Việt Nam và Liên hợp quốc ký kế hoạch chiến lược chung 2017-2021

Sáng 5/7, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam Kamal Malhotra đã ký Kế hoạch Chiến lược chung mới (OSP) cho giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2021 giữa Chính phủ Việt Nam và 18 cơ quan Liên hợp quốc gồm FAO, ILO, IOM, ITC, IAEA, UNAIDS, UNCTAD, UNDP, UNEP, UNESCO, UNFPA, UN-Habitat, UNICEF, UNIDO, UNODC, UNV, UN Women và WHO. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20170705115233 Việt Nam trân trọng đóng góp của Chương trình phát triển Liên hợp quốc
tin nhap 20170705115233 Việt Nam sẵn sàng chung tay với quốc tế bảo vệ môi trường biển

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Kế hoạch Chiến lược chung được ký kết và thực hiện vào thời điểm Việt Nam bắt đầu triển khai Kế hoạch Hành động Quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Việt Nam sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội; đồng thời triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp tái cấu trúc nền kinh tế một cách đồng bộ, toàn diện.

tin nhap 20170705115233
Ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Chính phủ cũng đã và đang nỗ lực hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm huy động các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế để phát triển đất nước.

Cùng với các đối tác phát triển, Liên hợp quốc có vai trò quan trọng hỗ trợ Việt Nam trong tiến trình phát triển, hội nhập và tham gia mạnh mẽ vào sự phát triển chung của quốc tế thông qua việc cung cấp tư vấn, hỗ trợ chính sách cho Chính phủ Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam với các nước đang phát triển, giới thiệu những kinh nghiệm chuyên môn đảm bảo hướng tới một nền kinh tế tăng trưởng xanh, bền vững, cân bằng giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội.

Phát biểu tại lễ ký, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, ông Kamal Malhotra khẳng định: "Thông qua Kế hoạch Chiến lược chung giai đoạn 2017-2021 mới, Liên hợp quốc sẽ tiếp tục phát huy lợi thế so sánh của mình trong việc hỗ trợ Việt Nam các giải pháp tổng thể nhằm giải quyết những thách thức phát triển đa chiều và phức tạp, thông qua việc thu thập và chia sẻ các kiến thức ở cấp khu vực và toàn cầu; hỗ trợ trên quan điểm chuẩn về quyền con người, chú trọng đến công bằng và cải cách lấy người dân làm trung tâm; và tăng cường hợp tác Nam - Nam".

Kế hoạch Chiến lược chung 2017-2021 được xây dựng dựa trên ba nguyên tắc là toàn diện, bnh đẳng và bền vững, phù hợp với Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội 2011-2020, Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội 2016-2020 của Việt Nam, các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) tới năm 2030, cũng như các cam kết quốc tế của Việt Nam về quyền con người.

Với nhu cầu ngân sách ước tính 423 triệu USD, Kế hoạch Chiến lược chung giai đoạn 2017-2021 ưu tiên bốn lĩnh vực trọng tâm, được định hình dựa trên các chủ đề trung tâm của các Mục tiêu Phát triển Bền vững (con người, hành tinh, sự thịnh vượng và hòa bình), với chín nhóm kết quả tương ứng.

Kế hoạch Chiến lược chung giai đoạn 2017-2021 tiếp tục phát triển nền tảng cho việc mở rộng quan hệ đối tác giữa Liên hợp quốc, Chính phủ, các đối tác tư nhân, các đối tác phát triển, các tổ chức và các nhóm phi chính phủ được thành lập hợp pháp.

Sáng kiến cải tổ “Thống nhất Hành động” được Liên hợp quốc khởi xướng vào năm 2006 khi Chính phủ của tám quốc gia - Albania, Cape Verde, Mozambique, Pakistan, Rwanda, Tanzania, Uruguay và Việt Nam tự nguyện thực hiện thí điểm sáng kiến này. Tám quốc gia đã đồng ý tận dụng những thế mạnh và lợi thế so sánh của các thành viên khác nhau trong gia đình Liên hợp quốc và tìm cách tăng cường tác động của hệ thống Liên hợp quốc.

Tại Việt Nam, Sáng kiến “Thống nhất Hành động” thực hiện trên sáu trụ cột chính của cải cách ở Việt Nam bao gồm một kế hoạch chung, một ngân sách chung, một lãnh đạo chung, một bộ các quy định quản lý chung, một tiếng nói chung và một ngôi nhà xanh chung của Liên hợp quốc.

tin nhap 20170705115233
Việt Nam trân trọng đóng góp của Chương trình phát triển Liên hợp quốc

Ngày 27/6, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc đã tiếp bà Louise Chamberlain, Giám đốc Quốc gia Chương trình phát ...

tin nhap 20170705115233
Việt Nam sẵn sàng chung tay với quốc tế bảo vệ môi trường biển

Ngày 13/2, phiên điều trần thường niên giữa Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) và Liên hợp quốc đã diễn ra tại trụ sở ...

tin nhap 20170705115233
Việt Nam - Liên Hợp quốc: Chung tay tiến lên con đường phía trước

Theo Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ), Việt Nam coi việc tăng ...

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024 đã tạo sự kết nối tình cảm giữa thầy với trò, giữa nhà trường với ...
NSƯT Linh Nga tạo dáng với áo dài lụa thêu tay, tôn vinh nghề ươm tơ dệt vải

NSƯT Linh Nga tạo dáng với áo dài lụa thêu tay, tôn vinh nghề ươm tơ dệt vải

Diễn viên múa Linh Nga thể hiện độ uyển chuyển với những mẫu áo dài thêu tay của nhà thiết kế Vũ Việt Hà.
Kết quả xổ số hôm nay, 22/11: XSMN 22/11/24 - Xổ số Vĩnh Long, xổ số Bình Dương và xổ số Trà Vinh

Kết quả xổ số hôm nay, 22/11: XSMN 22/11/24 - Xổ số Vĩnh Long, xổ số Bình Dương và xổ số Trà Vinh

XSMN 22/11 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 22/11/2024. Kết quả xổ số hôm nay 22/11, được các công ty Xổ số Vĩnh Long, Bình Dương và ...
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Thiên nhiên của đảo Đài Loan (Trung Quốc) quanh năm như một bức tranh sống động, mùa nào cũng thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.
Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso ngày 21/11 đã phong tỏa 'tài sản và nguồn lực' của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động