Vĩnh biệt ‘người bạn lớn’ của Việt Nam

Phương Hà
Những ngày qua, sự ra đi đột ngột của cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã tạo ra một cơn sốc với không chỉ với đất nước Nhật Bản mà với cả thế giới. Ông ngã xuống khi đang phát biểu vận động tranh cử cho đảng Dân chủ tự do (LDP) tại thành phố Nara với bao điều chưa kịp nói…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo. (Nguồn: Gettyimages)
Cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo. (Nguồn: Gettyimages)

Với nhiều người Việt Nam, sự ra đi của ông Abe không dễ dàng đón nhận, bởi lẽ trong nhiều năm liền khi nhắc tới quan hệ Việt Nam - Nhật Bản không thể không nghĩ đến ông, một người bạn lớn, chân tình!

Mãi trân trọng và khắc ghi…

Khi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam mở sổ tang tưởng niệm cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo ngày 11/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi vòng hoa viếng; Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thay mặt lãnh đạo cấp cao Việt Nam đến viếng, ghi sổ tang. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gửi vòng hoa viếng cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam gửi điện chia buồn tới Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio; Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gửi điện chia buồn tới Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Hayashi Yoshimasa.

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn và gửi lời chia buồn sâu sắc nhất của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tới Đảng Dân chủ Tự do, Chính phủ, nhân dân Nhật Bản và gia quyến cố Thủ tướng Abe Shinzo.

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam cho rằng, trong thời gian dài giữ chức Thủ tướng Nhật Bản, ông Abe đã để lại nhiều dấu ấn đặc biệt, đầy ý nghĩa trong việc xây dựng và củng cố quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á; những tình cảm đặc biệt và sự ủng hộ, hỗ trợ quý báu mà Ngài Abe dành cho đất nước, con người Việt Nam cũng như quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản sẽ luôn được lãnh đạo và nhân dân Việt Nam trân trọng và mãi khắc ghi.

Trong thời gian hoạt động chính trị, Thủ tướng Abe đã nhiều lần tới Việt Nam. Trên cương vị Thủ tướng Nhật Bản, ông đã thăm Việt Nam bốn lần (tháng 11/2006, tháng 1/2013, tháng 1/2017 và tháng 11/2017). Tất cả những chuyến thăm đều để lại những dấu ấn đặc biệt trong lòng nhân dân Việt Nam, thể hiện quan hệ hợp tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước là thực chất, mà trong đó, vai trò của Thủ tướng Abe đặc biệt nổi bật.

Tin liên quan
Lãnh đạo cấp cao Việt Nam chia buồn, ghi sổ tang, viếng cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo Lãnh đạo cấp cao Việt Nam chia buồn, ghi sổ tang, viếng cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo

Góp phần nâng tầm khuôn khổ quan hệ Việt Nam-Nhật Bản

Các cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, những người trực tiếp tham gia “bắc cầu” hữu nghị Việt - Nhật trong nhiều năm qua, mỗi người đều có một khoảng riêng nhớ về ông Abe. Mỗi Đại sứ với mỗi câu chuyện và kỷ niệm khác nhau nhưng đều là mảnh ghép mang đậm “sắc màu” Abe Shinzo, để bức chân dung ông gắn mãi với dòng chảy quan hệ Việt-Nhật chẳng thể phai mờ.

Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phú Bình, cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản cho rằng, quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt đẹp chưa từng có, phát triển trên mọi phương diện với những kết quả thực chất. Đó là nhờ nỗ lực chung của nhân dân, các thế hệ lãnh đạo hai nước, trong đó có cố Thủ tướng Abe Shinzo. Ông có quan hệ tốt và rất đặc biệt với tất cả các vị lãnh đạo Việt Nam từ năm 2006.

Ông Bình nhớ lại năm 2006, khi đang là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phụ trách khu vực Đông Bắc Á, trong đó có quan hệ của Việt Nam với Nhật Bản. Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Norio Hattori bày tỏ mong muốn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chọn Nhật Bản là nước ngoài đi thăm đầu tiên sau khi nhậm chức. Cũng rất trùng hợp, khi đó ông Abe Shinzo vừa mới lên làm Thủ tướng Nhật Bản.

