Nhỏ Bình thường Lớn

Xếp hạng Đại học: Tiêu chí khác nhau sẽ có vị trí khác nhau

Mới đây, Bảng xếp hạng 49 trường Đại học Việt Nam do một nhóm nghiên cứu độc lập đưa ra đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận. Chia sẻ với TG&VN, Tiến sĩ Vũ Thu Hương - Giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, đây là việc hoàn toàn bình thường và với các tiêu chí khác nhau, các trường sẽ có vị trí khác nhau trong các bảng xếp hạng.
TIN LIÊN QUAN
xep hang dai hoc tieu chi khac nhau se co vi tri khac nhau Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục
xep hang dai hoc tieu chi khac nhau se co vi tri khac nhau Cần bình tĩnh đón chờ những thay đổi giáo dục

Thưa Tiến sĩ, những ngày vừa qua, “từ khóa” bảng-xếp-hạng-trường-đại-học đã tạo ra nhiều luồng dư luận trái chiều. Theo bà, chúng ta đã thực sự có một cái nhìn khách quan về bức tranh giáo dục đại học hay chưa?

Bảng xếp hạng này đã được tham khảo các tiêu chí xếp hạng trên thế giới, trong đó có rất nhiều tiêu chí dành riêng cho giáo dục đại học. Tuy nhiên, bảng xếp hạng này chưa thực sự phù hợp với đại học Việt Nam khi dân chúng vẫn quen với suy nghĩ đại học có chức năng đào tạo nghề nhiều hơn là nghiên cứu khoa học.

Giáo dục đại học trước nay thường được đánh giá dựa trên cảm tính của các thí sinh thi đại học. Họ đánh giá dựa vào các thông tin ngành nghề, tỉ lệ thất nghiệp, cách thức đào tạo của trường.

Cá nhân tôi cho rằng, việc có một bảng xếp hạng, dù việc đánh giá chưa thực sự khách quan cũng là phương thức để các đại học tự soi lại mình và tìm cách giải quyết những vấn đề còn tồn đọng.

xep hang dai hoc tieu chi khac nhau se co vi tri khac nhau
Tiến sĩ Vũ Thu Hương trả lời báo chí. (Ảnh: NVCC)

Liệu có khả năng khi bảng xếp hạng này ra đời, các trường sẽ vào guồng “chạy đua công bố”, tạo ra những giá trị ảo?

Tôi nghĩ, dư luận sẽ không dễ bị “dắt mũi”. Những trường đại học đào tạo lâu năm đều có sinh viên đã tốt nghiệp. Chỉ cần lướt qua một vòng các nhà tuyển dụng, chúng ta cũng có thể biết được những thông số giá trị mà các trường công bố có thực chất hay không.

Nếu trường nào cố tình tạo ra các giá trị ảo, chắc chắn trường đó sẽ còn mất điểm nhiều hơn trong mắt các thí sinh và công chúng.

Có quan điểm cho rằng, khi nói về tiêu chí chất lượng đào tạo thì dễ nhưng để đo bằng những con số cụ thể không đơn giản như tính doanh thu của một doanh nghiệp. Bà có đồng ý với quan điểm này không?

Điều đó hoàn toàn chính xác. Việc đánh giá các trường theo các tiêu chí không hề đơn giản. Tuy vậy, trên thế giới có rất nhiều bảng xếp hạng các trường đại học. Với việc đánh giá công tâm và trung thực, các thông tin trong bảng xếp hạng đã giúp cho học sinh họ biết được vị trí và giá trị của các trường. Đồng thời, bạn trẻ có thể tự đánh giá bản thân xem có vừa sức với các trường hay không để tham gia xét tuyển cho phù hợp.

Từ trước đến nay, Việt Nam chưa có bảng xếp loại, các thí sinh vẫn tự đánh giá và tự lựa chọn trường phù hợp. Nhưng trong thời đại toàn cầu hóa, các bảng xếp hạng ra đời sẽ giúp ích rất nhiều cho học sinh các nước khi các em muốn đi du học.

