WEF Davos 2014 và sự tham dự của Việt Nam

Sau khi Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2014 tại Davos, Thụy Sỹ từ ngày 22-25/1, ông Nguyễn Quốc Dũng, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế, Bộ Ngoại giao đã trả lời phỏng vấn TG&VN về những kết quả chính của Hội nghị.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2014.

Xin ông cho biết một số nét chính về Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2014 (WEF Davos 2014)?

Như tôi đã trả lời báo TG&VN trước khi Đoàn Việt Nam lên đường đi Davos, Hội nghị năm nay có chủ đề "Tái định hình thế giới: các hệ quả về xã hội, chính trị và kinh doanh". Đây là chủ đề rất hấp dẫn và quan trọng, đánh dấu một bước chuyển đổi của thế giới trong nhiều lĩnh vực.

Theo thông lệ, một trong những mảng nội dung chính và được chú ý nhất tại Hội nghị là đánh giá, dự báo tình hình và các xu thế phát triển của kinh tế thế giới (KTTG), các khu vực và các nền kinh tế chủ chốt trong năm 2014.

Nhiều ý kiến tại Hội nghị dự báo triển vọng phục hồi của KTTG bằng từ ngữ "lạc quan thận trọng", đánh giá KTTG tuy sẽ tiếp tục phục hồi nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, trong đó, nhấn mạnh bất bình đẳng thu nhập đang là vấn đề toàn cầu tồn tại ở khắp các nền kinh tế.

Chủ tịch WEF, Giáo sư Klaus Schwab nhận định, kinh tế toàn cầu đang đi vào "một giai đoạn mà những kỳ vọng thì ít đi trong khi những bất ổn lại tăng lên". Đáng chú ý, Giáo sư Lawrence Summers (Đại học Harvard, Mỹ) dự báo các nền kinh tế phương Tây có thể bắt đầu thời kỳ đình trệ trăm năm mới có một lần.

Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde nhấn mạnh một số nguy cơ đối với KTTG trong năm 2014, đặc biệt là: tốc độ phục hồi không đồng đều giữa các nền kinh tế phát triển và đang phát triển; những rủi ro của hệ thống tài chính cũ chưa được khắc phục triệt để và áp lực thiết lập lại hệ thống tài chính thế giới; tác động khi một số nền kinh tế phát triển bắt đầu rút các gói nới lỏng định lượng; nguy cơ giảm phát và tỷ lệ thất nghiệp còn ở mức cao ở khu vực châu Âu…

Trong bối cảnh tiến trình cải cách cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng ở nhiều nền kinh tế đang diễn ra chậm chạp và gặp nhiều thách thức, nhiều phiên họp của Hội nghị đã tập trung thảo luận về các chính sách tăng trưởng toàn diện (inclusive growth). Các đại biểu dự Hội nghị đã nêu ra một số mục tiêu ưu tiên trong thời gian tới của kinh tế toàn cầu, trong đó tập trung vào các chính sách tạo việc làm, đặc biệt là cho khu vực thanh niên, tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc.

Hội nghị đã đề xuất một số chính sách cần triển khai trong trung và dài hạn. Một là, tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các ngành năng lượng xanh và nông nghiệp bền vững. Hai là, tạo môi trường thuận lợi, nhất là về tài chính, cho sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ba là, tăng cường vai trò của y tế và giáo dục, thúc đẩy bình bẳng giới trở thành các động lực mới cho tăng trưởng bền vững. Hội nghị cũng đánh giá, các đột phá về công nghệ, đổi mới và sáng tạo có vai trò rất quan trọng trong triển khai chính sách tăng trưởng toàn diện, định hình quá trình chuyển đổi đang diễn ra trong các lĩnh vực chính trị - xã hội và kinh tế trong giai đoạn tới.

Các đại biểu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu sắc hiện nay. Thủ tướng Australia (Chủ tịch G20 năm 2014) đưa ra thông điệp xác định trọng tâm của Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm nay là thúc đẩy thương mại toàn cầu và xử lý chủ nghĩa bảo hộ, cải thiện hệ thống thuế theo hướng bảo đảm công bằng và lành mạnh hóa các quy định về tài chính quốc tế.

