WHO cho rằng, biến thể Omicron tiếp tục 'áp đảo' các biến thể đáng quan ngại khác trên phạm vi toàn cầu. (Nguồn: AFP) |
Số ca mắc mới trong tuần đã tăng thêm 5% so với tuần trước đó. Theo WHO, tỷ lệ mắc mới đã tăng chậm hơn trên phạm vi toàn cầu.
Cũng trong tuần trước, thế giới ghi nhận thêm gần 50.000 ca tử vong, tương tự một tuần trước đó. Báo cáo cho thấy Omicron tiếp tục "áp đảo" các biến thể đáng quan ngại khác trên phạm vi toàn cầu.
WHO nêu rõ, tình hình dịch bệnh hiện nay trên thế giới chủ yếu do sự "thống trị" của biến thể Omicron, trong khi mức độ lây lan của biến thể Delta tiếp tục giảm và các biến thể gồm Alpha, Beta, Gamma lây lan rất thấp.
Các nước chứng kiến số ca nhiễm Omicron tăng nhanh hồi tháng 11 và 12/2021 đều đã và đang bắt đầu chứng kiến số ca nhiễm mới theo chiều đi xuống.
Tuy nhiên, dựa trên dữ liệu hiện có, "nhìn chung nguy cơ liên quan đến biến thể Omicron vẫn rất cao".
WHO đã lấy các mẫu thu thập được giải trình tự gene trong 30 ngày qua, tải lên sáng kiến khoa học toàn cầu GISAID.
Kết quả cho thấy, có tới 89,1% số mẫu này là biến thể Omicron, trong khi chỉ có 10,7% là biến thể Delta.
| Thời gian tồn tại trên nhựa và da người của biến thể Omicron là bao lâu? Biến thể Omicron có thể tồn tại 193 giờ trên nhựa, 21 giờ trên da người nhưng bất hoạt sau 15 giây tiếp xúc với ... |
| Thế giới đang ở thời điểm mấu chốt trong đại dịch Covid-19 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi các quốc gia cùng nhau nỗ lực để chấm dứt giai đoạn cấp tính của đại ... |