Theo tôi, để có một bảng xếp hạng chuẩn xác cần phương thức đánh giá khoa học, rõ ràng dựa trên các tiêu chí về nghiên cứu khoa học, điều kiện giảng dạy, kỹ năng thao tác nghề. Ngoài ra, còn cần một hệ thống số liệu thống kê hoàn chỉnh, công tâm và nghiêm túc.

xep hang dai hoc tieu chi khac nhau se co vi tri khac nhau
Bảng xếp hạng 49 trường gây nhiều tranh cãi. (Nguồn: Vietnamnet)

Nhiều người khá sốc bởi nhiều đại học thương hiệu hàng đầu với điểm đầu vào cao lại chỉ xếp ở vị trí trung bình của bảng xếp hạng. Bà nhìn nhận ra sao về điều này?

Theo tôi nghĩ, việc này là bình thường. Với các tiêu chí khác nhau, chúng ta sẽ có các vị trí khác nhau trong các bảng xếp hạng. Nếu lấy nghiên cứu khoa học làm tiêu chí ưu tiên, rõ ràng những trường nổi bật về nghiên cứu khoa học như Đại học Khoa học tự nhiên sẽ chiếm ưu thế hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu lấy tiêu chí số lượng sinh viên tốt nghiệp có việc làm ngay sau khi ra trường thì trường này hẳn không thể đứng ở vị trí cao nhất.

Do vậy, nếu các trường có điểm đầu vào cao có vị trí trung bình cũng hoàn toàn bình thường và dễ hiểu. Bởi vì các trường ấy được thí sinh đánh giá cao dựa vào tỉ lệ thất nghiệp thấp, công việc lương cao, nhàn hạ, hoặc ổn định cũng chưa chắc là trường có nghiên cứu khoa học phát triển. Khi tính điểm, dù được dư luận đánh giá cao nhưng chưa chắc số điểm của các trường này không cao. Đây là điều hoàn toàn hợp lý.

Bà có gợi ý gì về tiêu chí để cho bảng xếp hạng những năm sau được đón nhận và đồng tình hơn?

Theo tôi, các tiêu chí cũng rất khoa học. Tuy nhiên, bảng xếp hạng sẽ hoàn hảo hơn nếu có thêm các tiêu chí về số lượng sinh viên tốt nghiệp xin được việc làm năm đầu và tiêu chí liên kết hợp tác giáo dục với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

Dĩ nhiên, để bảng xếp hạng có tính khách quan hơn, rõ ràng cần có những tiêu chí xếp loại đầy đủ hơn nữa. Vấn đề xếp hạng đại học không phải vấn đề mới để chúng ta phải lăn tăn suy nghĩ. Thực tế, việc xếp hạng đại học vẫn diễn ra trên thế giới và họ cũng có đánh giá, xếp hạng cả các đại học của ta. Có điều chúng ta trước nay vẫn ít quan tâm đến vấn đề này mà thôi.

Xin cảm ơn Tiến sĩ!

xep hang dai hoc tieu chi khac nhau se co vi tri khac nhau Xếp hạng giáo dục đại học toàn cầu: Mỹ đi xuống, Trung Quốc vươn lên

Mỹ vẫn là nước có số viện nghiên cứu danh giá nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới, song vị thế ...

xep hang dai hoc tieu chi khac nhau se co vi tri khac nhau Cần bình tĩnh đón chờ những thay đổi giáo dục

Trước thềm khai giảng năm học mới, nhà giáo, PGS. Văn Như Cương - Chủ tịch HĐQT trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) đã ...

xep hang dai hoc tieu chi khac nhau se co vi tri khac nhau Thận trọng hơn trong bỏ biên chế giáo viên

Ngay sau khi Bộ trưởng GD&ĐT cho biết đề xuất chuyển dần giáo viên từ công chức, viên chức sang hợp đồng lao động, nhiều ...

Nguyệt Anh (thực hiện)