Xu hướng phục hồi của nền kinh tế đã rõ ràng hơn

Nguyên Đức
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương khẳng định, xu hướng phục hồi của nền kinh tế đã rõ ràng hơn, nhưng việc đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% năm nay vẫn là thách thức lớn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Xu hướng phục hồi của nền kinh tế đã rõ ràng hơn
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương. (Nguồn: Báo Đầu tư)

Thưa Thứ trưởng, mặc dù tình hình Covid-19 mấy tháng đầu năm nay khá căng thẳng, song dường như kinh tế - xã hội quý I không bị ảnh hưởng quá nhiều?

Việc dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại vào cuối tháng 1/2021 đã có những ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế - xã hội Việt Nam. Tăng trưởng GDP quý I chỉ là 4,48%, thấp hơn mức 5,12% của kịch bản được xây dựng và ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.

Khi chúng tôi xây dựng kịch bản này, thì các con số được tính toán dựa trên trạng thái “bình thường mới”. Tuy nhiên sau đó, dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở một số địa phương. Trong bối cảnh đó, tôi cho rằng, mức tăng trưởng 4,48% là khả quan, cao hơn con số tăng trưởng của quý I/2020 (3,68% - PV) và phù hợp với dự báo xu hướng của chúng tôi. Con số này cũng đã cho thấy sự thích nghi, sức chống chịu và xu thế phục hồi của nền kinh tế ngày càng gia tăng.

Một điểm có thể nhận thấy rất rõ, đó là cả ba khu vực của nền kinh tế đều có những tín hiệu tích cực. Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục là điểm sáng với tốc độ tăng 3,16%; khu vực công nghiệp và xây dựng có dấu hiệu khởi sắc, đạt mức tăng 6,3%; còn khu vực dịch vụ cũng tăng 3,34%.

Đặc biệt, trong khu vực công nghiệp, xây dựng, thì công nghiệp chế biến, chế tạo đã tăng tới 9,45%, cao hơn cùng kỳ năm trước và đang tiệm cận mức tăng 2 con số ở thời điểm trước dịch bệnh. Đây tiếp tục là động lực chính của nền kinh tế.

Ngoài ra, còn có thể kể một số điểm sáng quan trọng của nền kinh tế, như lạm phát được kiểm soát, cân đối ngân sách được đảm bảo, thị trường tiền tệ, tín dụng ổn định… Thu hút vốn đầu tư nước ngoài phục hồi tích cực. Lần đầu tiên kể từ khi dịch bệnh bùng phát, thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng dương. Giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước tiếp tục được thúc đẩy. Giải ngân tháng 3/2021 tăng mạnh, cao hơn 2 tháng đầu năm…

Và tất nhiên, không thể không nói tới việc xuất nhập khẩu hàng hóa đạt mức tăng trưởng ấn tượng, xuất siêu hơn 2 tỷ USD…

Nhưng thưa Thứ trưởng, mức tăng 4,48% vẫn không phải là cao…

Đúng là như vậy, 4,48% không phải là một mức tăng trưởng cao. Tuy vậy, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và Việt Nam đang tiếp tục chịu những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, thì đó vẫn là một kết quả khả quan. Có được kết quả này là nhờ sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị. Nhờ những nỗ lực này, chúng ta đã kiểm soát tốt được dịch bệnh ngay trong quý I.

Cùng với việc nhiều nước trên thế giới thực hiện tiêm phòng vaccine Covid-19 trên diện rộng, thì vừa rồi, chúng ta cũng đã bắt đầu tiến hành nhập khẩu và triển khai tiêm vaccine phòng bệnh. Đây là một yếu tố quan trọng góp phần thực hiện thành công mục tiêu kép “vừa phòng, chống dịch hiệu quả; vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội” trong năm 2021.

Như Thứ trưởng đã nói, mức tăng trưởng GDP trong quý I là khả quan. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô cho thấy nền kinh tế đang đối mặt với những khó khăn, thách thức rất lớn…

Nếu phân tích cụ thể, có thể nhận thấy, còn một số điểm tồn tại, hạn chế của nền kinh tế. Ngay như tăng trưởng GDP, dù có thể coi là tích cực, song rõ ràng vẫn chưa đạt được tốc độ tăng cùng kỳ của các năm ở thời điểm trước dịch Covid-19 và so với các kịch bản đề ra thì cũng chưa đạt.

