Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

TS. Vũ Đăng Minh
Israel đã tăng cường chiến dịch quân sự chống lại Iran và các lực lượng ủy nhiệm trong khu vực sau vụ tấn công của Hamas ngày 7/10/2023. Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bên ngoài tòa nhà Đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria bị tấn công. (Nguồn: AP)
Bên ngoài tòa nhà Đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria bị tấn công. (Nguồn: AP)

Theo Đại sứ Iran tại Syria Hossein Akbari, chiều 1/4, máy bay F35 của Israel không kích tòa nhà lãnh sự, trong khuôn viên Đại sứ quán, khiến 7 người, trong đó có chỉ huy cấp cao lực lượng Quds Mohammad Reda Zahedi thiệt mạng.

Vượt lằn ranh đỏ

Israel coi Iran là kẻ thù “không đội trời chung”. Trước đó, Israel đã nhiều lần tấn công các mục tiêu quân sự của Iran tại Syria. Tehran từng cáo buộc Cơ quan tình báo Israel (Mossad) đứng sau các vụ sát hại chỉ huy, quan chức quân sự cấp cao và nhà khoa học hạt nhân hàng đầu người Iran Mohsen Fakhrizadeh. Israel thường không chính thức thừa nhận. Lần này, người phát ngôn Lực lượng Phòng vệ Israel Daniel Hagari nói tòa nhà bị cháy chỉ là nơi ở của Lực lượng Quds, không thuộc Đại sứ quán Iran, không có vai trò lãnh sự.

Điều này không khó xác minh tại hiện trường nhưng sẽ lời qua, tiếng lại, khó ai làm trọng tài. Nhưng theo tuyên bố, cách đưa tin của nhiều chính phủ, thì có vụ tấn công vào khu vực Đại sứ quán Iran tại Damascus. Vụ không kích có thể bị quy là “vượt lằn ranh đỏ” của luật pháp quốc tế. Vậy mục đích và tính toán của Israel thực sự là gì?

Một là, Tel Aviv răn đe, ngăn chặn Tehran và các lực lượng Hồi giáo đứng sau Hamas, tấn công Israel. Hai là, thể hiện quyết tâm tiêu diệt Hamas đến cùng, xoa dịu làn sóng biểu tình phản đối Thủ tướng Netanyahu không giải cứu con tin của người dân Israel. Ba là, trước sức ép quốc tế gia tăng, nhất là Nghị quyết số 2728 ngày 25/3 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc yêu cầu các bên ngừng bắn ngay lập tức, Israel chuyển hướng ám chỉ Iran là nhân tố chính gây khủng hoảng ở khu vực. Bốn là, có thể Thủ tướng Netanyahu và chỉ huy Lực lượng Phòng vệ Israel cho rằng đối thủ chưa tấn công vào lãnh thổ của mình lúc này.

Nhiều lần bị tấn công, Iran thề sẽ đáp trả. Nhưng Tehran vẫn kiềm chế đối đầu trực tiếp với Tel Aviv, thay vào đó, hỗ trợ các tổ chức Hồi giáo vũ trang tấn công, buộc Tel Aviv phải phân tán đối phó trên nhiều mặt trận. Lần này có khác, không kích trực tiếp vào Đại sứ quán (nếu được xác thực) là chạm vào quốc thể, quốc tế thường coi là hành động gây chiến. Phải chăng đây là “giọt nước tràn ly”? Iran không thể không đáp trả, nhưng sẽ theo kiểu nào?

Trước hết, Iran có thể đưa vấn đề ra Liên hợp quốc, Liên đoàn các quốc gia Arab… kêu gọi quốc tế lên án. Ngày 2/4, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian và Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã có cuộc điện đàm trao đổi quan điểm về vụ việc.

Những bước đi tiếp theo của Tehran có thể là hỗ trợ, thúc đẩy Hezbollah và các tổ chức Hồi giáo vũ trang khác tấn công mạnh hơn vào các đơn vị Israel. Không loại trừ khả năng trực tiếp tiến công vào các đơn vị Israel đóng trên lãnh thổ Syria.

