TIN LIÊN QUAN | |
LHQ công bố Bản đồ toàn cầu về carbon hữu cơ trong đất | |
Trung Quốc và Canada nhất trí ra tuyên bố chung về biến đổi khí hậu |
Tuyên bố trên được Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) Jim Yong Kim đưa ra ngày 9/12.
Trao đổi với báo giới, Chủ tịch Jim Yong Kim cho biết hội nghị không chỉ đơn thuần là một cuộc họp chính trị cấp cao, mà là cơ hội giúp các thành phần tham dự, bao gồm đại biểu của các nước và các tổ chức vốn hiếm khi thảo luận cùng nhau, có thể gặp gỡ và trao đổi về những giải pháp cho vấn đề biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu là một trong các nguyên nhân gây ra đại tuyệt chủng. (Nguồn: Djinet) |
Theo Chủ tịch WB, trong bối cảnh Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ước tính sẽ mất khoảng 3,5 nghìn tỷ/năm để kiểm soát nhiệt độ toàn cầu tăng lên trong vòng 30 năm tới, việc huy động các nguồn tài chính cho các dự án khí hậu sẽ là chìa khóa then chốt.
Ông nhấn mạnh, mọi thứ sẽ chỉ dừng lại ở cam kết và sẽ không có điều gì thực sự thay đổi nếu không có đủ các nguồn tài chính để thực thi các biện pháp chống biến đổi khí hậu.
Trước đó, WB đã cam kết tăng ngân sách cho các dự án khí hậu lên 28% vào năm 2020. Trong năm nay, thể chế tài chính này đã cam kết hỗ trợ 13 tỷ USD cho hơn 200 sáng kiến liên quan đến khí hậu. Theo thống kê, trong giai đoạn 2011 - 2016, hơn 60 tỷ USD đã được đầu tư vào hơn 1.000 dự án để giúp các nước thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.
Dự kiến, trong ngày 12/12 tới, hội nghị thượng đỉnh Một Hành tinh, do Pháp, Liên hợp quốc và WB bảo trợ, sẽ diễn ra với sự tham dự của khoảng 4.000 đại biểu và 800 tổ chức tham dự để tìm kiếm các giải pháp tài trợ cho các dự án khí hậu.
Sự kiện này được tổ chức 2 năm sau khi hơn 190 nước đạt được Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và 6 tháng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận lịch sử này.
Mặc dù Mỹ không cử đại diện cấp cao tham dự hội nghị tới, song ông Jim Yong Kim cho biết giới chức địa phương và các bang cùng các tổ chức tư nhân của Mỹ vẫn sẽ có mặt nhằm khẳng định những cam kết trong việc ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.
Mỹ: Hàng nghìn địa danh lịch sử có thể bị nước biển nhấn chìm Giới khoa học cảnh báo chỉ 1m nước biển dâng sẽ khiến hơn 13.000 công trình khảo cổ học quan trọng ở miền Đông Nam ... |
Nước biển dâng sẽ nhấn chìm nhiều quốc gia, thành phố Nước biển dâng cao đang đe dọa nhấn chìm nhiều quốc gia và thành phố trên thế giới vào cuối thế kỷ 21 nếu con ... |
ASEAN cần khoảng 3.000 tỷ USD cho "đầu tư xanh" đến 2030 Các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần tăng gấp 4 lần mức "đầu tư xanh" mỗi năm để ... |