Nhỏ Bình thường Lớn

'Vượt bão' thành công, liên tục lập kỳ tích, kinh tế Quảng Ninh có bí quyết gì?

Theo công bố chính thức của Tổng Cục thống kê, 6 tháng đầu năm 2023, kinh tế Quảng Ninh tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng với con số ấn tượng là 9,46%, cao hơn 0,66 điểm phần trăm so với kịch bản tăng trưởng, đứng thứ 2 trong Vùng đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 4 cả nước.
Kinh tế liên tục lập kỳ tích, Quảng Ninh có bí quyết gì?
Kinh tế Quảng Ninh tiếp tục giữ đà tăng trưởng ấn tượng. (Ảnh: Hùng Sơn)

Phát huy tốt 3 trụ cột

Xác định năm 2023 còn nhiều khó khăn lớn do ảnh hưởng suy thoái kinh tế, thời tiết bất thường, Quảng Ninh đã chủ động xây dựng kịch bản chi tiết ứng phó với từng tình huống cụ thể, trong đó xác định tập trung vào 3 trụ cột để tạo tăng trưởng.

Thứ nhất, đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; thúc đẩy nguồn vốn ngoài ngân sách phấn đấu năm 2023 tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 107.565 tỷ đồng.

Thứ hai, giữ ổn định phát triển bền vững ngành than, điện gắn với đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trọng điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) gắn với tăng quy mô công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp sạch, công nghệ cao.

Tin liên quan
Đầu tư PPP - Luồng gió mới Đầu tư PPP - Luồng gió mới 'thổi' vào Quảng Ninh

Thứ ba, tăng trưởng tối đa khu vực dịch vụ sau đại dịch, trọng điểm là du lịch, dịch vụ cảng biển, dịch vụ logistics và dịch vụ thương mại biên mậu. Đồng thời, tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu gắn với nâng cao chất lượng đời sống nhân dân; giữ vững ổn định khu vực nông, lâm, thủy sản.

Trong 6 tháng, 3 trụ cột để tăng trưởng kinh tế của Quảng Ninh đã phát huy được lợi thế, tạo được những đột phá. Trong đó, công nghiệp và xây dựng tiếp tục phát huy tối đa vai trò trụ cột trong tăng trưởng kinh tế.

Tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp, xây dựng ước tăng 8,63%, đóng góp 4,53 điểm phần trăm tăng trưởng Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), chiếm 55,2% trong GRDP.

Ngành dịch vụ, du lịch, thương mại tiếp tục phục hồi trên cơ sở tập trung khai thác hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại; thúc đẩy cơ hội để phục hồi thị trường khách du lịch quốc tế. Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ ước tăng 12,51%, cao hơn 1,27 điểm phần trăm so với cùng kỳ.

Cũng trong 6 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước đạt 28.000 tỷ đồng, bằng 53% dự toán Trung ương giao, bằng 52% dự toán tỉnh giao, bằng 106% kịch bản, bằng 101% cùng kỳ; Tổng kế hoạch chi đầu tư công năm 2023 là 14.278 tỷ đồng, chiếm khoảng 46%) tổng chi ngân sách địa phương; ước thực hiện đến 30/6 giải ngân đạt khoảng 4.280/14.059 tỷ đồng vốn kế hoạch.

Tổng vốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh ước đạt 832,17 triệu USD, phấn đấu cả năm đạt 1,2 tỷ USD. Đáng chú ý bên cạnh các nhà đầu tư truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Hong Kong (Trung Quốc). Một số quốc gia khác như Thuỵ Điển, Đức đã đến tìm hiểu và đầu tư tại Quảng Ninh.

Đặc biệt, nửa đầu năm, Quảng Ninh có 1.315 doanh nghiệp thành lập mới, đạt 66% so với kế hoạch năm; 592 doanh nghiệp hoạt động trở lại. Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn là 16.850 đơn vị, vốn đăng ký đạt 340.000 tỷ đồng…

Không chỉ tập trung cho tăng trưởng, thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, Quảng Ninh chi trên 1.000 tỷ đồng cho an sinh xã hội trong 6 tháng đầu năm, tăng 81% so với cùng kỳ. Tỷ lệ hộ nghèo ước giảm chỉ còn 0,041%.

Trong bối cảnh nhiều nơi, nhiều tỉnh công nhân thiếu việc làm, Quảng Ninh nỗ lực giải quyết việc làm mới cho 9.600 lao động, đạt 48% kế hoạch, trong đó tập trung chủ yếu vào các khu vực công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, phù hợp với thực tiễn địa phương.