Hiểu rõ mong muốn của Đại sứ và Chính phủ Nhật Bản, hai bên cùng xúc tiến chuyến thăm quan trọng này. Khi ông Bình xin ý kiến của các lãnh đạo cấp cao về chuyến thăm thì thời điểm đó Thủ tướng có một chuyến đi dự Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM) ở Phần Lan vào tháng Chín. Sau đó, tháng Mười, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã sang thăm chính thức Nhật Bản và được Thủ tướng Abe Shinzo tiếp đón.

Chính chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2006 đã tạo ra một bước khởi đầu tốt đẹp trong quan hệ cá nhân giữa hai Thủ tướng. Sau chuyến thăm không lâu, tháng 11/2006, Việt Nam tổ chức Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 14 và Thủ tướng Abe Shinzo đã sang Việt Nam, dự APEC và thăm song phương.

Như vậy, chuyến thăm song phương đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra nước ngoài là tới Nhật Bản. Đáp lại, ông Abe cũng có chuyến thăm nước ngoài đầu tiên trên cương vị Thủ tướng là tới Việt Nam. Đó là dấu ấn rất có ý nghĩa, tạo ra mối quan hệ giữa hai Thủ tướng, giúp họ kết nối với nhau.

“Tôi còn nhớ, cũng trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Nhật Bản năm đó, Thủ tướng đã giao cho tôi chuẩn bị Tuyên bố chung giữa hai nước. Khi ấy, Việt Nam có đề xuất ba dự án kinh tế đề nghị Nhật Bản ủng hộ và hỗ trợ.

Phía Nhật Bản rất nhiệt tình, song cũng có nhiều thứ mà họ chưa nắm được và cần có thêm thời gian xem xét. Họ đề nghị tạm ghi vào Tuyên bố chung là phía Nhật Bản sẽ ‘xem xét một cách nghiêm túc’ đề nghị của phía Việt Nam. Lúc đó, tôi nhận được chỉ thị của Thủ tướng, đề nghị bạn đề cập một cách rõ ràng hơn là ‘xem xét một cách tích cực’”.

Nhận được yêu cầu từ phía đoàn ta, cấp chuyên viên của bạn tỏ thái độ dè dặt khi đưa vào nội dung Tuyên bố chung, do bạn chưa có điều kiện nghiên cứu kỹ thực tế liên quan đến yêu cầu của ta. Tuy nhiên, qua Hội đàm và cuộc trao đổi ý kiến tiếp theo giữa hai thủ tướng, Thủ tướng Abe Shinzo đã hiểu rõ và bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với đề xuất của ta”, nguyên Thứ trưởng Nguyễn Phú Bình kể lại.

Qua đó, có thể thấy được sự chân thành của ông Abe khi đáp lại tất cả các đề nghị của Việt Nam. Mặc dù có thể lúc đó họ chưa nghiên cứu kỹ, song khi xét thấy mong muốn của chúng ta, phía bạn đã phản hồi rất tích cực. Cũng nhân chuyến thăm này, Thủ tướng Abe Shinzo cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra Tuyên bố chung “Hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản”.

Như vậy, quá trình thúc đẩy xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước bắt đầu từ thời ông Abe. Sau này, theo nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn Xuân Hưng, cũng chính dưới thời ông Abe (khi đó ông Hưng làm Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản), hai nước đã nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược thành Đối tác chiến lược sâu rộng như hiện nay trong chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (tháng 3/2014).

Tin liên quan
Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản với dấu ấn Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản với dấu ấn 'Abe Shinzo', 'rất biết ơn ông!'… là điều chúng tôi muốn nói!

Dành những ưu tiên và ngoại lệ

Với ông Abe, ông Hưng ấn tượng sâu sắc về việc cố Thủ tướng dành tình cảm rất đặc biệt cho Việt Nam. Khi lên làm Thủ tướng nhiệm kỳ thứ hai, ông Abe đã chọn Việt Nam là nước đi thăm đầu tiên.

