Vòng xoáy quan hệ với Nga và Trung Quốc: Phép thử cho đồng minh Mỹ-Đức

Mai Linh
Đức cần thúc đẩy niềm tin đối với Mỹ thông qua những bước đi cụ thể, bao gồm nhất quán về chính sách đối với Nga, chú trọng hơn vấn đề Trung Quốc và bảo đảm cam kết với liên minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Vòng xoáy quan hệ với Nga và Trung Quốc: Phép thử cho đồng minh Mỹ-Đức
Quan hệ với Nga qua dự án Dòng chảy phương Bắc 2 đang khiến Thủ tướng Đức Olaf Scholz rơi vào thế khó với đồng minh Mỹ. (Nguồn: Daily Express)

Trong một bài viết đăng tải trên trang web của Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council), tác giả Rachel Rizzo* đã đề xuất các bước cụ thể mà Thủ tướng Đức Olaf Scholz có thể làm nhằm củng cố niềm tin đối với Mỹ trong bối cảnh khủng hoảng Nga-NATO, cùng với cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung Quốc đang diễn ra.

Khởi đầu đầy chông gai

Trước cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden vào ngày 7/2, tờ Washington Post đã hỏi Thủ tướng Đức Olaf Scholz rằng, việc Đức được coi là đồng minh không đáng tin cậy trong bối cảnh cuộc khủng hoảng đang diễn ra giữa Nga và NATO liệu có làm ông khó chịu hay không?

Đáp lại, ông Scholz nói rằng: “Thực tế quan trọng hơn những tin đồn".

Tuy nhiên, tin đồn đó không phải là vấn đề, mà vấn đề nằm ở nhận thức được thúc đẩy bởi những gì ông Scholz đã làm trên cương vị Thủ tướng Đức kể từ khi tiếp quản từ bà Angela Merkel vào tháng 12.

Đến Washington với mong muốn nhấn mạnh rằng, Đức vẫn là đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở lục địa già, ông Scholz cũng phải đối mặt với những chỉ trích ngày càng gia tăng. Nhiều lời chỉ trích tập trung vào sự dè dặt của ông Scholz trong việc cam kết đóng cửa đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 trong bối cảnh khủng hoảng Nga-Ukraine có nguy cơ leo thang thành xung đột.

Trả lời về vấn đề Nga-Ukraine, ông Scholz cho biết: “Rõ ràng là trong một tình huống như thế này, lựa chọn chỉ có thể là đàm phán. Hãy hiểu rằng, tôi sẽ không đi sâu vào bất kì chi tiết cụ thể nào, nhưng câu trả lời của chúng tôi đều sẽ thống nhất và mang tính quyết định”.

Tại cuộc họp báo sau hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden ở Nhà Trắng, ông Scholz dường như từ chối đề cập đích danh dự án Dòng chảy phương Bắc 2, mặc dù trước đó ông Biden đã nhắc rõ đến đường ống dẫn dầu này trong bài phát biểu của mình.

Khi một nhà báo gợi ý rằng, việc nhấn mạnh đến Dòng chảy phương Bắc 2 có thể giúp Đức giành lại niềm tin của Mỹ, ông Biden đã ngắt lời nói rằng “không cần thiết" và khẳng định vẫn coi Berlin là một đối tác và đồng minh có giá trị.

Sự dè dặt của ông Scholz là điều dễ hiểu. Đơn giản vì Thủ tướng Đức không muốn bắt đầu nhiệm kỳ bằng việc đẩy đất nước vào một cuộc khủng hoảng năng lượng vào giữa mùa Đông Xuân.

Hơn nữa, việc né tránh các câu hỏi tại Washington có thể mang lại cho ông Scholz sự ủng hộ lớn hơn tại quê nhà (ít nhất là vào thời điểm hiện nay).

Mỹ có thể nói một cách cứng rắn về tất cả những gì họ muốn và nếu những lời đe dọa trừng phạt của Mỹ có hiệu quả khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin lùi bước, ông Scholz sẽ không phải tiến hành một cuộc chiến gay cấn trong đảng của mình để kết thúc một dự án có lợi cho người dân Đức. Vậy nếu khả năng này thất bại thì sao? Ông Scholz sẽ tính chuyện giải quyết vấn đề này chỉ khi nào nó xảy ra.

Với những lời bình luận của nhà lãnh đạo Mỹ trong cuộc họp báo, có vẻ như sự bảo đảm về cách giải quyết Dòng chảy phương Bắc 2 mà ông Scholz đã đưa ra với riêng mình ông Biden là đủ. Nhưng ngay cả khi sự thoả hiệp mơ hồ đang tồn tại, điều đó không có nghĩa là ông Scholz đã hoàn thành trách nhiệm.

Khi ông Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ, mục tiêu của ông ấy là tái cam kết với liên minh xuyên Đại Tây Dương và chứng minh rằng Washington là đồng minh đáng tin cậy sau nhiệm kỳ nhiều tổn hại của người tiền nhiệm. Giờ đây, ông Scholz phải làm điều tương tự sau một khởi đầu đầy chông gai trong nhiệm kỳ của mình.

Cải thiện lòng tin đồng minh

Vì vậy, ông Scholz cần thực hiện những bước sau đây để cải thiện lòng tin của Mỹ đối với Đức trong giai đoạn đầu nhiệm kỳ của mình.

Trước tiên, ông Scholz cần đưa đảng Dân chủ Xã hội (SPD) nhất quán ngoài vấn đề năng lượng với Nga.