Các nội dung có sự tham dự của Đoàn Việt Nam tại Hội nghị WEF Davos 2014 là gì, thưa ông?

Trong bối cảnh Cộng đồng ASEAN chuẩn bị hình thành vào năm 2015, triển vọng phát triển của khu vực là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu tham dự Hội nghị. Do vậy, nội dung về ASEAN là một trong những ưu tiên tham gia của Đoàn Việt Nam nhằm tuyên truyền và thu hút sự quan tâm của các đối tác. Tại Phiên họp "Tái định hình ASEAN và các tác động đối với tăng trưởng tại Đông Á", các đại biểu đã cùng thảo luận về vai trò trung tâm của ASEAN, các cơ hội và thách thức đặt ra khi Cộng đồng ASEAN hình thành, tác động của các hiệp định FTA như TPP, RCEP, vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông...

Trả lời các câu hỏi của người dẫn chương trình và đại biểu tham dự, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã phát biểu nhấn mạnh vai trò hạt nhân của khu vực ASEAN trong liên kết kinh tế khu vực, đồng thời đề xuất một số nội dung các nước ASEAN cần quan tâm triển khai, nhất là việc bảo đảm nội lực của khối; cùng với các đối tác bảo đảm môi trường thuận lợi cho liên kết và hội nhập, trong đó bao gồm bảo đảm môi trường an ninh và hợp tác, giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cùng tham dự Phiên thảo luận không chính thức giữa các nhà lãnh đạo kinh tế thế giới (IGWEL - thành phần tham dự từ cấp Bộ trưởng trở lên). Tại Phiên họp, các đại biểu đã cùng thảo luận về các xu hướng lớn của kinh tế toàn cầu, xác định các nhu cầu của KTTG trong năm 2014. Phó Thủ tướng Việt Nam đã chia sẻ về một số vấn đề đặt ra hiện nay của KTTG như việc duy trì đà phục hồi kinh tế, các chính sách thúc đẩy tái cấu trúc kinh tế cân bằng và bền vững hơn, thúc đẩy tự do hóa thương mại vì phát triển, tăng cường hợp tác xử lý các thách thức an ninh phi truyền thống...

Tham gia tích cực vào quá trình triển khai sáng kiến "Tầm nhìn mới cho nông nghiệp" của WEF kể từ năm 2009, mô hình hợp tác công-tư (PPP) trong nông nghiệp của Việt Nam hiện được coi là điểm sáng để nhân rộng sang các nước khác trong khu vực. Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự Phiên họp "Thiết lập chương trình Nghị sự toàn cầu cho chuyển đổi nông nghiệp" đã cùng thảo luận về việc tăng cường bảo đảm an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững. WEF đã đề xuất triển khai chương trình "Tăng trưởng châu Á" nhằm thúc đẩy hợp tác công-tư trong phát triển nông nghiệp bền vững tại khu vực châu Á, đặc biệt là ASEAN. Sáng kiến này sẽ chính thức được thảo luận tại Hội nghị WEF Đông Á 2014 tại Philippines vào tháng 5. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã tham dự phần thảo luận cấp cao của Phiên họp cùng với các diễn giả là Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon, Tổng thống Rwanda, Tổng thống Ghana; phát biểu chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong phát triển nông nghiệp bền vững, khẳng định cam kết của Việt Nam trong bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu... Bộ trưởng Cao Đức Phát đã tham gia phần thảo luận với các giám đốc điều hành (CEO) để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam qua hình thức đối tác công - tư.

