Gặp gỡ Tổng thống Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Brazil ủng hộ, thúc đẩy sớm khởi động đàm phán FTA giữa Việt Nam và khối Mercosur. (Nguồn: VGP) |
Mercosur là khối kinh tế lớn thứ 5 thế giới, gồm 4 quốc gia: Brazil, Argentina, Uruguay, Paraguay, là khối kinh tế lớn thứ 5 thế giới, do đó, đây là khu vực thị trường rất tiềm năng đối với các mặt hàng tiêu dùng vốn là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam.
Dù đã có 15 FTA với trên 60 nền kinh tế lớn đang được thực thi hiệu quả, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng ưu đãi thuế quan, được tạo thuận lợi về thương mại, nhưng Việt Nam đã tính chuyện đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) với khối Thị trường chung Nam Mỹ để đưa FTA này thành động lực khai thác thị trường Mỹ La-tinh.
Năm 2022, thương mại 2 chiều của Việt Nam với 4 thị trường Nam Mỹ đạt hơn 12 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 3,3 tỷ USD, tăng 3,4%; nhập khẩu đạt 8,7 tỷ USD, tăng 11,6%.
Còn tính cả khu vực châu Mỹ, thương mại 2 chiều đạt con số ấn tượng 153,9 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam vượt 128 tỷ USD, tăng 12,2%; nhập khẩu đạt 25,7 tỷ USD, tăng 3%, đưa thặng dư thương mại với châu Mỹ đạt hơn 102,5 tỷ USD...
Đánh giá của Bộ Công thương, các nước Mercosur có thế mạnh sản xuất, xuất khẩu nông sản, thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu công nghiệp, khoáng sản, trong khi mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Mercosur là thiết bị điện tử, viễn thông, dệt may, giày dép…
Cơ cấu hàng hóa mang tính bổ sung cho nhau và không cạnh tranh trực tiếp cũng là một thế mạnh của Việt Nam trong việc tiếp cận gần hơn với thị trường này.
Hiện nay, các nước Mercosur chưa có bất cứ thỏa thuận ưu đãi thương mại nào với các quốc gia có cơ cấu hàng hóa xuất khẩu cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam, do vậy, việc tiếp cận thị trường này sẽ tạo ra cú hích lớn cho hàng hóa nước ta.
Ngược lại, Mercosur là một trong khu vực sản xuất hàng đầu về lương thực, nguyên liệu và năng lượng, là địa chỉ nhập khẩu cho các ngành sản xuất Việt Nam. Dòng chảy thương mại giữa Mercosur và Việt Nam chiếm gần 1/4 tổng dòng chảy thương mại giữa Mercosur và ASEAN.
Thúc đẩy sớm khởi động đàm phán FTA giữa Việt Nam và Khối Thị trường chung Nam Mỹ đã được người đứng đầu Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong cuộc gặp Tổng thống Brazil Lula Da Silva tại Hiroshima, Nhật Bản chiều 21/5. Thủ tướng đề nghị Brazil ủng hộ, thúc đẩy sớm khởi động đàm phán FTA giữa Việt Nam và khối Mercosur.
"Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối để tăng cường quan hệ giữa ASEAN và Brazil với vai trò đối tác theo lĩnh vực, giữa ASEAN và Khối Mercosur", Thủ tướng nhấn mạnh.
Brazil trong nhiều năm qua là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Mỹ La-tinh với kim ngạch thương mại năm 2022 đạt mức kỷ lục 6,78 tỷ USD.
Hiện, Việt Nam hiện đã hoàn tất việc rà soát nội bộ liên quan đến việc đàm phán FTA với khối Mercosur, mong muốn hai bên sớm khởi động đàm phán để đi đến ký Hiệp định này, tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và các nước thành viên trong Khối.
| Đề nghị Na Uy đẩy nhanh quá trình đàm phán FTA giữa Việt Nam và khối EFTA Tiếp Quốc vụ khanh Ngoại giao Na Uy Erling Rimestad, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị Na Uy nỗ lực đẩy nhanh ... |
| Xuất khẩu ngày 20-24/3: Đẩy mạnh đàm phán FTA, thúc đẩy đưa hàng Việt vào thị trường Mỹ Latinh; giá gạo xuất khẩu tăng vọt Đẩy mạnh đàm phán FTA, thúc đẩy đưa hàng Việt vào thị trường Mỹ Latinh; gạo xuất khẩu Việt Nam tăng vọt về giá trị, ... |
| Kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Israel Nhận lời mời của Bộ trưởng Kinh tế và Công nghiệp Israel Nir Barkat, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã dẫn đầu đoàn ... |
| Chủ tịch Quốc hội: Chậm khởi động đàm phán FTA Việt Nam-MERCOSUR sẽ lỡ cơ hội Hội đàm với Lãnh đạo Nghị viện Khối thị trường chung Nam Mỹ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặc biệt nhấn mạnh tầm ... |
| Thông cáo báo chí chung giữa Nghị viện MERCOSUR và Quốc hội Việt Nam Báo Thế giới & Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Thông cáo báo chí chung giữa Nghị viện MERCOSUR và Quốc hội Việt ... |