Việt kiều Nigita Hạnh chia sẻ về kinh nghiệm người Nhật xây dựng nền móng thương hiệu. (Ảnh: NVCC) |
Bà đánh giá thế nào về các sản phẩm thương hiệu quốc gia của Việt Nam?
Theo cách nhìn của tôi thì các thương hiệu của Việt Nam nói chung trong giai đoạn này tương đối tốt về chất lượng, về tính thẩm mỹ... Tuy nhiên, chúng ta nên có những sản phẩm chất lượng tốt hơn nữa và cách quảng bá thương hiệu cũng cần tinh tế và hấp dẫn hơn vì chúng ta không chỉ bán hàng trong nước mà hướng tới thị trường quốc tế.
Chính vì vậy, những sản phẩm thương hiệu quốc gia chính là bộ mặt, là tinh thần, là văn hóa của quốc gia thể hiện ở đó. Khi khách hàng tiếp cận với những sản phẩm quốc gia của Việt Nam, chúng ta phải khiến họ cảm nhận được văn hóa, tinh thần của đất nước, con người Việt Nam trên đó. Làm được như vậy thì chúng ta sẽ thành công. Nên sản phẩm thương hiệu của quốc gia là bộ mặt và văn hóa tinh thần của quốc gia được thể hiện ở đó! Nên chúng ta cần trau chuốt cho bài bản, mang thẩm mỹ và văn hoá, để người dùng cảm nhận được hình ảnh đất nước con người Việt Nam.
Nhật Bản là một trong những đất nước làm thương hiệu sản phẩm quốc gia rất tốt với các tên tuổi lớn như Toyota, Sony, Uniqlo, Panasonic, Nintendo… Là Việt kiều Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, xin bà cho biết kinh nghiệm làm thương hiệu của các doanh nghiệp Nhật Bản?
Ở Nhật Bản có những thương hiệu nổi tiếng bởi điều đầu tiên mà người Nhật làm khi sản xuất một sản phẩm phục vụ xã hội là họ đặt cái tâm của mình lên hàng đầu. Người Nhật quan niệm, một sản phẩm tốt phục vụ cho xã hội thành công khi người tiêu dùng đánh giá sản phẩm đó xứng đáng với đồng tiền mà họ bỏ ra mua về. Các nhà sản xuất Nhật Bản cũng tự hào vì họ đã đem lại hạnh phúc cho người tiêu dùng bằng giá trị thực của sản phẩm.
Người Nhật hết sức tôn trọng người tiêu dùng và để khẳng định được thương hiệu của mình, họ rất chú trọng nâng cao tối đa chất lượng sản phẩm, và đó cũng chính là tính cách, là văn hóa của đất nước - con người và đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản. Người Nhật cũng quan niệm, có doanh nghiệp thì mới có sự thành công, có sự cạnh tranh mới xây dựng được một xã hội phồn vinh cho đất nước.
Đặc biệt người Nhật có tinh thần ái quốc vô cùng cao nên họ rất muốn làm mọi sản phẩm đều có hàm lượng trí tuệ. Họ bán hàng cho người tiêu dùng thực sự cần và có hướng dẫn chu đáo, cẩn thận.
Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xin bà chia sẻ vài ví dụ về cách làm thương hiệu của các doanh nghiệp nhỏ tại Nhật mà Việt Nam có thể tham khảo?
Cá nhân tôi thấy, quy mô sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam đa số còn nhỏ và vẫn mang tính thủ công nhiều. Vì vậy chúng ta chưa áp dụng được những loại máy móc hiện đại và quy mô nhà xưởng cũng nhỏ hẹp. Với tình hình kinh tế hiện nay thì điều đó có thể hiểu bởi ít có doanh nghiệp nào không đi lên từ quy mô nhỏ, nhưng chúng ta vẫn phải luôn chú trọng về chất lượng trong tất cả các công đoạn của sản phẩm. Nếu làm được như vậy thì dù sản xuất nhỏ nhưng thương hiệu sản phẩm vẫn cứ lan tỏa, vẫn làm nên tên tuổi của doanh nghiệp trên thương trường.