Thông điệp phát đi từ Đức trong vài tuần qua đã gây ra sự nghi hoặc ở Washington. Ông Scholz có thể không bao giờ dập tắt hoàn toàn thiên hướng của đảng SPD đối với Ostpolitik (chính sách bình thường hóa quan hệ khối Tây Đức và phương Đông thời kỳ Chiến tranh Lạnh), nhưng ông ấy cần phải chế ngự nó.

Đặc biệt, với việc cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schröder thuộc đảng SPD vừa gia nhập hội đồng quản trị của tập đoàn năng lượng nhà nước khổng lồ Gazprom của Nga, ông Scholz sẽ càng phải nỗ lực cân bằng chính sách với Nga để có thể duy trì sự hài lòng của Washington.

Thứ hai, ông Scholz phải nghiêm túc trong chính sách đối với Trung Quốc, nhưng cũng cần duy trì hợp tác với Mỹ.

Mặc dù vấn đề Trung Quốc không được đề cập nhiều trong cuộc gặp với ông Biden lần này, nhưng cơ hội để xử lý thách thức này vẫn còn.

Theo đó, ông Scholz cần xem lại chính sách đối ngoại của người tiền nhiệm Merkel với khuynh hướng coi trọng thương mại, đặc biệt là đối với Trung Quốc. Nỗ lực trước đây của bà Merkel về Hiệp định toàn diện về đầu tư (CAI) giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc đã đặt nước Đức vào tình thế bất lợi với chính quyền của ông Biden, nhưng ngày nay CAI đã ngừng hoạt động và sẽ không thể sớm trở lại.

Trong những tháng tới, ông Scholz nên tránh mắc phải vấn đề này trong di sản của bà Merkel. Thủ tướng Đức nên giữ vững lập trường khi đối mặt với sức ép kinh tế từ Trung Quốc, có thể bằng cách đưa ra mục tiêu chung với Lithuania trong bối cảnh nước này có tranh chấp thương mại với Bắc Kinh và có đường lối cứng rắn hơn về vấn đề nhân quyền.

Cuối cùng, ông Scholz phải trung thành với cam kết của liên minh nhằm tăng cường tính độc lập chiến lược của châu Âu.

Mặc dù khái niệm này đã từng gây khó chịu cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ trong quá khứ, nhưng cuối cùng thì Washington cũng thay đổi quan điểm về sự tự chủ của châu Âu, coi đây là một mục tiêu chiến lược vào thời điểm khủng hoảng Ukraine leo thang, cùng với những thách thức rình rập từ Trung Quốc.

Quyền tự chủ của châu Âu không đơn thuần về quốc phòng, đó là toàn bộ tầm nhìn về việc châu Âu trở thành một "diễn viên" có năng lực và hiệu quả hơn trên "sân khấu" thế giới.

Việc giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào năng lượng của Nga và công nghệ của Trung Quốc, đồng thời tăng chi tiêu quốc phòng và đóng một vai trò lớn hơn trong việc bảo vệ khu vực lân cận rộng lớn hơn của châu Âu, đều chung một mục tiêu. Và Thủ tướng Đức Scholz cùng với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có thể là những người đấu tranh cho mục tiêu này.

Tất nhiên, điều đó vượt quá những gì châu Âu được đòi hỏi ở Đức. Để thực hiện tầm nhìn này cần một sự thay đổi toàn diện về tư duy. Nhưng nếu ông Scholz muốn trở thành một nhà lãnh đạo có thành quả, ông ấy nên đưa đất nước theo hướng này.


* Rachel Rizzo là thành viên cấp cao không thường trú tại Trung tâm châu Âu của Hội đồng Đại Tây Dương

Có gì đáng chú ý trong cuộc tập trận chung Nga-Belarus?

Có gì đáng chú ý trong cuộc tập trận chung Nga-Belarus?

Ngày 10/2, Nga và Belarus bắt đầu tập trận chung mang tên 'Quyết tâm đồng minh 2022'. Cùng thời điểm, quân đội Ukraine cũng tiến ...

Căng thẳng Nga-Ukraine và mối đe dọa chiến tranh hạt nhân hiện hữu

Căng thẳng Nga-Ukraine và mối đe dọa chiến tranh hạt nhân hiện hữu

Trong bối cảnh khủng hoảng Nga-Ukraine ngày càng sâu sắc, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hậu quả khủng khiếp nếu một cuộc xung đột ...

Đọc thêm

Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ sẵn sàng trở thành cường quốc kinh tế thế kỷ XXI.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

Cần thấy trách nhiệm của chính chúng ta, mỗi người lớn là không thể thiếu trong xây dựng, phát triển văn hóa đọc.
Cuộc sống làm dâu hào môn của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà

Cuộc sống làm dâu hào môn của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà

Với nhan sắc xinh đẹp, lối diễn tự nhiên, Tăng Thanh Hà từng là nữ diễn viên được yêu thích của màn ảnh Việt.
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
U23 Việt Nam vs U23 Malaysia: Chiến binh Sao Vàng cần làm gì để thêm nụ cười chiến thắng?

U23 Việt Nam vs U23 Malaysia: Chiến binh Sao Vàng cần làm gì để thêm nụ cười chiến thắng?

HLV Hoàng Anh Tuấn phải điều chỉnh một vài vấn đề cho U23 Việt Nam để có thể thắng U23 Malaysia ở lượt trận thứ 2, lấy vé tứ kết ...
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot.
Tổng thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Phu nhân Naly Sisoulith sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Campuchia vào tuần tới.
Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Indonesia và Trung Quốc tìm cách tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế thông qua đầu tư sâu hơn vào cơ sở hạ tầng, hạ nguồn, an ninh lương thực và quá trình chuyển ...
Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Hải quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết, chính phủ đã phê chuẩn Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi đảm nhận chức vụ Tư lệnh lực lượng này.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động