Việt Nam và Hội đồng Bảo an: Hành trình định vị trách nhiệm và uy tín từ khi có tên trên bản đồ

Hà Minh Hồng*
Từ những nỗ lực và đóng góp của Việt Nam tại Liên hợp quốc và Hội đồng Bảo an, cộng đồng các quốc gia trên thế giới càng có cơ sở và niềm tin để kỳ vọng vào Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam và Hội đồng Bảo an: Hành trình định vị trách nhiệm và uy tín từ khi có tên trên bản đồ
Đoàn đại biểu Việt Nam, do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh dẫn đầu, dự Kỳ họp thứ 32 Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York (Mỹ) ngày 20/9/1977. Kỳ họp đã thông qua Nghị quyết công nhận Việt Nam là thành viên của Liên hợp quốc. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Ngay khi thế giới vừa trải qua cuộc đại chiến khủng khiếp lần thứ 2 , một quốc gia dân chủ cộng hoà non trẻ ở Đông Nam Á ra đời. Trong Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945, sau khi nhắc lại những “lời bất hủ” trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ (cách đó 169 năm) và “những lẽ phải không ai chối cãi được” của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp (cách đó 154 năm), Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố một nguyên tắc mới trong thực tế: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ (…) gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít (…), dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”.

Việt Nam từ ấy có tên trên bản đồ và bước vào thời hiện đại với nhiều vận hội mới. Đó cũng là lúc các quốc gia trên thế giới có tổ chức Liên hợp quốc (LHQ) để bàn chuyện hòa bình ngăn ngừa chiến tranh.

Việt Nam - quốc gia yêu chuộng hòa bình, phải trải qua 3 thời kỳ chống lại nhiều cuộc chiến tranh và nỗ lực định vị trách nhiệm, uy tín của mình với cộng đồng quốc tế.

Đầu tiên là hơn 30 năm đầu nền dân chủ cộng hòa.

Ngay khi bản Hiến chương LHQ vừa được thông qua (ngày 25/6/1945) và sớm có hiệu lực (ngày 24/10/1945), nền dân chủ cộng hòa ở Việt Nam vừa được khai sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm gửi nhiều điện, thư cho những người đứng đầu các nước đồng minh để nói rõ: “Nhân dân Việt Nam mong muốn hợp tác với LHQ vì sự nghiệp tạo ra nền hòa bình lâu dài trên toàn thế giới” và “Nhân dân Việt Nam sẵn sàng hợp tác với LHQ trong việc xây dựng nền hòa bình thế giới bền vững”.

Vào lúc Đại hội đồng LHQ tổ chức khóa họp đầu tiên với sự tham dự của đại diện 51 quốc gia (ngày 10/1/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân danh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nộp đơn xin gia nhập LHQ (ngày 14/1/1946); đồng thời gửi điện đến các Đại diện Liên Xô, Ngoại trưởng Mỹ, Đại diện Trung Quốc tại Hội đồng LHQ, cùng điện gửi ông Chủ tịch Hội đồng LHQ đang trong kỳ khai cuộc để khẳng định nguyện vọng “Quốc dân chúng tôi đã giành được quyền độc lập và giữ vững nền độc lập, thiết tha yêu cầu các ngài công nhận nền độc lập ấy và nhận chúng tôi vào Hội đồng LHQ”.

Cuối năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Lời kêu gọi LHQ còn chủ động nêu ra trách nhiệm với sự đảm bảo uy tín khi “mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực” với các nước dân chủ. Cụ thể là: a) Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình. b) Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế. c) Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của LHQ.

Suốt 30 năm chiến tranh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc (1945-1975), Việt Nam còn nhiều lần (1948, 1951, 1975) với nhiều cách thức và thể chế khác nhau để xin gia nhập LHQ.

Cuối cùng, sự kiên trì, kiên định đã có kết quả; trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ với nhiều mất mát, hy sinh, ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức là quốc gia thành viên thứ 149 của LHQ.

Tiếp đó là thời kỳ 30 năm đầu Việt Nam là thành viên thứ 149 của LHQ (1977-2007).

Tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh này ngày một nhận rõ trách nhiệm của Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Trách nhiệm và uy tín của Việt Nam dần được định vị theo thời gian, với nhiều công việc: Tham gia Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO) nhiệm kỳ 1978-1983; là một trong những nước đầu tiên ký Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện năm 1996; thành viên của Hội nghị Giải trừ quân bị năm 1996; thành viên chính thức của Công ước Cấm vũ khí hóa học năm 1998; được cử là Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hiệp quốc (1997); được bầu vào Hội đồng Kinh tế - Xã hội (ECOSOC), nhiệm kỳ 1998-2000; thành viên Hội đồng Thống đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) nhiệm kỳ 1997-1999 và 2003; được bầu vào Hội đồng Chấp hành của Chương trình Phát triển LHQ (UNDP-UNFPA) nhiệm kỳ 2000-2002, Phó Chủ tịch Hội đồng năm 2000 và 2001; Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2001-2005, Chủ tịch Ðại Hội đồng Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của LHQ (FAO) nhiệm kỳ 2006-2007…

Thời kỳ thứ 3 là hai lần được tín nhiệm bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ.

