TIN LIÊN QUAN | |
Hong Kong: 9 thành viên trong gia đình nhiễm virus corona sau khi cùng ăn lẩu | |
Cái Tết “nhớ đời” của một gia đình người Việt tại tâm dịch Vũ Hán |
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng 12/2019. (Nguồn: AP) |
Cuộc hẹn của những kỳ vọng
Các cuộc thương thảo giữa Nhật Bản và Trung Quốc để chuẩn bị cho chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Nhật Bản vào mùa Xuân này đã bị trì hoãn trong bối cảnh Bắc Kinh đang bận rộn đối phó với dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (2019-nCoV) gây ra.
Một số quan chức Nhật Bản bắt đầu lo ngại rằng chuyến thăm này có thể sẽ không diễn ra. Phát biểu với các phóng viên hôm 5/2, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói Tokyo vẫn sẽ “kiên định tiến hành công tác chuẩn bị để chuyến thăm có thể diễn ra đúng theo kế hoạch”.
Trong khi đó, một quan chức trong Ban Chấp hành Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền khẳng định “thật là tuyệt vời nếu được chứng kiến việc các nhà lãnh đạo hai nước nhất trí hợp tác cùng nhau để kiềm chế sự lây lan của nCoV”, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải hiện thực hóa chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Tập Cận Bình và chuẩn bị cho cuộc gặp song phương giữa hai nhà lãnh đạo.
Trước đó, phát biểu tại một phiên họp Quốc hội hôm 30/1, Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Tập Cận Bình là cơ hội để chứng tỏ quyết tâm của hai nước trong việc hoàn thành các trách nhiệm của mình trên trường quốc tế. Theo một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, kế hoạch mời Chủ tịch Tập Cận Bình “vẫn không thay đổi” bất chấp việc virus corona đang lây lan nhanh.
Tuy nhiên, một quan chức của Chính phủ Nhật Bản nhận định những lời kêu gọi Chủ tịch Tập Cận Bình không nên công du nước ngoài vào thời điểm này có thể sẽ gia tăng, nhất là khi dịch nCoV vẫn tiếp tục lan rộng.
Làm nền tảng cho tương lai
Kể từ đầu năm nay, chính phủ Nhật Bản và Trung Quốc đã có hàng loạt cuộc gặp không chính thức. Mặc dù vậy, hai bên đã buộc phải thay đổi lịch trình của một số cuộc gặp đã lên kế hoạch trong tháng 2/2020 giữa bối cảnh bệnh dịch ngày càng diễn biến khó lường.
Trước đó, một số thành viên Đảng LDP cầm quyền đã kêu gọi hủy chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình với lý do các tàu của Chính phủ Trung Quốc vẫn liên tục xâm phạm lãnh hải của Nhật Bản. Một đảng viên LDP thậm chí còn đưa ra nhận định: “Do sự phản đối trong nội bộ đảng, Chính phủ Nhật Bản có thể sẽ sử dụng nCoV như một lý do để ông Tập không thực hiện chuyến thăm Nhật Bản”.
Máy bay đưa công dân Nhật Bản từ Vũ Hán hạ cánh xuống Sân bay Haneda, Tokyo ngày 29/1. Cả hai nước đều đang nỗ lực phòng chống dịch bệnh do virus nCoV gây ra. (Nguồn: Reuters) |
Tuy nhiên, Thủ tướng Abe đã công khai bác bỏ các quan ngại rằng việc mời nhà lãnh đạo Trung Quốc thăm Nhật Bản với tư cách quốc khách có thể bị cộng đồng quốc tế coi là một dấu hiệu Nhật Bản ngầm chấp nhận quan điểm của Bắc Kinh về các vấn đề gây tranh cãi.
Nếu chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra theo kế hoạch, hai nước có thể sẽ công bố văn kiện chính trị quan trọng để tạo nền tảng cho quan hệ Nhật-Trung trong tương lai. Theo hãng tin Kyodo, trong cuộc gặp ở Bắc Kinh hồi tháng 12/2019, Thủ tướng Abe và Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhất trí xây dựng văn kiện chính trị này.
| Vì sao Trung Quốc đặt tên mới cho virus Vũ Hán? TGVN. Thay vì cách gọi tên gắn liền với nơi bùng phát dịch, giới chức Trung Quốc đề xuất đặt tên mới cho virus đang ... |
Đây sẽ là văn kiện thứ 5 mà hai nước ký kết kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1972. Trong số 4 văn kiện chính trị trước đó, văn kiện đầu tiên mà hai nước ký kết là Thông cáo chung giữa Thủ tướng Kakuei Tanaka và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai vào năm 1972, trong đó khẳng định “trạng thái bất bình thường trong quan hệ” giữa hai nước đã kết thúc sau khi Thế chiến II kết thúc và Trung Quốc từ bỏ yêu sách đòi đền bù thiệt hại chiến tranh.
Văn kiện thứ 2 là hiệp ước hòa bình ký năm 1978, trong đó khẳng định hai nước sẽ giải quyết tất cả các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình và hạn chế sử dụng, trong khi văn kiện thứ 3 được soạn khi Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân thăm Nhật Bản với tư cách quốc khách vào năm 1998. Văn kiện thứ 4 được xây dựng khi người tiền nhiệm của Chủ tịch Tập Cận Bình là Hồ Cẩm Đào thăm Nhật Bản với tư cách quốc khách vào năm 2008, trong đó khẳng định hai nước sẽ thúc đẩy “quan hệ cùng có lợi dựa trên các lợi ích chiến lược chung”.
Nhật Bản có thể hy vọng văn kiện mới được soạn thảo nhân chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ bảo đảm rằng Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế và kiềm chế sự bành trướng về kinh tế và quân sự của nước này.
Bên cạnh đó, văn kiện này có thể sẽ đề cập các vấn đề môi trường và chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Ngoài ra, Nhật Bản hy vọng tránh sử dụng các cụm từ mà Chủ tịch Tập Cận Bình thường nhắc đến như "Sáng kiến Vành đai và Con đường" và khái niệm “cộng đồng có chung tương lai cho loài người” trong văn kiện mới nhằm tránh tạo ra ấn tượng rằng Trung Quốc đi đầu trong việc đưa ra các khái niệm như vậy.
| Bộ Y tế xác nhận virus corona có thể lây qua phương pháp khí dung TGVN. Ngày 9/2, Bộ Y tế khẳng định, bệnh viêm phổi do chủng mới của virus corona (2019-nCoV) có thể lây lan qua "khí dung" (phương ... |
| Việt Nam chế tạo thành công kit thử nhanh virus corona TGVN. Nhóm nghiên cứu của TS. Lê Quang Hòa thuộc Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà ... |
| Trung Quốc: Hỗ trợ chống dịch virus corona, tỉnh Hồ Bắc triển khai 17 chính sách tài chính TGVN. Chính quyền tỉnh Hồ Bắc (miền Trung Trung Quốc), nơi khởi phát dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (2019-nCoV) ... |