WEF và dấu ấn Việt Nam

WEF ASEAN 2018 là một sự kiện đối ngoại quan trọng, được kỳ vọng sẽ là cầu nối giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á với cộng đồng các tập đoàn hàng đầu thế giới, tạo ra diễn đàn để thảo luận những thách thức và cơ hội của khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
wef va dau an viet nam Chính phủ và doanh nghiệp đồng hành tổ chức WEF ASEAN 2018
wef va dau an viet nam WEF ASEAN 2018: 1.200 doanh nghiệp sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam

Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN 2018) là dấu mốc ghi nhận những đóng góp cụ thể nhất của Việt Nam với tư cách là một thành viên tích cực, chủ động của một trong những diễn đàn toàn cầu uy tín và hoạt động hiệu quả. WEF ASEAN 2018 thu hút sự quan tâm của hầu hết lãnh đạo các nước lớn, các tổ chức quốc tế cũng như các tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới. Đây còn là cơ hội rất tốt để các đại biểu tăng cường các hoạt động kết nối, mở rộng quan hệ đối tác.

Gợi mở các ý tưởng về cải cách kinh tế

Mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và WEF được khởi đầu từ năm 1989, đúng vào thời điểm quá trình đổi mới kinh tế bắt đầu. Đây là diễn đàn đối thoại quan trọng của lãnh đạo Chính phủ Việt Nam với các tập đoàn hàng đầu thế giới, giúp gợi mở các ý tưởng về cải cách kinh tế, đồng thời mang lại cho Việt Nam các cơ hội đầu tư và phát triển kinh tế trong nước.

Trong gần 30 năm qua, Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam thường xuyên tham dự các Hội nghị thường niên của WEF tại Davos, Thụy Sỹ và Đông Á. 30 năm qua, Việt Nam luôn thể hiện sự năng động, tích cực đề xuất những ý tưởng mới, triển khai những kế hoạch hợp tác thiết thực. Dấu ấn nổi bật nhất của Việt Nam là đã phối hợp với WEF tổ chức Hội nghị WEF Đông Á năm 2010 và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới khu vực Mekong (WEF Mekong) năm 2016.

wef va dau an viet nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ các nhà đầu tư nước ngoài tại WEF ASEAN 2017 tại Thủ đô Phnom Pênh, Campuchia.

Đóng góp vào nỗ lực chung của quốc tế

Hội nghị WEF Đông Á lần thứ 19 được Việt Nam đăng cai tổ chức năm 2010, tại TP. Hồ Chí Minh chính là tiền thân của Hội nghị WEF ASEAN hiện nay. Khi đó, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu rơi vào khủng khoảng năm 2008-2009, nước Chủ nhà Việt Nam đã bám sát chủ đề “Vai trò đang lên của châu Á trong phát triển toàn cầu”, với 20 phiên họp chính thức, xoay quanh bốn trục nội dung chính: Vai trò đang lên của châu Á; Những rủi ro toàn cầu; Lộ trình tăng trưởng xanh của châu Á; Năng lực cạnh tranh.

Hội nghị đã đề ra nhiều giải pháp mà các nền kinh tế sau này vận dụng để vượt qua khủng khoảng kinh tế. Chính bởi vậy, các thành viên tham dự WEF Đông Á 2010 đã đánh giá rất cao sáng kiến của Việt Nam đóng góp vào nỗ lực chung của quốc tế vượt qua khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009. Qua hội nghị  này, Việt Nam đã gây được dấu ấn mạnh mẽ đối với các lãnh đạo cấp cao và cộng đồng doanh nghiệp quốc tế tham dự hội nghị, đồng thời được Ban lãnh đạo WEF đánh giá rất cao.

Việc tổ chức thành công Hội nghị WEF Đông Á 2010 đã góp phần quảng bá tốt cho Việt Nam nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới trong quá trình phục hồi, các nhà đầu tư đang tìm kiếm các thị trường ổn định và có khả năng ứng phó tốt với các cuộc khủng hoảng.

