Denza D9 của BYD (Trung Quốc) trưng bày tại Triển lãm Ô tô quốc tế ở Munich (Đức) năm ngoái. (Nguồn: Tân Hoa xã) |
Ủy ban châu Âu (EC) đã phát động một cuộc điều tra chống trợ cấp về vấn đề dư cung vào cuối năm 2023 và cảnh báo các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc rằng, họ có thể phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu mới để bù đắp những gì Brussels cho là cạnh tranh không công bằng đối với các nhà sản xuất ô tô châu Âu.
Ngày 12/6, EC thông báo sẽ áp đặt mức thuế tạm thời lên đến 38,1% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc.
Các mức thuế cụ thể sẽ được áp dụng vào tháng 7, như sau: 17,4% đối với xe điện của hãng BYD, 20% đối với xe của hãng Geely và 38,1% đối SAIC. Các công ty khác hợp tác với cuộc điều tra sẽ phải đối mặt với mức thuế 21%, trong khi các công ty không hợp tác sẽ bị áp mức thuế 38,1%.
Tin liên quan |
EU áp đặt mức thuế tạm thời lên xe điện Trung Quốc, Bắc Kinh phản ứng |
Mỹ cũng sắp đánh thuế nhập khẩu 100% đối với ô tô điện do Trung Quốc sản xuất, tăng từ mức 25% hiện tại, điều này sẽ khiến các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc rời khỏi thị trường Mỹ một cách hiệu quả.
Xe điện Trung Quốc có thực sự ngập tràn tại châu Âu?
Trong khi hầu hết các công ty công nghiệp ở Đức đều ủng hộ thuế quan thì Volker Treier, người đứng đầu bộ phận ngoại thương tại Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (DIHK) nhận định, động thái này sẽ có tác động tiêu cực và gây hậu quả lớn đối với nền kinh tế lớn nhất châu Âu - vốn phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc.
Nếu mối đe dọa từ các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc lớn như vậy, tại sao Great Wall Motor, nhà sản xuất ô tô lớn thứ 7 của Trung Quốc, lại tuyên bố rằng, họ sẽ đóng cửa trụ sở chính tại Munich, miền Nam nước Đức, do doanh số bán hàng đáng thất vọng?
Quyết định này làm dấy lên suy đoán về khả năng cạnh tranh của Trung Quốc trên thị trường ô tô châu Âu.
Felipe Munoz, nhà phân tích cấp cao của tổ chức nghiên cứu ô tô có trụ sở tại London (Anh) cho biết, mặc dù có rất nhiều ồn ào xung quanh sự xuất hiện của các thương hiệu ô tô Trung Quốc ở châu Âu, nhưng có một điều đã chứng minh điều ngược lại: Số lượng mua xe Trung Quốc tăng chậm trong năm qua.
Ông nói: "Không phải tất cả 24 thương hiệu ô tô Trung Quốc hiện đang mở rộng sang châu Âu đều sẽ thành công vì đây là thị trường rất khó khăn. Người dân ở châu Âu không biết đến những thương hiệu này".
Theo dữ liệu của JATO Dynamics, các thương hiệu xe Trung Quốc đã đạt được 2,35% thị phần tại châu Âu vào tháng 4 năm nay, so với 2,2% so với cùng tháng năm 2023.
Chỉ có một nhà sản xuất ô tô Trung Quốc là BYD lọt vào top 15 nhà bán xe điện hàng đầu ở châu Âu trong cùng tháng.
Trong khi đó, dữ liệu theo dõi ô tô riêng biệt về nhập khẩu do Financial Times đăng tải cho thấy, 20% tổng số xe điện được giao đến châu Âu trong 4 tháng đầu năm 2024 được sản xuất tại Trung Quốc.
Tờ Financial Times đưa tin, doanh số bán xe điện Trung Quốc tại châu Âu đã tăng 23% trong 4 tháng đầu năm. Các nhà phân tích cho biết mặc dù vậy, các nhà sản xuất ô tô châu Âu có thể sẽ có nhiều lợi thế so với các đối thủ Trung Quốc trong thời gian tới.
Mức thuế mà EU sẽ áp lên xe điện Trung Quốc có thể sẽ làm giảm 1/4 lượng hàng nhập khẩu từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, tương đương với kim ngạch 4 tỷ USD. (Nguồn: AFP) |
Giảm giá: Biện pháp tuyệt vọng
Sau doanh số bán hàng đáng thất vọng - chỉ với 6.300 lượt đăng ký mới ở châu Âu vào năm ngoái - Great Wall Motor đã cùng một số nhà sản xuất ô tô điện tham gia vào cuộc chiến về giá, đưa ra các chương trình giảm giá.
