấp bốn lần khoản cứu trợ mà chính phủ nước này từng đưa ra để ứng phó với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Số tiền này cũng chiếm khoảng 1/3 tổng ngân sách trung bình thường niên của Pháp và tương đương khoảng 4% GDP của nước này. Thủ tướng Pháp cho biết, dự kiến kế hoạch phục hồi sẽ giúp tạo ra 160.000 việc làm trong năm 2021. Kế hoạch phục hồi của Chính phủ Pháp tách biệt với kế hoạch phục hồi trị giá 750 tỷ Euro của Liên minh châu Âu (EU) mới được thông qua hồi tháng Bảy vừa qua sau thời gian dài bế tắc. (Le Monde)


Nhật Bản và Hàn Quốc

Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 8/9, kinh tế quý II/2020 sau điều chỉnh giảm 7,9% so với quý trước liền kề, giảm 28,1% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn lần lượt 0,1% và 0,3% so với số liệu tạm tính trước đó (-7,8% và -27,8%).

Nguyên nhân chủ yếu do điều chỉnh về đầu tư doanh nghiệp, phản ánh lo ngại của doanh nghiệp về thời điểm kinh tế phục hồi sau đại dịch. GDP Nhật Bản ghi nhận sụt giảm trong quý thứ ba liên tiếp, mức giảm của quý II/2020 là mức giảm thấp nhất của nước này kể từ năm 1955 (Nikkei Asia Review).

Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản dành 23,5 tỷ Yên (221 triệu USD) ngân sách bổ sung năm tài chính 2020 cho các doanh nghiệp chuyển hoạt động sản xuất sang các quốc gia Đông Nam Á. Ngày 3/9, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) mở đợt nộp hồ sơ thứ hai và bổ sung "các dự án góp phần phục hồi chuỗi cung ứng Nhật Bản-ASEAN" vào danh sách các hoạt động dịch chuyển sản xuất đủ điều kiện được hỗ trợ, hướng đến việc dịch chuyển sản xuất sang các nước như Ấn Độ và Bangladesh (Reuters).

Theo báo cáo của Liên đoàn các ngành công nghiệp Hàn Quốc, sự phụ thuộc xuất khẩu vào Trung Quốc có chiều hướng gia tăng kể từ khi xuất hiện dịch bệnh. Theo đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 24,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc trong 7 tháng đầu năm nay, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước, trong khi xuất khẩu sang châu Âu, Nam Trung Mỹ và Ấn Độ giảm lần lượt là 11,5%, 34,3% và 34,5%;

Ngày 6/9, Chính phủ Hàn Quốc đã nhất trí xây dựng một gói ngân sách bổ sung trị giá hơn 7.000 tỷ Won (5,9 tỷ USD) nhằm tài trợ cho các các đối tượng bị tác động đặc biệt nặng nề bởi đại dịch Covid-19 như đối tượng thất nghiệp, giới trẻ, người làm việc tự do, người thu nhập thấp. Đây là lần đầu tiên trong 59 năm, Chính phủ Hàn Quốc phân bổ bốn gói ngân sách bổ sung trong cùng một tài khóa. (Yonhap News)


ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

Fitch Ratings hôm thứ ba đã hạ dự báo tăng trưởng của Ấn Độ trong năm tài khóa 2021 từ -5% xuống -10.5%, dưới tác động của dịch bệnh và lệnh phong tỏa.

Trong quý I của năm tài chính 2020, GDP nước này đã giảm kỷ lục 23,9%. Theo Fitch, Ấn Độ là một trong những nước sụt giảm GDP mạnh nhất trong quý II, nhưng cũng cho rằng, tăng trưởng sẽ phục hồi trong quý III khi nước này mở cửa lại nền kinh tế. Trong báo cáo tháng 9, Fitch nhận định Ấn Độ, Anh và Tây Ban Nha là các nước suy thoái lớn nhất, thể hiện ở việc sụt giảm nghiêm trọng khách hàng đến các địa điểm bán lẻ và vui chơi giải trí. Trước mắt, quá trình phục hồi vẫn đối mặt với nhiều thách thức cả trong ngắn và trung hạn, do thu nhập của hộ gia đình lẫn doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, lạm phát gia tăng, trong khi cầu nội địa sụt giảm. (India Times)