Chúng ta vẫn còn nhìn thấy một số ngành, lĩnh vực đang tiếp tục gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh. Rõ nhất là các ngành du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, các ngành vận tải, đặc biệt là hàng không… Đây là những ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh.

Lấy ví dụ con số về tình hình đăng ký doanh nghiệp thôi, cũng cho thấy những tác động dai dẳng của dịch bệnh. Theo con số mà chúng tôi đã báo cáo Chính phủ, thì số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong quý I/2021 đã giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là năm đầu tiên ghi nhận sự giảm sút về số doanh nghiệp thành lập mới trong các quý I của giai đoạn 2016 - 2021. Không chỉ suy giảm về số lượng, mà số vốn đăng ký đổ vào nền kinh tế cũng giảm.

Trong khi đó, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, xin giải thể, rút lui khỏi thị trường vẫn ở mức cao, tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp quy mô nhỏ, hoạt động trong các lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn của dịch bệnh. Đây là điều rất đáng chú ý.

Ngay như xuất nhập khẩu, một điểm sáng của nền kinh tế, chúng ta cũng thấy những “vấn đề”. Đó là sự phụ thuộc vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, sự phụ thuộc vào một số thị trường. Chưa kể, dù chúng ta đang có xuất siêu hàng hóa hơn 2 tỷ USD, nhưng lại đang nhập siêu dịch vụ đến 4 tỷ USD, nên tính chung thì vẫn đang nhập siêu tới 2 tỷ USD hàng hóa, dịch vụ.

Hay với sức mua của nền kinh tế cũng thế. Ở những thời điểm nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, thì tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ phải đạt tốc độ tăng trưởng 2 con số, như hiện nay còn thấp, cho thấy sức mua chưa hồi phục hoàn toàn. Mà như thế thì không tạo được động lực cho sản xuất - kinh doanh…

Kinh tế quý I đã như vậy, bước sang quý II, kinh tế - xã hội nước ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, mà rõ nhất là tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến hết sức khó lường, cuộc chạy đua trong mua và tiêm vaccine Covid-19 vẫn diễn ra quyết liệt. Là một nền kinh tế có độ mở cao, nên kinh tế Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động đan xen của tình hình dịch bệnh phức tạp, cũng như những căng thẳng về chính trị, thương mại trên toàn cầu… Và do vậy, việc đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm nay là một thách thức lớn.

Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 là 6,5%, thì quý II/2021, GDP cần đạt mức tăng trưởng 7,19%.
Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 là 6,5%, thì quý II/2021, GDP cần đạt mức tăng trưởng 7,19%. (Nguồn: Báo Đầu tư)

Để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5%, kịch bản tăng trưởng đã được cập nhật như thế nào, thưa Thứ trưởng?

Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 là 6,5%, thì quý II/2021, GDP cần đạt mức tăng trưởng 7,19% (cao hơn 0,08 điểm phần trăm so với Nghị quyết số 01/NQ-CP); quý III cần tăng 6,78% (cao hơn 0,07 điểm phần trăm) và quý IV cần tăng 7,16% (cao hơn 0,49 điểm phần trăm).

Đây là một thách thức lớn. Tôi muốn một lần nữa nhấn mạnh điều này.

Thách thức lớn như vậy, để vượt qua, chúng ta phải tập trung vào các giải pháp nào?

Có một điều chúng ta có thể khẳng định, đó là dù khó khăn, thách thức còn nhiều, song xu hướng phục hồi của kinh tế thế giới và trong nước đã rõ ràng hơn. Đây là điểm tích cực.

Để nền kinh tế có thể đạt các mục tiêu đề ra trong năm nay, phải tập trung các giải pháp để kích thích tăng trưởng, thúc đẩy phục hồi toàn diện nền kinh tế. Trong đó, nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất vẫn là thực hiện quyết liệt các biện pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh, đẩy mạnh việc mua và triển khai tiêm vaccine Covid-19. Phải kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh, các tuyến đường biên giới, kiên quyết không để dịch bệnh bùng phát trên diện rộng.