Năm 2016, Việt Nam tiếp tục đề xuất sáng kiến tổ chức Hội nghị WEF-Mekong. Và lần đầu tiên, ngày 25/10/2016 tại Hà Nội, Hội nghị này được tổ chức nhằm quảng bá về Tiểu vùng Mekong với thế giới. Hội nghị đã thu hút khoảng 200 đại biểu gồm nhiều Bộ trưởng phụ trách kinh tế của các nước Mekong, đông đảo các doanh nghiệp, tập đoàn thành viên WEF và các nước Mekong cùng chuyên gia, học giả quốc tế. Với chủ đề “Phát triển khu vực Mekong: Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và kết nối”, hội nghị có 5 phiên họp tập trung thảo luận nhiều vấn đề về phát triển và hội nhập của các nước Mekong như tầm nhìn, định hướng phát triển khu vực Mekong, huy động nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi thương mại, đầu tư, du lịch, thúc đẩy công nghiệp hóa và phát triển bền vững trong khu vực Mekong trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4…

wef va dau an viet nam
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Trưởng ban Tổ chức Hội nghị WEF ASEAN chủ trì họp báo về WEF ASEAN 2018. (Nguồn: Tuấn Anh)

Sự quan tâm của các thành viên WEF đối với tiềm năng phát triển của khu vực đã mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy các tập đoàn hàng đầu tăng cường đầu tư vào khu vực, đồng thời thể hiện vai trò và đóng góp tích cực của Việt Nam vào phát triển và hội nhập trong khu vực Mekong.

Tuy nhiên, WEF Đông Á 2010 và WEF-Mekong 2016 chỉ là hai trong nhiều đóng góp cụ thể của Việt Nam, với tư cách là một thành viên tích cực chủ động của WEF trong vai trò là cầu nối.

Giai đoạn hợp tác mới

Hợp tác giữa Việt Nam và WEF đã được chuyển sang giai đoạn mới với việc ký kết Thỏa thuận hợp tác về “Phát triển nền kinh tế Việt Nam tự cường trước tương lai” (WEF Davos, Thụy Sỹ, tháng 1/2017). Đây là thỏa thuận đầu tiên WEF ký với một quốc gia trên thế giới và việc ký kết đó được triển khai rất cụ thể ngay trong năm 2017 và năm 2018.

wef va dau an viet nam

Cho đến nay, hai bên đã tích cực triển khai Thỏa thuận, bao gồm 6 lĩnh vực: kinh tế và xã hội hóa, thương mại - đầu tư qua biên giới, cơ sở hạ tầng, sản xuất, nông nghiệp và an ninh lương thực, giáo dục và bình đẳng giới. WEF đã tích cực tư vấn giúp Việt Nam có chính sách thích hợp, tranh thủ được cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, vượt qua những thách thức đặt ra.

Về hợp tác trong một số lĩnh vực, hiện Việt Nam tích cực tham gia sáng kiến “Tầm nhìn mới trong nông nghiệp” của WEF. Từ năm 2016, Bộ trưởng Bộ Công thương đã tham gia Ban điều phối dự án “Tương lai của hệ thống sản xuất” của WEF và từ năm 2017 tham gia Nhóm Chiến lược khu vực ASEAN.

Trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác, các Bộ liên quan đã phối hợp với WEF triển khai các hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội số hóa, thương mại-đầu tư qua biên giới, cơ sở hạ tầng, sản xuất, nông nghiệp và an ninh lương thực…

Hiện Việt Nam có 10 tập đoàn/công ty lớn là thành viên của WEF là Viettel, FPT, VinGroup, VinaCapital, Vietcombank, Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SIG), DatViet VAC, Tập đoàn Hoa Sen, Công ty Đầu tư Công nghiệp Việt Nam, Công ty cổ phần Xây dựng Kiến trúc AA.

wef va dau an viet nam [Infographic] WEF ASEAN 2018: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF - ASEAN) năm 2018 với chủ đề “Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng ...

wef va dau an viet nam Tâm sự của một CEO về ASEAN và Cách mạng công nghiệp 4.0

“Hôm nay, tôi lại đang tiếp tục đấu tranh để định hướng phát triển ngân hàng của tôi và chính bản thân tôi trong một ...

wef va dau an viet nam Việt Nam đón các đoàn tiền trạm Hội nghị WEF ASEAN 2018 tại Hà Nội

Ngày 23/8, tại Trung Tâm Hội nghị Quốc gia (NCC), Ban Tổ chức Hội nghị WEF ASEAN đã tổ chức các hoạt động tiền trạm ...

Chu Văn

Bài viết cùng chủ đề

WEF ASEAN 2018

Xem nhiều

Đọc thêm

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động