Hơn nữa, để cho cái tên và thương hiệu của mình luôn gắn liền với đạo đức của người sản xuất, với cái tâm của người sản xuất ra sản phẩm phục vụ xã hội thì dù sản xuất nhỏ cũng vẫn sẽ có chỗ đứng trên thương trường.
Văn hóa, nghệ thuật là một lĩnh vực tưởng như không khó mà lại không dễ quảng bá. Theo bà, chúng ta có thể học được gì từ cách người Nhật làm thương hiệu trong lĩnh vực này?
Người Nhật Bản rất chú trọng đến quảng bá văn hóa và lịch sử của đất nước. Bạn có thể nhận thấy những hình ảnh mang dấu ấn thời gian của cả con người và phong cảnh! Họ không màu mè mà rất thực tế khi làm các chương trình phim lịch sử về các triều đại gắn liền với dòng sản phẩm mà thời đó người Nhật đã sáng tạo ra. Bên cảnh đó, họ vẫn gìn giữ được nét văn hoá cổ xưa trong bối cảnh văn hoá hiện đại luôn phát triển và tìm cách dung hòa truyền thống và hiện đại. Điều này khiến văn hóa Nhật Bản trở nên đa dạng và được bảo tồn rất tốt.
Người Nhật gìn giữ rất tốt các khu đền đài cổ xưa. Thậm chí, họ còn có giữ gìn được cả khu vực làm nghề của tổ tiên. Phong cảnh Nhật đẹp và rất đặc trưng, không thể pha trộn với bất cứ nơi nào. Họ có cách ứng xử rất thân thiện, chu đáo và ấm áp. Điều này khiến cho khách thập phương đến với Nhật một lần là sẽ muốn đến nhiều lần nữa. Cách họ đề cao sự tôn trọng trong mọi mặt cả đời sống xã hội, tôn trọng nguồn cội, tôn trọng văn hóa, tôn trọng người tiêu dùng, tôn trọng khách du lịch… chính là cách người Nhật đưa văn hóa của mình cứ thế lan tỏa không ngừng.
Việt kiều Nigita Hạnh - Ngô Thị Bích Hạnh: - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam-Nhật Bản. - Chủ tịch Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ cao Nhật Bản Nigita (Nigita Japan Tecnology Investmenat JSC) - Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần ANNA PROBIO VIETNAM JSC - Cố vấn Điều hành cấp cao Hội Doanh nghiệp Việt Nam-Nhật Bản - Cố vấn Cấp cao của Hiệp hội Văn hóa và sức khỏe Nhật Bản Bà nhận được nhiều Bằng khen, Giấy khen, Thư cảm ơn của nhiều tổ chức trong và ngoài nước. Bà đã tổ chức và kết nối thành công nhiều sự kiện, gần đây nhất là Giao lưu văn hóa kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản tại Nhà hát Lớn vào tháng 3/2023. |
| Phát huy lợi thế, xây dựng chè Thái Nguyên thành thương hiệu quốc gia Mặc dù chè Thái Nguyên đã chinh phục biết bao người sành chè trong và ngoài nước nhưng câu chuyện xây dựng thương hiệu quốc ... |
| Xây dựng, kinh tế - đầu tư là các hợp tác trọng điểm trong quan hệ Hàn Quốc-Hà Nội Sáng 27/10, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng tiếp tân Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam ... |
| Sau chuyến công du Mỹ của Ngoại trưởng Trung Quốc, Nhà Trắng ‘bắn tín hiệu’ về cuộc gặp thượng đỉnh ‘mang tính xây dựng’ Trung Quốc hiện vẫn chưa xác nhận việc ông Tập Cận Bình sẽ đến Mỹ dự Hội nghị cấp cao APEC trong tháng 11 này. |
| Bảo tồn nhạc múa Chăm - Bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản Nhờ sự gắn kết giữa Gagaku và nhạc múa Chăm, "hồn" của nhạc Chăm được phản chiếu trong sự tinh túy của âm hưởng nhã ... |
| Vietcombank xây dựng Thương hiệu Quốc gia từ phát huy giá trị văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp là linh hồn của thương hiệu, là yếu tố khác biệt, bền vững của doanh nghiệp. Xây dựng một Văn hoá ... |