“Tôi cũng đã về nước để tham dự cuộc đón tiếp đó. Và sau này chứng kiến nhiều cuộc gặp của ông Abe với các vị lãnh đạo của Việt Nam thì mối quan hệ rất tin cậy và trao đổi với nhau mọi vấn đề, gần như không có sự khác biệt trong quan điểm khi liên quan đến quan hệ giữa hai nước. Đây là nền tảng cho chúng ta củng cố quan hệ tiếp sau đây”, ông Hưng chia sẻ.

Với nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường ấn tượng về ông Abe là ấn tượng về những ngoại lệ ông dành riêng cho Việt Nam.

Trong suốt ba năm nhiệm kỳ Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản (2015-2018), Đại sứ Cường đã nhận được sự hỗ trợ rất nhiệt tình của các bộ, ngành Nhật Bản, Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật-Việt, và đặc biệt là Văn phòng Thủ tướng Abe Shinzo.

Trong thời gian đó, quan hệ giữa hai nước có nhiều bước phát triển nổi bật, thường xuyên chứng kiến các lãnh đạo cấp cao nhất của hai bên thăm lẫn nhau.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Nhật Bản vào tháng 9/2015. Chủ tịch nước Việt Nam hai lần thăm cấp nhà nước Nhật Bản trong vòng năm năm. Đây là điều ngoại lệ mà Nhật Bản dành cho Việt Nam, vì theo thông lệ, mỗi năm nước này chỉ đón hai chuyến thăm cấp nhà nước. Ngoài ra, Thủ tướng Việt Nam hầu như năm nào cũng có chuyến thăm Nhật Bản.

Tất cả các chuyến thăm của Lãnh đạo Việt Nam đều được phía Nhật Bản đón tiếp chu đáo, trọng thị. Cá nhân ông Abe Shinzo cũng thường dành cho Lãnh đạo Việt Nam những thủ tục đặc biệt, ngoại lệ, ngoài lễ tân thông thường.

“Ông Abe cũng rất khuyến khích các lãnh đạo doanh nghiệp, địa phương mở rộng quan hệ hợp tác với Việt Nam. Trao đổi về nguồn nhân lực giữa hai nước dưới thời ông Abe cũng tăng lên rất nhanh. Tôi nhớ khi tôi mới sang Nhật Bản thì cộng đồng người Việt ở Nhật là khoảng 50.000, đến năm 2018 cộng đồng đó đã lên đến hơn 300.000 người, đến nay đã tăng lên 400.000 người, đưa lĩnh vực trao đổi nhân sự trở thành một trụ cột trong quan hệ hai nước”, Đại sứ Cường cho biết.

Như vậy, cố Thủ tướng Abe Shinzo là người khởi sự, nâng tầm, tạo khuôn khổ mới cho quan hệ hai nước. Đó là “di sản” quý giá mà hai nước vẫn tiếp tục củng cố và phát triển sau này.

Trả lời phỏng vấn báo chí hồi tháng 2/2019, ông Abe đã từng nhắc tới sự đón tiếp nồng ấm của chính phủ và người dân khi ông tới thăm Việt Nam. Có lẽ, những ấn tượng như vậy về Việt Nam là một trong những lý do để vị thủ tướng có thời gian tại nhiệm dài nhất trong lịch sử Nhật Bản bày tỏ: “Tôi rất muốn làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước”.

MC Trịnh Lê Anh: Tạm biệt ông Abe Shinzo, đại sứ của tuổi trẻ, của tình hữu nghị thanh niên ASEAN-Nhật Bản

MC Trịnh Lê Anh: Tạm biệt ông Abe Shinzo, đại sứ của tuổi trẻ, của tình hữu nghị thanh niên ASEAN-Nhật Bản

MC Trịnh Lê Anh chia sẻ, nhờ cố Thủ tướng Abe Shinzo, đã có nhiều lứa thanh niên ASEAN như anh được đi xa để ...