Tôi cho rằng, việc tập trung nguồn lực để đẩy nhanh quá trình phổ biến vaccine chính là giải pháp trọng tâm, không chỉ giúp bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dân, mà còn để hỗ trợ phục hồi các ngành dịch vụ, du lịch, vận tải... đang gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay, sáng kiến về việc thực hiện “hộ chiếu vaccine” đã được nói tới. Chúng ta có thể khẩn trương nghiên cứu, hợp tác quốc tế để triển khai “hộ chiếu vaccine”, nhằm tận dụng tối đa cơ hội để tạo lợi thế cạnh tranh, phục hồi và chiếm lĩnh thị phần các thị trường du lịch, lữ hành quốc tế.

Tất nhiên, điều này là không đơn giản, bởi còn phụ thuộc vào khả năng hợp tác quốc tế, vào năng lực của ngành y tế, và cả tâm lý của người dân.

Ngoài ra, các biện pháp trọng tâm cần tiếp tục thực hiện, đó là chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, Chỉ số Giá tiêu dùng đang ở mức thấp, trong khi cân đối ngân sách được bảo đảm, do đó, chúng ta đang có điều kiện thuận lợi để tiếp tục mở rộng chính sách tài khóa, kích thích tăng trưởng kinh tế; đồng thời triển khai chính sách tiền tệ linh hoạt, thực hiện ngay các chính sách hỗ trợ bổ sung các ngành, lĩnh vực, đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19…

Thúc đẩy giải ngân đầu tư công, đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, giám sát chặt chẽ tín dụng vào các thị trường tiềm ẩn rủi ro, tập trung hỗ trợ thị trường trong nước… cũng là những biện pháp đã và đang thực hiện, cần tiếp tục được đẩy mạnh hơn.

Vậy còn gói hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi Covid-19, thưa Thứ trưởng? Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, xây dựng gói hỗ trợ. Việc này đã được thực hiện đến đâu?

Tiếp tục các chính sách hỗ trợ cho các ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 là điều cần thiết. Thời gian qua, có thể nói, các chính sách này, nhất là các chính sách về tiền tệ, tài chính đã góp phần quan trọng giúp không ít doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức.

Hiện nay, chúng tôi đang phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu để rà soát lại các chính sách đã thực hiện, đồng thời xây dựng gói chính sách hỗ trợ mới, làm sao hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy gói hỗ trợ chính thức chưa được công bố, song một số bộ, ngành vẫn đang tiếp tục thực hiện việc hỗ trợ, ví dụ giảm, giãn thuế, phí, chính sách lãi suất cho vay… cho doanh nghiệp.

Chúng tôi sẽ sớm tổng hợp báo cáo từ các bộ, ngành để trình Chính phủ liên quan đến gói hỗ trợ này. Quan điểm là, gói hỗ trợ phải đảm bảo tiêu chí “3C”, tức là phải công bằng, công khai và công tâm.

TIN LIÊN QUAN
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2021: Hiện tượng sốt đất tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nền kinh tế
Nền kinh tế đang kiệt quệ của EU ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam?
Thủ tướng: Kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng
Nhiều thách thức đang đặt ra đối với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô
Thủ tướng: Cần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
(theo Báo Đầu tư)

Đọc thêm

Cộng đồng người Việt tại Romania hòa chung không khí kỷ niệm những ngày lễ lớn

Cộng đồng người Việt tại Romania hòa chung không khí kỷ niệm những ngày lễ lớn

Đại sứ quán khẳng định luôn nỗ lực sát cánh cùng cộng đồng người Việt, ủng hộ các hoạt động cộng đồng, làm tốt công tác bảo hộ công dân.
Đại sứ UAE: 'Dữ liệu là định mệnh’

Đại sứ UAE: 'Dữ liệu là định mệnh’

Đối với Trung Đông, dữ liệu là nguồn dầu mỏ mới, theo Đại sứ UAE tại Mỹ Yousef Al Otaiba.
Việt Nam hoàn thành xuất sắc trọng trách Chủ tịch Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại LHQ

Việt Nam hoàn thành xuất sắc trọng trách Chủ tịch Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại LHQ