Tùy theo tình hình, Tehran có thể cân nhắc thực hiện một hoặc một số bước đi trên. Thậm chí, nếu căng thẳng lên cao, được ủng hộ mạnh, Iran có thể tiến hành phương án trực tiến tiến công một số mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Israel.

Điều gì tiếp theo?

Một số chuyên gia cho rằng, hành động của Israel chủ yếu nhằm răn đe, ngăn các lực lượng khác can dự quân sự trực tiếp vào cuộc chiến giữa họ và Hamas, không để xung đột mở rộng. Nhưng đa số dự báo xung đột sẽ leo thang căng thẳng, khó lường. Dù trường hợp nào xảy ra, việc tìm giải pháp chấm dứt xung đột ở Dải Gaza ngày càng khó, càng xa vời.

Đến thời điểm này, Nga, Trung Quốc, Iraq, Jordan, Oman, Pakistan, Qatar, Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất… đã lên án vụ tấn công. Mỹ khẳng định không liên quan đến vụ tấn công, cũng không trực tiếp lên án Israel. Dư luận chung lo ngại, lên án mọi hành động gây căng thẳng, kêu gọi các bên kiềm chế.

Vụ tấn công nói trên và các cuộc xung đột khác cho thấy quan hệ quốc tế chồng chéo phức tạp. Dù sự đáp trả của Iran với vụ tấn công dưới hình thức nào cũng sẽ khiến quan hệ giữa nước này và Israel nói riêng, khu vực Trung Đông nói chung lún sâu hơn vào vòng xoáy căng thẳng, xung đột và bạo lực.

Việt Nam theo đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Trước các cuộc xung đột, sự kiện phức tạp, Việt Nam không chọn bên, mà dựa vào luật pháp quốc tế, bản chất xung đột, mâu thuẫn, để đưa ra quan điểm phù hợp. Trước sau như một, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam ủng hộ mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc thúc đẩy các bên kiềm chế, đối thoại, giải quyết mâu thuẫn, bất đồng bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế và các Nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an, không để chiến tranh leo thang, bùng phát toàn khu vực.
Tòa nhà lãnh sự Iran ở Syria bị tấn công tên lửa, chỉ huy cấp cao IRGC tử vong, Nga lên tiếng, bên nào đứng sau?

Tòa nhà lãnh sự Iran ở Syria bị tấn công tên lửa, chỉ huy cấp cao IRGC tử vong, Nga lên tiếng, bên nào đứng sau?

Ngày 1/4, tòa nhà lãnh sự của Iran ở thủ đô Damascus, Syria, bị tấn công tên lửa.

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Mỹ khẳng định không dính dáng, Israel cảnh giác toàn cầu, liệu có nguy cơ leo thang?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Mỹ khẳng định không dính dáng, Israel cảnh giác toàn cầu, liệu có nguy cơ leo thang?

Ngày 1/4, trang Axios dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết, Washington khẳng định với Tehran rằng họ "không liên quan" hay biết trước ...

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng, đối đầu tại khu vực ...

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Mỹ chặn HĐBA ra tuyên bố, Nga nói 'tiêu chuẩn kép', Tehran chuẩn bị khởi kiện

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Mỹ chặn HĐBA ra tuyên bố, Nga nói 'tiêu chuẩn kép', Tehran chuẩn bị khởi kiện

Ngày 3/4, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã không thể thông qua dự thảo tuyên bố do Nga đề xuất, trong ...

Tổng thống Iran họp cùng các lãnh đạo Houthi, Hezbollah, Hamas; một phong trào ở Bờ Tây phản đối Tehran

Tổng thống Iran họp cùng các lãnh đạo Houthi, Hezbollah, Hamas; một phong trào ở Bờ Tây phản đối Tehran

Ngày 3/4, các nhà lãnh đạo Iran, lực lượng Houthi, Hezbollah, Hamas và các nhóm khác thuộc “trục kháng chiến” do Tehran hậu thuẫn đã ...

