TIN LIÊN QUAN | |
Bảo đảm tổ chức WEF ASEAN thành công | |
WEF ASEAN 2018 sẽ khai mạc vào 11/9 tới |
Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018 diễn ra từ ngày 11-13/9 sắp tới có chủ đề “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, gắn kết với chủ đề ASEAN 2018 là “ASEAN tự cường và sáng tạo”.
Bên lề Hội nghị Ngoại giao 30, Đại sứ Việt Nam tại Đức Đoàn Xuân Hưng, người có nhiều năm gắn bó với WEF từ khi còn giữ chức Vụ trưởng Vụ Kinh tế Bộ Ngoại giao, người đã góp phần mang Diễn đàn Kinh tế Thế giới về tổ chức thành công tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2010, đã chia sẻ nhiều ý kiến về những cơ hội cho Việt Nam với sự kiện có ý nghĩa này.
Đại sứ Việt Nam tại Đức Đoàn Xuân Hưng trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao 30. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Dẫn dắt “chợ ý tưởng”
Ông Đoàn Xuân Hưng chia sẻ, thời điểm năm 2010, WEF chỉ tổ chức ở những nước lớn, ở châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc..., khu vực ASEAN chưa có quốc gia nào được đăng cai.
Theo ông Đoàn Xuân Hưng, WEF đã trở thành một trong những diễn đàn nổi bật trên toàn cầu, là một “chợ ý tưởng” cực kỳ lớn; tất cả các chính khách đương chức, cựu chính khách, hàng nghìn doanh nghiệp nổi bật nhất trên toàn cầu… đều đến tham dự và trao đổi về ý tưởng và những xu hướng mới.
“Vì vậy nếu chúng ta nắm bắt được xu hướng đó thì hoàn toàn có cơ hội hoạch định tương lai phát triển của đất nước mình. Nếu chúng ta kéo được WEF về Việt Nam thì sẽ thu hút được sự quan tâm rất lớn, quảng bá được hình ảnh của đất nước và là cơ hội tuyệt vời cho chúng ta thể hiện tiềm năng để phát triển trong mắt cộng đồng quốc tế”, Đại sứ Đoàn Xuân Hưng khẳng định.
Với việc WEF ASEAN 2018 có chủ đề: “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp lần thứ 4” được tổ chức tại Việt Nam, ông Đoàn Xuân Hưng cho rằng, đây thực sự là một sáng kiến rất ý nghĩa trong bối cảnh toàn cầu dịch chuyển theo cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.”
“Việc chúng ta ký với WEF đưa hội nghị lần này về Việt Nam cũng là một cú hích có ý nghĩa cho cộng đồng doanh nghiệp và cho cả xã hội chú ý tới cuộc cách mạng 4.0, bởi khi thế giới có một “cuộc cách mạng” có nghĩa là sẽ dẫn tới những thay đổi lớn và quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của toàn cầu. Vì vậy nếu chúng ta bám sát được thì sẽ rất thành công”, Đại sứ Đoàn Xuân Hưng nhận định.
Bên cạnh đó, Đại sứ Đoàn Xuân Hưng cho rằng Việt Nam không chỉ tham gia hội nghị mà còn phải nghiên cứu đâu là khâu then chốt để thực sự hiểu thế nào là cuộc cách mạng 4.0, điểm nào phù hợp và cần phát triển trước tiên như cơ sở hạ tầng số hóa, Chính phủ điện tử… để kết hợp với tình hình hiện tại của đất nước.
Tại cuộc họp lần thứ tư Ban Tổ chức Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN), Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị WEF ASEAN cho biết: WEF ASEAN dự kiến thu hút khoảng 800-1.000 đại biểu tham dự, trong đó có hầu hết lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN và một số nước trong khu vực, các tổ chức quốc tế lớn và đông đảo lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu thế giới và khu vực.
Tại cuộc họp lần thứ tư Ban Tổ chức Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN), Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị WEF ASEAN cho biết: WEF ASEAN dự kiến thu hút khoảng 800-1.000 đại biểu tham dự, trong đó có hầu hết lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN và một số nước trong khu vực, các tổ chức quốc tế lớn và đông đảo lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu thế giới và khu vực. |
Thúc đẩy kết nối ASEAN
Trong thời gian gần đây, với sự quan tâm và hợp tác ngày càng chặt chẽ giữa Việt Nam và WEF, ông Đoàn Xuân Hưng nhận thấy các cán bộ của Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành đã hết sức nỗ lực làm việc, đưa ra nhiều sáng kiến nhằm hợp tác với WEF ngày càng nhiều hơn, đặc biệt là việc tổ chức để các lãnh đạo Việt Nam có mặt tại các diễn đàn, hội nghị quốc tế trong và ngoài nước, giúp đưa thêm các doanh nghiệp lớn kết nối với doanh nghiệp toàn cầu, tạo ra công ăn việc làm, sự hợp tác về kinh tế vô cùng có ý nghĩa với Việt Nam.
Theo ông Đoàn Xuân Hưng, việc Việt Nam tích cực tham gia các hoạt động của WEF dẫn đến kết quả WEF được tổ chức tại Việt Nam là một sáng kiến tuyệt vời. Việt Nam là thành viên tích cực, chủ động và sáng tạo của ASEAN, do đó, WEF ASEAN 2018 là cơ hội Việt Nam quảng bá cho ASEAN trong đó có Việt Nam, đặc biệt trong thời điểm hiện nay, Việt Nam đang có những khởi sắc về mặt kinh tế, bạn bè quốc tế, các doanh nghiệp trên toàn cầu rất quan tâm đến Việt Nam. WEF ASEAN lần này không chỉ quảng bá một cộng đồng ASEAN phát triển năng động mà còn quảng bá một Việt Nam đầy chí quyết tâm, Chính phủ kiến tạo, các doanh nghiệp cùng chung tay góp sức cho đất nước.
Do đó, sáng kiến đưa WEF về Việt Nam rất có ích cho việc thúc đẩy sự hợp tác và hội nhập kết nối trong ASEAN, trong đó Việt Nam tiếp tục là một thành viên chủ đạo, thúc đẩy nguồn lực. Đây cũng là một trong những hướng đi của ngoại giao kinh tế Việt Nam, kéo các diễn đàn quốc tế về Việt Nam, đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Trọng tâm WEF ASEAN 2018 là về Cách mạng công nghiệp 4.0 Chiều 27/6, tại Hà Nội, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ... |
Ban Tổ chức WEF ASEAN họp thảo luận, rà soát công tác chuẩn bị hội nghị Sáng 7/6, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng thường trực Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban Tổ chức đã chủ trì cuộc họp lần ... |
Tổ chức Hội nghị WEF ASEAN 2018 chu đáo, an toàn, tiết kiệm và đạt hiệu quả Phát biểu tại cuộc họp lần thứ nhất Ban Tổ chức Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN ... |