WEF Davos năm nay cũng có nhiều nội dung thảo luận về chủ đề y tế. Với những thành tựu ấn tượng của Việt Nam về chăm sóc sức khỏe cho người dân và thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, tại Phiên họp "Vai trò trung tâm của y tế trong xã hội, kinh doanh và nền kinh tế", Ban tổ chức đã mời Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam về vai trò của y tế đối với phát triển kinh tế-xã hội, các chính sách phát triển ngành y tế và những thách thức đặt ra đối với ngành y tế tại các nước đang phát triển trong thời gian tới.

Ngoài ra, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng tham dự một số phiên họp riêng về tìm kiếm giải pháp bảo đảm an ninh nguồn nước và thúc đẩy sự chuyển đổi bền vững để duy trì nguồn nước cho tương lai; sáng tạo cho tầm nhìn mới trong nông nghiệp.

Bên lề Hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã tiếp xúc song phương với Phó Tổng thống, Bộ trưởng Kinh tế Thụy Sỹ Schneider Ammann; Đại diện Cấp cao về Đối ngoại và An ninh của EU Catherine Ashton; Đại diện Thương mại Mỹ Froman; Hoàng tử Anh Andrew; Bộ trưởng Ngoại giao Iran; Giám đốc điều hành WEF Phillip Rosler và Chủ tịch Tập đoàn UPS. Nội dung các cuộc tiếp xúc tập trung vào tăng cường quan hệ song phương và thúc đẩy đàm phán các FTA.

Bên cạnh chương trình của đoàn chính thức, một số doanh nghiệp Việt Nam là thành viên của WEF như FPT, VinaCapital... cũng tích cực tham gia các hoạt động của Hội nghị WEF Davos 2014.

Xin cảm ơn ông!

Hải Vũ (thực hiện)



 

Đọc thêm

VFF đã 'chốt' vị trí HLV trưởng đội tuyển và U23 Việt Nam

VFF đã 'chốt' vị trí HLV trưởng đội tuyển và U23 Việt Nam

Sau hơn một tháng tìm kiếm huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia Việt Nam, Liên đoàn bóng đá Việt Nam chính thức bổ nhiệm HLV Kim Sang Sik.
XSMN 3/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 3/5/2024. xổ số ngày 3 tháng 5. xổ số hôm nay 3/5/2024

XSMN 3/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 3/5/2024. xổ số ngày 3 tháng 5. xổ số hôm nay 3/5/2024

XSMN 3/5 - Kết quả xổ số ngày 3 tháng 5. XSMN thứ 6. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 3/5/2024. KQSXMN. xổ số hôm nay ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 4/5/2024: Bọ Cạp cẩn thận sập bẫy

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 4/5/2024: Bọ Cạp cẩn thận sập bẫy

Tử vi hôm nay 4/5/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 4/5 và sáng 5/5: Lịch thi đấu Ngoại Anh vòng 36 - Man City vs Wolves; V-League - SLNA vs Hà Nội

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 4/5 và sáng 5/5: Lịch thi đấu Ngoại Anh vòng 36 - Man City vs Wolves; V-League - SLNA vs Hà Nội

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 4/5 và sáng 5/5: Lịch thi đấu V-League - CAHN vs Nam Định; Ngoại Anh vòng 36 - Arsenal vs Bournemouth...
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 3/5 - SXMN 3/5/2024 - kết quả xổ số hôm nay 3/5

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 3/5 - SXMN 3/5/2024 - kết quả xổ số hôm nay 3/5

XSMN 3/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 3/5/2023. kết quả xổ số ngày 3 tháng 5. xổ số hôm nay 3/5. SXMN 3/5. XSMN ...
Quan chức Ukraine ‘tổng tấn công’ Nga trên mạng xã hội, đồng loạt ủng hộ Mỹ mạnh tay hơn lệnh trừng phạt uranium

Quan chức Ukraine ‘tổng tấn công’ Nga trên mạng xã hội, đồng loạt ủng hộ Mỹ mạnh tay hơn lệnh trừng phạt uranium

Mỹ ra tay ‘tấn công’ uranium của Nga, các quan chức Ukraine đồng loạt hưởng ứng, kêu gọi Washington mạnh tay hơn nữa... việc này có dễ?
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động