Hai nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh là Brazil và Mexico đang chứng kiến những tín hiệu trái ngược dưới sự lãnh đạo của chính khách thiên hữu và thiên tả trong những nỗ lực ứng phó với Covid-19. Chính quyền cánh hữu của Tổng thống Bolsonaro đã chi hàng tỉ USD trợ cấp thất nghiệm, trong khi Tổng thống cánh trả Obrador của Mexico lại theo đuổi chính sách thắt lưng buộc bụng. Mức chi tiêu của Brazil không chỉ cao gấp ba mức trung bình của các nền kinh tế mới nổi mà còn vượt cả các nước giàu, chiếm 6,5% GDP, trong khi con số này của Mexico chỉ là 0.7%. Hệ quả là trong khi kinh tế Brazil chỉ suy giảm 9,7% trong quý II thì kinh tế Mexico lao dốc tới 17,1%. Ngân hàng Trung ương Mexico dự báo năm nay GDP nước này có thể suy giảm tới 13%, mức giảm sâu nhất kể từ Đại Suy thoái. Kịch bản khả quan nhất là -8%, trước khi hồi phục ở mức dự báo 5,6% vào năm sau. (Reuter)

Nợ công của Indonesia đã tăng đáng kể do chính phủ phải đẩy mạnh chi tiêu nhằm giải cứu nền kinh tế nhưng lại thất thu ngân sách do đại dịch. Tỉ lệ nợ trên GDP của nước này đã tăng vọt lên 34,53% vào tháng 8 so với 29,8% cùng kỳ năm ngoái và có thể lên đến 37,6% vào cuối năm nay. Đây là hệ quả của lãi suất thấp và tỉ giá hối đoái của đồng Rupiah yếu, cùng với việc phát hành trái phiếu chính phủ để đáp ứng nhu cầu tài chính trong kiểm soát dịch bệnh, trong khi thâm hụt ngân sách gia tăng. Thứ trưởng Tài chính Indonesia cho biết, con số này có thể lên tới 36-41% trong năm sau và Chính phủ dự kiến thu về 900 tỉ Rupiah (61 tỉ USD) từ phát hành trái phiếu trong nửa cuối năm nay và dành gần 700 tỷ để kích cầu và củng cố mạng lưới y tế. (Jakarta Post)

Giá vàng hôm nay 9/9: Giảm sâu để rồi tăng mạnh? Chuyên gia dự báo thời điểm nhảy vào thị trường

Giá vàng hôm nay 9/9: Giảm sâu để rồi tăng mạnh? Chuyên gia dự báo thời điểm nhảy vào thị trường

TGVN. Đà giảm vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, nhưng ở chiều tích cực, các chuyên gia cho rằng theo chu kỳ, từ tháng ...

Kinh tế Mỹ - kỳ vọng của thế giới, hy vọng của ông Trump

Kinh tế Mỹ - kỳ vọng của thế giới, hy vọng của ông Trump

TGVN. Cú sốc mang tên Covid-19 đến vào những ngày đầu năm 2020 đã không chỉ làm "đảo ngược" cục diện trên chính trường Mỹ.

Xu hướng mới của kinh tế thế giới tái định hình cách thức kinh doanh hiện đại

Xu hướng mới của kinh tế thế giới tái định hình cách thức kinh doanh hiện đại

TGVN. Do ảnh hưởng của đại dịch COovid-19, những xu hướng mới này sẽ định hình lại cách thức kinh doanh và đóng vai trò ...

Tin cũ hơn

Tâm điểm nóng bỏng trong chiến lược kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ Tâm điểm nóng bỏng trong chiến lược kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ
Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng' Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng'
Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc
Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu
Một nước Đông Nam Á lo không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vì ông Trump Một nước Đông Nam Á lo không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vì ông Trump
Kinh tế thế giới nổi bật: Khí đốt Nga qua Ukraine vào châu Âu ổn định, Mỹ đối mặt cú sốc tiêu cực, Trung Quốc-EU đàm phán lợi ích cốt lõi Kinh tế thế giới nổi bật: Khí đốt Nga qua Ukraine vào châu Âu ổn định, Mỹ đối mặt cú sốc tiêu cực, Trung Quốc-EU đàm phán lợi ích cốt lõi
Nga tung đòn lên uranium - điểm yếu của Mỹ, Washington vẫn phải 'cậy nhờ' nhiên liệu chiến lược từ Moscow Nga tung đòn lên uranium - điểm yếu của Mỹ, Washington vẫn phải 'cậy nhờ' nhiên liệu chiến lược từ Moscow
Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui
Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ
Thông tin liên quan đến ông Trump kéo Bitcoin tăng 'chóng mặt', có nên cuốn theo cơn sốt tiền điện tử? Thông tin liên quan đến ông Trump kéo Bitcoin tăng 'chóng mặt', có nên cuốn theo cơn sốt tiền điện tử?
Khí đốt Nga sắp được chuyển thẳng đến các hộ gia đình Trung Quốc Khí đốt Nga sắp được chuyển thẳng đến các hộ gia đình Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường