TIN LIÊN QUAN | |
Để nền kinh tế tận dụng tối đa lợi ích từ EVFTA | |
Cải cách thủ tục hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu |
Chiều 19/12, tại Hà Nội, Tổng cục Hải quan đã tổ chức Lễ ghi nhận xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt mốc 400 tỷ USD, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Chủ tịch Ủy ban Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại, cùng lãnh đạo Bộ Tài chính, các bộ, ngành đã tới dự.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, việc kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam từ mức 30 tỷ USD tăng lên 400 tỷ USD “có thể coi là kỳ tích”.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tin tưởng vị thế của Việt Nam trên bản đồ thương mại thế giới sẽ thay đổi. (Ảnh: TN) |
Nhìn lại chặng đường xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm qua cho thấy bước tiến mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu nhập khẩu. Bước vào đầu thập niên của thế kỷ 21 (năm 2001), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam mới chỉ ở con số khiêm tốn hơn 30 tỷ USD. Sau 6 năm (năm 2007) tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt con số 100 tỷ USD, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Bốn năm sau (năm 2011) quy mô xuất nhập khẩu đã tăng gấp đôi đạt con số 200 tỷ USD. Con số 300 tỷ USD tiếp tục đạt được với khoảng thời gian tương tự sau 4 năm (năm 2015). Rút ngắn một nửa thời gian, chỉ cần 2 năm tiếp theo (khoảng giữa tháng 12 năm 2017), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã chinh phục mức 400 tỷ USD.
Thời điểm ghi nhận các mốc kỷ lục xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. (Nguồn: TCHQ) |
Như vậy, tính từ năm Việt Nam chính thức gia nhập WTO đến nay (sau 10 năm), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng gấp 4 lần. Nhờ đó mà thứ hạng về xuất nhập khẩu của Việt Nam (theo xếp hạng của WTO) đã tăng lên rõ rệt. Cụ thể, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng từ vị trí 50 trong năm 2007 lên vị trí 26 ghi nhận trong năm 2016. Trong khi đó, nhập khẩu của Việt Nam cũng tăng lên từ vị trí thứ 41 trong năm 2007 lên vị trí 25 trong năm 2016.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận định, “chắc chắn với thành tích kim ngạch xuất nhập khẩu dự kiến đạt 410 tỷ USD cả năm nay, vị thế của chúng ta trên bản đồ thương mại thế giới sẽ thay đổi”.
Năm 2017, kinh tế thế giới có dấu hiệu khởi sắc với sự phục hồi và tăng trưởng ổn định của các nền kinh tế lớn như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (EU), các nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tuy nhiên, việc gia tăng chủ nghĩa bảo hộ sản xuất, bảo hộ mậu dịch cùng với những điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ và một số nước lớn đã tác động đáng kể tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và một số nước trong khu vực.
Thứ hạng xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam so với một số nước trong khu vực ASEAN. (Nguồn: TCHQ) |
Theo công bố của Tổng Cục Hải quan, riêng năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 11 tháng qua đạt 385,77 tỷ USD, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm trước. Quy mô xuất nhập khẩu đã tăng thêm hơn 200 tỷ USD chỉ sau 6 năm (tính từ năm 2011). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong 11 tháng từ đầu năm đã tăng 67,93 tỷ USD về số tuyệt đối và là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ từ trước tới nay.
Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của cả nước đạt 194,47 tỷ USD tăng 21,5%, tương ứng tăng 34,44 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trị giá nhập khẩu hàng hóa đạt 191,3 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn mức nhập khẩu của cả năm 2016 (175 tỷ USD).
Việt Nam hiện có trên 200 đối tác thương mại khắp toàn cầu, trong đó có 29 thị trường xuất khẩu và 23 thị trường nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD trong 11 tháng năm 2017. Trong đó có 4 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD và 5 thị trường nhập khẩu trên 10 tỷ USD.
Châu Á hiện là châu lục chiếm tỷ trọng trao đổi thương mại cao nhất, chiếm khoảng 67% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với châu Á trong 11 tháng năm 2017 đạt 257,4 tỷ USD, tăng tới 25,7% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam sẽ vượt Phillippines về tăng trưởng thị trường chứng khoán Hãng tin tài chính Bloomberg của Mỹ vừa đăng tải bài viết của tác giả Andy Mukherjee, trong đó đã đưa ra đánh giá tích ... |
Động lực mới cho nền kinh tế Trong bài phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh ấn tượng của ông đối ... |