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 3/2/2025: Bạch Dương tài chính không thuận

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 3/2/2025: Bạch Dương tài chính không thuận

Tử vi hôm nay 3/2/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 3/2/2025, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 2 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 3/2/2025, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 2 năm 2025

Lịch âm 3/2. Lịch âm hôm nay 3/2/2025? Âm lịch hôm nay 3/2. Lịch vạn niên 3/2/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/2/2025: Tuổi Dần làm việc hiệu quả

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/2/2025: Tuổi Dần làm việc hiệu quả

Xem tử vi 3/2 - tử vi 12 con giáp hôm nay 3/2/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Những linh vật rắn thu hút người dân TP. Hồ Chí Minh và du khách đến tham quan

Những linh vật rắn thu hút người dân TP. Hồ Chí Minh và du khách đến tham quan

Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã quyết định giữ nguyên vị trí các linh vật rắn khổng lồ ở Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ nhằm ...
Việt Nam đón hơn 16.500 trẻ chào đời trong dịp Tết Ất Tỵ

Việt Nam đón hơn 16.500 trẻ chào đời trong dịp Tết Ất Tỵ

Dịp Tết Ất Tỵ, các cơ sở y tế đã đỡ đẻ, mổ đẻ thành công đón 16.518 trẻ chào đời; số người bệnh được điều trị khỏi bệnh, ra ...
Nhật Bản phóng thành công tên lửa H3, đưa vệ tinh Michibiki số 6 vào quỹ đạo

Nhật Bản phóng thành công tên lửa H3, đưa vệ tinh Michibiki số 6 vào quỹ đạo

Tên lửa H3, một phương tiện phóng hai tầng sử dụng nhiên liệu lỏng, được phóng đi vào khoảng 17h30 ngày 2/2 từ Trung tâm Vũ trụ Tanegashima.
Củng cố năng lực phòng thủ, Iran ra mắt tên lửa đạn đạo Etemad

Củng cố năng lực phòng thủ, Iran ra mắt tên lửa đạn đạo Etemad

Iran ngày 2/2 ra mắt tên lửa đạn đạo mới do Bộ Quốc phòng Iran chế tạo, có tên Etemad, với tầm bắn 1.700 km.
Ngoại trưởng Mỹ bắt đầu chuyến công du nước ngoài đầu tiên, hé lộ chính sách đối ngoại

Ngoại trưởng Mỹ bắt đầu chuyến công du nước ngoài đầu tiên, hé lộ chính sách đối ngoại

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày 1/2 bắt đầu chuyến công du nước ngoài tới 5 nước gồm Panama, El Salvador, Costa Rica, Guatemala và Cộng hòa Dominica.
Bên bờ vực chiến tranh thương mại với Mỹ, Tổng thống Colombia có động thái bất ngờ

Bên bờ vực chiến tranh thương mại với Mỹ, Tổng thống Colombia có động thái bất ngờ

Tổng thống Gustavo Petro cho biết chính phủ Colombia sẽ cho vay tiền đối với người làm việc ở Mỹ mà không có giấy tờ hợp pháp hưởng ứng lời kêu gọi hồi hương của ...
Bán đảo Triều Tiên: Hàn Quốc củng cố hệ thống ba trục trên biển tăng khả năng răn đe, Bình Nhưỡng gọi Mỹ là thương nhân chiến tranh lớn nhất thế giới

Bán đảo Triều Tiên: Hàn Quốc củng cố hệ thống ba trục trên biển tăng khả năng răn đe, Bình Nhưỡng gọi Mỹ là thương nhân chiến tranh lớn nhất thế giới