Lần đầu tiên là cuộc bỏ phiếu ngày 16/10/2007 với 183/190 phiếu ủng hộ, Đại hội đồng LHQ bầu Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008-2009. Lần thứ hai là cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ngày 7/6/2019 với 192/193 phiếu ủng hộ Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020 – 2021.

Giành được sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế lần sau cao hơn lần trước, Việt Nam luôn xác định và phấn đấu thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong cơ quan có tầm quan trọng hàng đầu trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, lần nào cũng diễn ra trong bối cảnh có nhiều vấn đề phức tạp với những thách thức an ninh toàn cầu, những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, những thách thức “chưa từng có tiền lệ”, phức tạp, khó lường, những cạnh tranh chiến lược nước lớn ngày càng gay gắt, những thách thức an ninh phi truyền thống (như biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia…). Nhiệm kỳ nào cũng phải xử lý khối lượng lớn những vấn đề toàn cầu; riêng nhiệm kỳ 2020-2021 còn phải đối phó với những khó khăn, thách thức to lớn của đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn thế giới.

Song song với đó, Việt Nam trúng cử Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2015-2019 và Hội đồng Kinh tế - Xã hội ECOSOC nhiệm kỳ 2016 – 2018; tham gia Hội đồng Ủy ban Phát triển xã hội và Ủy ban Nhân quyền của LHQ nhiệm kỳ 2014-2016 và Ủy ban Luật pháp quốc tế nhiệm kỳ 2017-2021; vẫn chủ động tích cực đấu tranh bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ về bình đẳng, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực…

Việt Nam và Hội đồng Bảo an: Hành trình định vị trách nhiệm và uy tín từ khi có tên trên bản đồ
Từ tháng 6/2014, Việt Nam bắt đầu tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ.

Là thành viên có trách nhiệm của LHQ trong hoạt động duy trì hòa bình và an ninh, chống chạy đua vũ trang, giải trừ quân bị, Việt Nam cũng tích cực hoạt động ngăn ngừa và giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình, tăng cường quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.

Từ tháng 6/2014, Việt Nam bắt đầu tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ, cử hàng trăm lượt cán bộ, nhân viên quân đội đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại các phái bộ Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi.

Việt Nam là một trong tám quốc gia thí điểm triển khai Sáng kiến Thống nhất hành động trên thế giới với Ngôi nhà Xanh chung LHQ đầu tiên được xây dựng tại Hà Nội năm 2015; đề xuất và được Đại hội đồng LHQ thông qua việc lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế Phòng chống dịch bệnh...

Việt Nam còn là một trong những quốc gia điển hình về thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của LHQ, cũng là một trong những quốc gia nghiêm túc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu…

Ngoài ra, trong nỗ lực cải tổ các cơ quan LHQ, Việt Nam cũng đóng góp quan trọng và tích cực để tổ chức này ngày càng mở rộng, minh bạch, dân chủ và hiệu quả.

Việt Nam và Hội đồng Bảo an: Hành trình định vị trách nhiệm và uy tín từ khi có tên trên bản đồ
Đại sứ các nước Estonia, Niger, Saint Vincents & the Grenadines, Tunisia và Việt Nam tại lễ hạ quốc kỳ đánh dấu kết thúc nhiệm kỳ của 5 nước ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc giai đoạn 2020-2021, diễn ra tại trụ sở LHQ ở New York. (Nguồn: VOV)

Không có phép màu nào để quốc gia từ nghèo khó, chậm phát triển, vươn lên thành đối tác mạnh mẽ và tin cậy, nếu Việt Nam không phải là đất nước yêu chuộng hoà bình, hàng chục năm liền kiên cường đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chẳng phải ngẫu nhiên LHQ đánh giá cao việc Việt Nam chủ động tích cực tham gia giải quyết những vấn đề toàn cầu về hòa bình, an ninh và phát triển, nếu Việt Nam không kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.

Từ khi có tên trên bản đồ, Việt Nam thực sự bước vào hành trình cùng thế giới văn minh; đó cũng là quá trình trọng trách quốc gia được định vị ngày càng chắc chắn, gắn liền với uy tín, vị thế quốc gia dần được nâng cao trên trường quốc tế. Vì thế, cộng đồng các quốc gia trên thế giới càng có cơ sở và niềm tin để kỳ vọng vào những đóng góp trách nhiệm của Việt Nam đối với hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế trong những nhiệm kỳ tới.


* PGS. TS. Hà Minh Hồng thuộc Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh.

Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam: Những thành quả của năm 2021 và định hướng công tác năm 2022

Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam: Những thành quả của năm 2021 và định hướng công tác năm 2022

Ngày 12/1, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và phương hướng năm 2022. ...

Việt Nam tự tin, sẵn sàng gánh vác nhiều trọng trách quốc tế vì hòa bình và phát triển bền vững

Việt Nam tự tin, sẵn sàng gánh vác nhiều trọng trách quốc tế vì hòa bình và phát triển bền vững

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có Thông điệp nhân dịp Việt Nam hoàn thành thắng lợi nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực ...

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam - thành viên Liên hợp quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động