Đại diện nhiều nước thành viên Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại LHQ (APG) đánh giá cao công tác điều hành của Việt Nam.
Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương: IMF nâng dự báo tăng trưởng năm 2024, Việt Nam và 3 quốc gia khác 'góp phần lớn'

Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương: IMF nâng dự báo tăng trưởng năm 2024, Việt Nam và 3 quốc gia khác 'góp phần lớn'

IMF đánh giá, tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang trong giai đoạn ổn định và tiềm năng phát triển rất đa dạng.
Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế và dân số để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế và dân số để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững

Từ ngày 29-30/4, tại trụ sở LHQ đã diễn ra Khóa họp lần thứ 57 Ủy ban Dân số và Phát triển của Hội đồng Kinh tế - Xã hội ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 1/5 và sáng 2/5: Lịch thi đấu bán kết Champions League - Dortmund  vs PSG; Cup quốc gia Việt Nam - Viettel vs PVF-CAND

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 1/5 và sáng 2/5: Lịch thi đấu bán kết Champions League - Dortmund vs PSG; Cup quốc gia Việt Nam - Viettel vs PVF-CAND

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 1/5 và sáng 2/5: Lịch thi đấu Champions League - Dortmund vs PSG; Kings Cup Saudi Arabia - Al Nassr vs Al Khaleej.
Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương: IMF nâng dự báo tăng trưởng năm 2024, Việt Nam và 3 quốc gia khác 'góp phần lớn'

Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương: IMF nâng dự báo tăng trưởng năm 2024, Việt Nam và 3 quốc gia khác 'góp phần lớn'

IMF đánh giá, tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang trong giai đoạn ổn định và tiềm năng phát triển rất đa dạng.
Eurozone thoát suy thoái, tăng trưởng cao hơn dự kiến, ECB có thể làm điều này

Eurozone thoát suy thoái, tăng trưởng cao hơn dự kiến, ECB có thể làm điều này

Dữ liệu về lạm phát của Pháp và Eurozone củng cố niềm tin rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể bắt đầu hạ lãi suất vào đầu tháng 6 tới.
Giá vàng hôm nay 1/5/2024: Giá vàng trong nước khó duy trì ở mức thấp, thế giới 'lao dốc không phanh', đây vẫn là kênh đầu tư tốt nhất lúc này?

Giá vàng hôm nay 1/5/2024: Giá vàng trong nước khó duy trì ở mức thấp, thế giới 'lao dốc không phanh', đây vẫn là kênh đầu tư tốt nhất lúc này?

Giá vàng hôm nay 1/5/2024: Giá vàng trong nước khó duy trì ở mức thấp, đây vẫn là kênh đầu tư tốt nhất lúc này? sự khởi đầu khó tốt hơn của kim loại quý ...
Kinh tế Đức thấy 'ánh sáng', có thể thoát khỏi tình trạng ảm đạm kéo dài

Kinh tế Đức thấy 'ánh sáng', có thể thoát khỏi tình trạng ảm đạm kéo dài

Kinh tế Đức có thể phục hồi nhẹ trong nửa đầu năm nay, mang lại hy vọng nước này có thể thoát khỏi tình trạng kinh tế ảm đạm kéo dài.
Gói trừng phạt thứ 14 nhắm vào Nga: Đức 'theo chân' Thụy Điển, tuyên bố không cần khí đốt Moscow, có thật vậy?

Gói trừng phạt thứ 14 nhắm vào Nga: Đức 'theo chân' Thụy Điển, tuyên bố không cần khí đốt Moscow, có thật vậy?

Chỉ vài ngày sau khi Thụy Điển kêu gọi dừng nhập khẩu LNG Nga, các quan chức Đức xác nhận sự ủng hộ của họ đối với lệnh cấm trên toàn EU.
Tài sản Nga bị phong tỏa: Báo Mỹ nói Đức đang xem xét ý tưởng mới, Moscow lập tức 'phản đòn'

Tài sản Nga bị phong tỏa: Báo Mỹ nói Đức đang xem xét ý tưởng mới, Moscow lập tức 'phản đòn'

Việc tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga ở nước ngoài sẽ làm suy yếu niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế vào hệ thống tài chính phương Tây.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Phiên bản di động