Ferdinand Dudenhöffer, người sáng lập Ferdi Research nhận định: "Điều này gây tổn hại đến danh tiếng thương hiệu của các hãng xe ô tô, về lâu dài".
Việc đóng cửa trụ sở chính tại Munich (Đức) là một bước lùi lớn đối với Great Wall Motor. Trước đó, công ty đã tìm cách xây dựng nhà máy riêng tại châu Âu, như một phần trong kế hoạch mở rộng quy mô lớn tại châu lục này.
Tháng trước, công ty cam kết sẽ bán được 1 triệu ô tô ra nước ngoài vào năm 2030, tăng so với mức 316.018 chiếc của năm ngoái. Nhà sản xuất ô tô Trung Quốc khẳng định, dù đóng cửa trụ sở chính nhưng Great Wall Motor không có kế hoạch rời khỏi thị trường. Các hoạt động tại châu Âu sẽ được quản lý từ trụ sở chính tại Trung Quốc.
Các nhà sản xuất ô tô khác của Trung Quốc cũng đang lên kế hoạch mở rộng đầy tham vọng ở châu Âu, trong đó có NIO. Hãng vừa bổ sung phòng trưng bày NIO House thứ 7 tại khu vực này, đặt tại Amsterdam (Hà Lan). Tính đến tháng 5, công ty đã có 6 mẫu xe điện được sản xuất hàng loạt để bán tại thị trường châu Âu.
Trong khi đó, gần đây, XPeng công bố kế hoạch thâm nhập thị trường Đức, Pháp, Italy và Anh. Nhà sản xuất ô tô này đã hoạt động ở một số nước Bắc Âu và Hà Lan.
Còn Stellantis, chủ sở hữu của Fiat và Peugeot cho biết, họ đồng ý liên doanh với nhà sản xuất ô tô Trung Quốc Leapmotor để bán xe điện của mình ở châu Âu.
Ai "dính đòn" nặng nhất?
Về mức thuế mà EU sẽ áp lên xe điện Trung Quốc, các chuyên gia nhận thấy, mức thuế này có thể sẽ làm giảm 1/4 lượng hàng nhập khẩu từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, tương đương với kim ngạch 4 tỷ USD.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz không đồng tình với việc hạn chế buôn bán ô tô với Trung Quốc.
Ông nói rằng: "Chúng tôi không đóng cửa thị trường của mình đối với các công ty nước ngoài vì chúng tôi cũng không muốn điều đó xảy ra với các công ty của mình”.
Các nhà sản xuất ô tô Đức bao gồm Volkswagen và BMW sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong vấn đề này. Hai thương hiệu lớn này đã bán được tổng cộng 4,6 triệu ô tô tại Trung Quốc vào năm 2022.
Giám đốc điều hành của Tập đoàn Mercedes-Benz AG Ola Källenius cũng lên tiếng kêu gọi mở cửa thị trường. Nhà sản xuất ô tô hạng sang này coi Trung Quốc là thị trường lớn nhất, chiếm 36% tổng lượng xe xuất khẩu.
Tập đoàn đặc biệt dễ bị trả đũa khi họ nhập khẩu tất cả các mẫu xe sedan S-Class và xe limousine Maybach vào Trung Quốc.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz không đơn độc. Ngay sau khi EC ra tuyên bố áp thuế, Bộ Kinh tế Hungary cho biết, nước này không đồng tình với hình phạt "tàn bạo" của EU.
Tuyên bố của Bộ Kinh tế Hungary nêu rõ: "Thay vì áp thuế trừng phạt, EU nên hỗ trợ ngành công nghiệp xe điện của châu Âu".
| GDP giảm ít hơn dự báo, kinh tế Nhật Bản có bớt lo? Ngày 10/6, Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố số liệu điều chỉnh, trong đó cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực ... |
| 'Gió đổi chiều' ở châu Âu, quên Pháp, Đức... đi, đây mới là những thành viên dẫn đầu EU Có một bất ngờ đang diễn ra ở châu Âu là các thành viên từng khiến các nhà lãnh đạo khu vực đau đầu nhất ... |
| Nhật Bản cân nhắc lần đầu tiên làm điều này với công ty Trung Quốc do liên quan đến Nga Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào các công ty ở nước thứ ba, như ở Trung ... |
| Chuyển đổi phương thức phát triển từ 'nâu' sang 'xanh': Vì sao Quảng Ninh thành công đến thế? Sự kiên trì, nỗ lực không ngừng nghỉ với việc chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, Quảng Ninh nằm trong nhóm ... |
| Mỹ áp lệnh trừng phạt lên hơn 300 thực thể liên quan, Trung Quốc cũng 'dính đòn', Moscow tuyên bố đáp trả Mỹ vừa công bố một loạt lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga. Đáng chú ý, lần này, lệnh trừng phạt nhắm vào cả các ... |