Tương lai của Abenomics - di sản kinh tế của cố Thủ tướng Abe Shinzo

Tương lai của Abenomics - di sản kinh tế của cố Thủ tướng Abe Shinzo

Di sản kinh tế của cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo gắn liền với nhóm chính sách kinh tế đặc trưng mang tên ông ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận chính thức khánh thành dự án “Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm".
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Viettel Marathon 2024: Khởi đầu hào hứng tại Luang Prabang, Lào

Viettel Marathon 2024: Khởi đầu hào hứng tại Luang Prabang, Lào

Sự kiện chính của Viettel Marathon 2024 được tổ chức tại Luang Prabang, Lào. Hàng ngàn vận động viên từ khắp nơi đã đến nhận racekit.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam 'mong muốn làm sâu sắc hơn nữa' quan hệ hợp tác với Cuba

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam 'mong muốn làm sâu sắc hơn nữa' quan hệ hợp tác với Cuba

Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam mong muốn làm sâu sắc và nâng cao hơn nữa hiệu quả quan hệ hợp tác với Cuba trên tất cả ...
Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer

Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer

Giải đua Vỏ Lãi mở rộng của đồng bào Khmer khai mạc tại sông Trà Quýt, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng thu hút 1.000 vận ...
Thủ tướng: Phát huy không gian sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học

Thủ tướng: Phát huy không gian sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học

Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp ...
Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Người đứng đầu cơ quan lập pháp Crimea Vladimir Konstantinov ngày 2/11 cáo buộc phương Tây đang bí mật cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine bằng nhiều chiêu thức.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Chương trình của tỷ phú Elon Musk tặng 1 triệu USD ngẫu nhiên cho cử tri khi tham gia bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11 tới vướng vào kiện tụng.
Liên hợp quốc cảnh báo về sự lớn mạnh của Houthi

Liên hợp quốc cảnh báo về sự lớn mạnh của Houthi

Các chuyên gia Liên hợp quốc cho rằng, kể từ khi xung đột ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái, người Houthi đang “lợi dụng tình hình” để “chuyển mình”
Bầu cử tổng thống Mỹ: Bang Washington huy động Lực lượng vệ binh quốc gia trực chiến, bà Harris và ông Trump bám đuổi sát nút, lâm thế giằng co

Bầu cử tổng thống Mỹ: Bang Washington huy động Lực lượng vệ binh quốc gia trực chiến, bà Harris và ông Trump bám đuổi sát nút, lâm thế giằng co

Bang Washington huy động trực chiến sau khi có thông tin cũng như lo ngại khả năng xảy ra bạo lực liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024.
Sau vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-19, Triều Tiên nêu mục đích thử nghiệm vũ khí

Sau vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-19, Triều Tiên nêu mục đích thử nghiệm vũ khí

Triều Tiên khẳng định cần tăng cường kho vũ khí hạt nhân của mình và hoàn thiện khả năng sẵn sàng tấn công hạt nhân trả đũa nếu cần thiết.
Chảo lửa Trung Đông: Israel nói tiêu diệt quan chức cấp cao Hamas, Mỹ điều thêm máy bay B-52 và tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn đạo

Chảo lửa Trung Đông: Israel nói tiêu diệt quan chức cấp cao Hamas, Mỹ điều thêm máy bay B-52 và tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn đạo

Quân đội Israel đã tiêu diệt quan chức cấp cao của Hamas là Izz al-Din Kassab trong một cuộc không kích vào Khan Younis ở phía Nam Dải Gaza.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Nga nhiều lần cảnh báo ‘lằn ranh đỏ’. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó là ‘đe dọa bằng lời nói’!
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Chuyến thăm Trung Quốc ngày 28 - 31/10 của Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb phản ánh nỗ lực nâng tầm khuôn khổ hợp tác giữa một thế giới đầy biến động.
Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Nhật Bản sẽ là bài kiểm tra khó dành cho liên minh cầm quyền của đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đảng Công minh (Komeito).
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động