Kinh tế liên tục lập kỳ tích, Quảng Ninh có bí quyết gì?
Cảng biển Quảng Ninh. (Nguồn: Vietnamnet)

Vững vị thế cực tăng trưởng kinh tế toàn diện

Kết quả trong 6 tháng đầu năm, nhất là tăng trưởng kinh tế GRDP đạt ở mức cao là những “con số biết nói”. Ẩn chứa đằng sau những con số này là cả sự nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh.

Ngay từ đầu năm 2023, Quảng Ninh đã nhanh chóng nhận diện thách thức như khó khăn về thị trường tiêu thụ, xuất nhập khẩu hàng hóa; đứt gãy chuỗi cung ứng lao động; ảnh hưởng của tình hình thế giới; tình trạng cung cấp điện thiếu ổn định; giá nguyên vật liệu và một số loại hàng hóa cơ bản tăng cao.

Đứng trước những thử thách ấy, Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đặc biệt là người đứng đầu cấp tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo, giữ vững sự đoàn kết, thống nhất và hành động, tiếp tục đổi mới tư duy, phát triển, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của khối đại đoàn kết toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp.

Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đã sớm ban hành các nghị quyết, xác định chủ đề công tác năm 2023 là “Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và chất lượng đời sống nhân dân” và tập trung phát huy 3 trụ cột.

Tại cuộc họp giao ban của Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh ngày 12/6, Ban Cán sự Đảng Ủy ban Nhân dân tỉnh nhận định, với mức tăng trưởng đạt cao trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức hơn, sẽ là cơ sở vững chắc để Quảng Ninh phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế GRDP cả năm đạt trên 11%.

Để thực hiện mục tiêu này, ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các cấp, ngành trong 6 tháng cuối năm tiếp tục bám sát chủ đề công tác năm 2023 về nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân; đi sâu làm rõ vấn đề về thúc đẩy đầu tư công, thu hút FDI, phát triển sản phẩm du lịch dịch vụ, lĩnh vực văn hóa con người và việc hoàn thành các công trình…

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh Nguyễn Mạnh Cường cũng thông tin, từ nay đến cuối năm, tỉnh sẽ tập trung khai thác các dư địa ở những ngành trọng điểm, như công nghiệp chế biến chế tạo, than, điện, du lịch dịch vụ, chăn nuôi, trồng trọt, kinh tế biển, logistics.

Ngoài ra, tỉnh sẽ kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp một cách thực chất, hiệu quả; cải thiện môi trường, cải cách thủ tục hành chính, tiếp tục xây dựng chính quyền phục vụ.

Với đà 7 năm liên tiếp tăng trưởng 2 con số, cùng kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm, có lý do để tin Quảng Ninh sẽ hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2023, tiếp tục giữ vững vai trò, vị thế là cực tăng trưởng kinh tế toàn diện của phía Bắc.

Nắm kỷ lục không mấy dễ chịu, kinh tế Nga vẫn đi lên, châu Á vô tình 'tiếp tay'?

Nắm kỷ lục không mấy dễ chịu, kinh tế Nga vẫn đi lên, châu Á vô tình 'tiếp tay'?

37 quốc gia đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga kể từ khi nước này tiến hành chiến dịch ...

Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết!

Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết!

“Luôn đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, sức khỏe của nhân dân lên trên hết, trước hết! là cách mà các cán bộ thuộc ...

Vì Nga, Mỹ khiến nhiều nước 'quay xe' với USD, Trung Quốc đã thấy cơ hội khả thi

Vì Nga, Mỹ khiến nhiều nước 'quay xe' với USD, Trung Quốc đã thấy cơ hội khả thi

Các nhà kinh tế gọi USD là đồng tiền dự trữ toàn cầu - danh hiệu mang lại một số đặc quyền khá quan trọng ...

Đại sứ Nguyễn Mạnh Tuấn: Hợp tác kinh tế Việt Nam-UAE sẽ sớm 'đơm hoa kết trái'

Đại sứ Nguyễn Mạnh Tuấn: Hợp tác kinh tế Việt Nam-UAE sẽ sớm 'đơm hoa kết trái'

Lãnh đạo Việt Nam và UAE mong muốn và quyết tâm cao trong thúc đẩy quan hệ song phương, đặc biệt là quan hệ kinh ...

Kinh tế tăng trưởng chậm, người giàu Trung Quốc lũ lượt di cư, mang theo hàng triệu USD

Kinh tế tăng trưởng chậm, người giàu Trung Quốc lũ lượt di cư, mang theo hàng triệu USD

Một cuộc di cư của các triệu phú Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra trong năm nay khi tốc độ tăng trường ...