Các quan chức Hàn Quốc ngày 2/2 thông báo, Hải quân nước này đã thành lập một bộ chỉ huy hạm đội mới để điều hành nhiều tàu khu trục, bao gồm các tàu được ...
Tình hình Gaza: Israel chuẩn bị đàm phán về giai đoạn 2 thỏa thuận ngừng bắn, Thủ tướng Netanyahu được mời thăm Nhà Trắng

Tình hình Gaza: Israel chuẩn bị đàm phán về giai đoạn 2 thỏa thuận ngừng bắn, Thủ tướng Netanyahu được mời thăm Nhà Trắng

Tình hình Gaza: Israel chuẩn bị đàm phán về giai đoạn 2 thỏa thuận ngừng bắn, Thủ tướng Netanyahu được mời thăm Nhà Trắng để bàn việc.
Mỹ đề xuất tăng chi tiêu quốc phòng NATO lên mức 5%, Bộ trưởng Quốc phòng Đức tuyên bố 'không ủng hộ'

Mỹ đề xuất tăng chi tiêu quốc phòng NATO lên mức 5%, Bộ trưởng Quốc phòng Đức tuyên bố 'không ủng hộ'

Mỹ đề xuất tăng chi tiêu quốc phòng NATO lên mức 5%, Bộ trưởng Quốc phòng Đức tuyên bố 'không ủng hộ' vì lý do này...
Hiệp định Paris về Việt Nam: Ý nghĩa lịch sử và những bài học kinh nghiệm còn tươi mới

Hiệp định Paris về Việt Nam: Ý nghĩa lịch sử và những bài học kinh nghiệm còn tươi mới

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng ý nghĩa và những bài học kinh nghiệm của Hiệp định Paris về Việt Nam vẫn nguyên giá trị.
Người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người bạn lớn được nhân dân Trung Quốc vô cùng kính trọng và cũng là người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Bầu không khí khác lạ ở Iran và niềm tin về một ông Trump 'rất khác'

Bầu không khí khác lạ ở Iran và niềm tin về một ông Trump 'rất khác'

Iran lạc quan về việc có thể đạt được một thỏa thuận hạt nhân mới với Mỹ trong thời gian tới.
Mỗi ngày của Tổng thống Donald Trump 'rất đơn giản' nhưng là nỗi lo không của riêng ai!

Mỗi ngày của Tổng thống Donald Trump 'rất đơn giản' nhưng là nỗi lo không của riêng ai!

Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh: 'Trong mỗi ngày của chính quyền Trump, tôi sẽ - rất đơn giản - đặt nước Mỹ lên hàng đầu'.
Từ TikTok đến RedNote: Cuộc 'di cư' văn hoá vượt ranh giới địa chính trị

Từ TikTok đến RedNote: Cuộc 'di cư' văn hoá vượt ranh giới địa chính trị

Hàng trăm nghìn người dùng TikTok ở Mỹ đã chuyển sang RedNote, nền tảng mạng xã hội của Trung Quốc còn được biết đến với tên gọi Xiaohongshu.
Truyền thông Thụy Sỹ: Việt Nam là một đối tác kinh tế hấp dẫn, một điểm đến chiến lược cho tương lai

Truyền thông Thụy Sỹ: Việt Nam là một đối tác kinh tế hấp dẫn, một điểm đến chiến lược cho tương lai

Ngày 18/1, truyền thông Thụy Sỹ đánh giá cao thành tựu kinh tế và môi trường đầu tư của Việt Nam thông qua sự tham gia tích cực Hội nghị WEF Davos.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại: Thế giới đang nghĩ gì?

Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại: Thế giới đang nghĩ gì?

Nghiên cứu mới cho thấy, nhiều người tin ông Donald Trump trở lại là tín hiệu tích cực cho hòa bình thế giới nhưng các đồng minh của Mỹ thì không.
Truyền thông Czech đề cao việc nâng cấp quan hệ với Việt Nam trong chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Truyền thông Czech đề cao việc nâng cấp quan hệ với Việt Nam trong chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Truyền thông Czech nhấn mạnh kết quả nổi bật trong chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính là việc hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
Phiên bản di động